Trong khoảng 10 năm gần đây tại Việt Nam việc thực hiện tư vấn tâm lý học đường đã thu lại được kết quả tốt qua hình thức giải đáp, tham vấn, tư vấn tâm lý của học sinh. Vậy hoạt động tâm lý học đường cụ thể là gì, có quy trình và vai trò ra sao?
1. Tư vấn tâm lý học đường là gì?
Đây là hoạt động hỗ trợ tâm lý cho học sinh, sinh viên, giáo viên và cả các bậc phụ huynh. Việc thực hiện tư vấn tâm lý này sẽ giúp các học sinh, sinh viên gặp những khó khăn trong quá trình học tập, các mối quan hệ trong trường học cảm thấy cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Việc thực hiện tư vấn tâm lý trong trường học là điều cần thiết cho trẻ đang ở độ tuổi vị thành niên. (Nguồn: daidoanket.vn)
2. Thực trạng tâm lý học đường hiện nay
Hiện nay thực trạng tâm lý học đường tại Việt Nam đang rất căng thẳng, gây áp lực lớn tới phụ huynh, nhà trường và các nhà chức trách. Theo kết quả khảo sát khám sức khỏe định kỳ cho trẻ ở lứa tuổi THCS tại Hà Nội mới đây cho thấy có đến 25,7% trên tổng số 1.727 học sinh mắc phải các chứng bệnh tâm thần. Đặc biệt là tỷ lệ các em nữ giới lại mắc bệnh nhiều hơn nam giới. Cũng theo khảo sát này có tới 20,6% các em học sinh đang học lớp một thường lo lắng quá nhiều về kết quả học tập gây ra bệnh trầm cảm.
Theo một nghiên cứu điều tra khác trên 1.314 trẻ em, ở độ tuổi từ 6-16 tuổi tại 10 tỉnh Việt Nam, có tới 9,6% trẻ mắc các bệnh hướng nội ở mức độ nhẹ. Trẻ mắc bệnh trầm cảm do nghiện chơi các trò game điện tử chiếm 1,8%, cảm thấy không hài lòng về cơ thể và ngoại hình chiếm 4,1%, buồn bã về chuyện tình cảm chiếm 16,29% và có lối sống khép kín, thu mình lại chiếm 2,1%.
Dựa vào những thống kê này có thể thấy thực trạng tâm lý học đường tại Việt Nam đang rất nghiêm trọng và cần phải thực hiện những hoạt động tư vấn tâm lý trong học đường cho trẻ kịp thời.
Nhiều trẻ ở độ tuổi THCS mắc các chứng bệnh rối loạn tâm lý do áp lực học tập lớn. (Nguồn: baomoi.com)
3. Quy trình tham vấn tâm lý học đường
3.1 Thiết lập mối quan hệ
Nhà tư vấn tâm lý trong học đường thực hiện tham vấn tâm lý học đường sẽ phỏng vấn và trao đổi trực tiếp giáo viên và phụ huynh (những người phát hiện vấn đề bất thường ở trẻ) để cùng nhau xây dựng mục tiêu chung là giúp trẻ thoát khỏi những vấn đề tâm lý đang vướng mắc.
3.2 Làm rõ vấn đề
Nhà tư vấn tâm lý học đường sẽ trực tiếp gặp các em học sinh đang có vướng mắc tâm lý. Xác định vấn đề cần giải quyết bằng những phương pháp khám chuyên khoa tâm lý cho trẻ, giúp trẻ đặt ra được mục tiêu và phương hướng chữa bệnh tâm lý của bản thân.
Các nhà tư vấn tâm lý trong học đường bằng những phương pháp chuyên môn sẽ xác định rõ vấn đề tâm lý ở trẻ là gì? (Nguồn: baomoi.com)
3.3 Phân tích vấn đề
Sau khi đã hiểu rõ được các vấn đề tâm lý mà trẻ đang mắc phải, nhà tư vấn tâm lý ở học đường sẽ phân tích lại vấn đề dựa trên những dữ liệu và thông tin thu thập được trước đó. Đặc biệt sẽ chú trọng tới việc phân tích các yếu tố xung quanh ảnh hưởng tới trẻ như môi trường học tập, người thân xung quanh… để tìm được phương hướng giải quyết phù hợp.
3.4 Đề xuất các giải pháp
Các giải pháp và phương hướng giải quyết vấn đề tâm lý phải được đề xuất từ trước. Sau khi đã tìm hiểu rõ vấn đề tâm lý, nhà tâm lý học đường sẽ đề xuất tới đối tượng điều trị và người thân xung quanh các giải pháp thực hiện.
3.5 Thảo luận và lựa chọn giải pháp
Các nhà tư vấn tâm lý học đường sẽ cùng với phụ huynh và người thân thực hiện lựa chọn giải pháp phù hợp với từng đối tượng trẻ mắc bệnh tâm lý.
3.6 Thực hiện chiến lược
Các nhà tâm lý học đường sẽ thực hiện các phương pháp điều trị tâm lý cho trẻ trong một khoảng thời gian nhất định.
3.7 Đánh giá hiệu quả can thiệp và theo dõi
Sau khoảng thời gian thực hiện điều trị tâm lý nhất định, nhà tâm lý học đường sẽ đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị, xác định xem có cần can thiệp thêm các phương pháp điều trị khác không.
Việc thực hiện tư vấn tâm lý trong học đường cho trẻ đòi hỏi một quy trình và chiến lược cụ thể. (Nguồn: baoquangninh.com.vn)
4. Vai trò của tư vấn tâm lý học đường
Việc các bậc phụ huynh, giáo viên và nhà trường thực hiện tư vấn tâm lý trong nhà trường cho trẻ sẽ đem lại được nhiều lợi ích lớn, cụ thể như sau:
- Thực hiện tư vấn tâm lý học đường giúp trẻ giải quyết được những vướng mắc, khó khăn trong cuộc sống. Đồng thời trẻ có thể phát triển được kỹ năng học tập, năng lực và nhân cách.
- Sẽ giúp các bậc phụ huynh quan tâm và chăm sóc con cái của mình nhiều hơn. Từ đó, có thể phát hiện sớm những vấn đề tâm lý con trẻ mắc phải và phối hợp kịp thời cùng nhà trường, các nhà tâm lý học để giải quyết vấn đề nhanh chóng.
Thực hiện tư vấn học đường đem lại cả lợi ích lớn cho các bậc phụ huynh, giáo viên và nhà trường. (Nguồn: thlaclongquantanbinh.hcm.edu.vn)
- Thực hiện tư vấn tâm lý nơi học đường giúp giáo viên có thể tiếp cận, giao tiếp với học sinh của mình dễ dàng hơn. Qua đó, có thể phát hiện được sớm những vấn đề tâm lý ở trẻ để can thiệp và chăm sóc sức khỏe cho trẻ kịp thời.
- Thực hiện tư vấn tâm lý giúp nhà trường lên được các chiếc lược giáo dục cho học sinh của mình. Đồng thời có thể phối hợp với các bậc phụ huynh tổ chức các hoạt động tập thể cho trẻ, giúp trẻ phát triển kỹ năng và ngăn chặn các nguy cơ mắc bệnh tâm lý học đường.
- Thực hiện tư vấn tâm lý học đường giúp phụ huynh và nhà trường phối hợp được cùng với các tổ chức liên quan hỗ trợ và giúp đỡ các học sinh mắc bệnh tâm lý.
Qua đây có thể thấy rõ một điều rằng việc thực hiện tư vấn tâm lý học đường là rất cần thiết và nên được đẩy mạnh trong các nhà trường. Bên cạnh đó, cha mẹ cần quan tâm con em mình nhiều hơn, ngoài việc đưa trẻ đi khám tổng quát sức khỏe định kỳ thì nếu thấy con trẻ trong gia đình mắc các biểu hiện rối loạn tâm lý, hãy cho trẻ được tư vấn tâm lý trong học đường, tránh tình trạng chuyển biến thành các bệnh tâm lý nguy hiểm. Thêm nữa, các bố mẹ cũng không nên gây áp lực quá nhiều về chuyện học tập hay áp đặt con phải làm những điều con không thích quá mức, ngược lại nên để con có sự thoải mái cần thiết, cuối tuần hay dịp nghỉ lễ, nghỉ hè đưa các bé đến các khu vui chơi giải trí hấp dẫn để bé có thể hoạt động năng nổ cùng bạn bè. Hoặc du lịch tham quan khám phá nhiều nơi cũng là cách cho bé thoải mái,… hay động viên khích lệ kịp thời những cố gắng dù là nhỏ của con bằng việc mua đồ ăn ngon, thưởng cho con món đồ con thích,…. các bậc phụ huynh nhé!
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết 2025
- Bom tấn cổ trang thất bại ê chề vì phá nát nguyên tác
- Mỹ nhân đẹp như tạc tượng, từng có tuổi thơ cơ cực, phải bỏ học để mưu sinh từ năm 17 tuổi: U50 không sinh con, đẹp hơn thiếu nữ 20
- Các mẫu nail 2023 với kiểu hoa văn trong ngày quốc tế phụ nữ được các mẹ yêu thích
- Chồng Phương Lan là ai?
- Các địa điểm dạy nail chuyên nghiệp tại Đống Đa-Hà Nội bạn có thể tham khảo