Viêm đường tiết niệu là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

30/11/2023

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Bệnh gây ra nhiều phiền toái ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh và gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả trong bài viết sau đây.

1. Viêm đường tiết niệu là gì?

Hệ tiết niệu là bộ phận quan trọng giúp loại bỏ độc tố, chất hòa tan. Khi hệ tiết niệu gặp sự cố sức khỏe con người cũng sẽ bị ảnh hưởng không ít. Viêm đường tiết niệu là chứng bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra. Đây là bệnh lý khá phổ biến thường xảy ra tuy nhiên, bệnh thường chỉ được phát hiện khi người bệnh đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ toàn diện do những dấu hiệu ban đầu của bệnh khá mơ hồ.

Viêm đường tiết niệu là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bệnh đường tiết niệu có nhiều biến chứng khó lường (Nguồn: educaplay.com)

2. Nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh viêm đường tiết niệu

2.1 Nhiễm khuẩn

Nguyên nhân gây ra viêm đường tiết niệu chủ yếu là do nhiễm khuẩn. Có đến gần 90% trường hợp bệnh nhân mắc chứng bệnh này là do E.coli. Vi khuẩn này từ phân xâm nhập vào bộ phận sinh dục bên ngoài và gây ra viêm niệu đạo tiếp tục lây lan sang các khu vực khác. Đối tượng mắc bệnh nhiều nhất là nữ giới do cấu tạo tiết niệu ở nữ ngắn và thẳng, gần khu vực hậu môn nên dễ bị nhiễm khuẩn.

Nếu bạn vệ sinh không cẩn thận, sạch khiến cho vi khuẩn xâm nhập dẫn tới bệnh và là mối nguy hại ảnh hưởng đến đường ruột. Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào bạn nên đăng ký ngay gói khám phụ khoa nhận biết tình trạng sức khỏe một cách chính xác nhất. Tình trạng nhiễm khuẩn dẫn tới viêm cũng xảy ra ở nam nhưng tỉ lệ ít hơn nữ giới khá nhiều.

2.2 Quan hệ tình dục

Vì sao bị viêm đường tiết niệu? Ngoài yếu tố nhiễm khuẩn, quan hệ tình dục cũng là một nguyên nhân khó nói. Quan hệ tình dục thiếu lành mạnh, vệ sinh trước và sau quan hệ không đúng cách hay quan hệ với người mắc bệnh là lý do gây ra chứng bệnh này. E.coli – tác nhân gây bệnh viêm nhiễm chéo khi quan hệ tình dục với cả nam và nữ. Tham khảo 7 việc cần làm giúp quan hệ tình dục tránh lây nhiễm, hạn chế những hậu đáng tiếc xảy ra.

2.3 Nguyên nhân khác

Phụ nữ tiền mãn kinh là đối tượng dễ mắc bệnh do sự suy giảm estrogen và sự thay đổi của bộ phận bàng quang, âm đạo, PH của nước tiểu. Nếu không chữa trị sớm bệnh rất dễ xảy ra biến chứng khiến phụ nữ vô sinh, viêm thận cấp. Một số yếu tố khác như bệnh nhân mắc phải các chứng bệnh như sỏi đường tiết niệu, suy giảm chức năng miễn dịch cũng dễ mắc bệnh này. Ngoài ra, thói quen thường xuyên nhịn tiểu và uống không đủ lượng nước mỗi ngày cùng khiến nước tiểu bị ngưng đọng và từ đó vi khuẩn phát triển nhanh hơn.

Viêm đường tiết niệu là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị viêm nhiễm(Nguồn: marybaby.vn)

3. Triệu chứng khi mắc phải bệnh

3.1 Đau lưng

Đau lưng là triệu chứng bệnh viêm đường tiết niệu đang phát triển nhanh và lây lan đến thận, dạ con khiến bệnh nhân đau lưng, đau vùng mạn sườn. Tuy nhiên, việc đau buốt này thường bị nhầm lẫn với các chứng bệnh xương khớp.

3.2 Đi tiểu nhiều lần

Người bệnh thường đi tiểu nhiều hơn người thường, đặc biệt là thường xuyên tiểu đêm. Lượng nước tiểu mỗi lần rất ít và đau buốt khi đi tiểu khiến người bệnh khó chịu. Màu nước tiểu thường đục, đôi khi có lẫn máu và mùi khá khó chịu. Bổ sung 36 thực phẩm lợi tiểu quen thuộc từ thiên nhiên là phương pháp an toàn, lành tính bạn có thể thử để cải thiện tình trạng này.

3.3 Sốt, đau bụng dưới

Triệu chứng đau bụng dưới không rõ lý do kèm theo cảm giác ớn lạnh, sốt cao rất thường thấy ở người bệnh viêm nhiễm phát hiện muộn và không điều trị kịp thời. Những cơn đau sẽ ngày càng dồn dập gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và nhiều hệ lụy cho các cơ quan khác trong cơ thể. Ngoài ra, khi cơ thể có biểu hiện sốt, có thể là sốt nhẹ hoặc tình trạng sốt cao từng cơn với mức độ khác nhau cũng là dấu hiệu của bệnh.

Viêm đường tiết niệu là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Sốt và đau bụng dưới là triệu chứng của bệnh (Nguồn: baodinhduong.com)

4. Viêm đường tiết niệu có tự khỏi được không?

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý không thể tự khỏi và thường có xu hướng tái đi tái lại, đặc biệt là khi bệnh bị phát hiện muộn và điều trị không dứt điểm. Càng để lâu bệnh tình càng khiến người bệnh mệt mỏi, bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra, nếu điều trị không kịp thời bệnh còn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác.

4.1 Viêm bể thận cấp

Viêm bể thận cấp là biến chứng của bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu. Tuy rằng bệnh này khá nguy hiểm nhưng nếu điều trị sớm và đúng cách có thể khỏi dứt điểm chỉ sau vài tuần.

4.2 Suy thận

Sẽ vô cùng nguy hiểm nếu bệnh lý biến chứng thành suy thận. Bạn có thể sẽ phải sống với bệnh cả đời hoặc bệnh có thể gây phù phổi ảnh hưởng đến tính mạng. Ngoài chữa trị đúng cách, bệnh nhân nên tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học cho người mắc suy thận để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị.

4.3 Nhiễm trùng huyết

Nhiễm trùng huyết là biến chứng của bệnh, bạn nên tuân thủ chế độ ăn uống kiêng khem với bệnh nhiễm trùng máu và chữa trị sớm tránh tình trạng sốc nhiễm khuẩn.

4.4 Vô sinh

Bệnh lý nếu không xử lý kịp thời rất dễ dẫn đến vô sinh. Đây là biến chứng nguy hiểm đặc biệt khó chứa nếu để bệnh trở nặng và không có phác đồ điều trị hợp lý. Không những vậy, viêm nhiễm còn ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và có nhiều biến chứng cho sức khỏe sinh sản của cả vợ và chồng. Bệnh lý còn có khả năng lây nhiễm chéo qua đường quan hệ tình dục rất nguy hiểm.

4.5 Sỏi thận

Sỏi thận là biến chứng phổ biến không kém của chứng bệnh viêm đường tiết niệu. Căn bệnh này ảnh hưởng khá lớn đến cuộc sống và gây nhiều đau đớn khiến sức khỏe người bệnh sa sút. Bệnh nhân có triệu chứng bí tiểu, đau mỏi vùng lưng và các vùng lân cận do sỏi không thể đào thải ra ngoài. Cải thiện một chế độ ăn nhiều rau xanh giàu chất xơ hòa tan, vitamin, khoáng chất, giảm bớt thức ăn nhanh, món ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường là cách tốt nhất cải thiện chức năng đào thải của thận hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả.

Viêm đường tiết niệu là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Sỏi thận là chứng bệnh thường gặp hiện nay (Nguồn: cloudfront.net)

5. Điều trị viêm đường tiết niệu

5.1 Chữa trị bằng thuốc kháng sinh

Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không? Điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh với tác dụng diệt vi khuẩn, giảm viêm và đẩy nhanh quá trình phục hồi những vị trí bị tổn thương. Bạn nên đến tìm kiếm bệnh viện khám tiết niệu uy tín và tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Tránh trường hợp dừng uống thuốc khi vi khuẩn vẫn chưa được tiêu diệt triệt để sẽ rất dễ bị tái phát và gây khó chữa trị về sau Tự ý dùng thuốc hay dùng sai cách, uống quá liều lượng có thể khiến bệnh lây lan nhanh hơn.

5.2 Chữa trị bằng Đông y

Trong Đông y có 2 thảo dược sử dụng song song dùng chữa trị các chứng bệnh về tiết niệu mang lại hiệu quả khá cao và an toàn cho người sử dụng. Kim Ngân Hoa có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn cực hiệu quả. Trong khi đó, Kim Tiền Thảo lại lợi tiểu, thanh nhiệt hữu ích trong việc đào thải chất độc bị vô hiệu hóa và những vi khuẩn trong hệ tiết niệu. Người bệnh cần thường xuyên uống nhiều nước cũng như kết hợp 2 loại thảo dược trên để đào thải, giảm viêm hiệu quả và an toàn nhất.

Viêm đường tiết niệu là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ (Nguồn: collinwardpharmacy.com)

6. Cách phòng tránh bệnh

6.1 Vệ sinh sạch sẽ

Giữ gìn sạch sẽ cơ quan sinh dục, đặc biệt trước và sau quan hệ tránh viêm nhiễm. Ngoài ra, bạn nên học cách vệ sinh đúng chuẩn, tránh vi khuẩn từ hậu môn gây viêm. Tránh mặc đồ lót bó quá chật gây khó chịu, bí. Đặc biệt chị em phụ nữ trong thời kỳ “đèn đỏ”, mang thai hoặc sau khi sinh rất dễ bị viêm nhiễm. Nếu không xử lý kịp thời dễ gây những biến chứng nguy hiểm như sinh non hay vô sinh. Tham khảo gói khám phụ khoa định kỳ cho nữ tại PKĐK Tân Mỹ là cách tốt nhất giúp bạn phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

6.2 Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Tập thể dục thể thao vừa sức, thường xuyên là điều nên làm giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống sao cho khoa học, giảm tối đa các chất kích thích, thức ăn nhanh và nhóm thực phẩm ngọt, nhiều dầu mỡ. Ăn rau củ quả hữu cơ tươi sạch và chọn mua thịt, hải sản đã qua kiểm định ATTP sẽ giúp bạn giảm tối đa lượng chất độc dung nạp vào cơ thể mỗi ngày.

6.3 Đi khám khi có dấu hiệu bệnh

Khi bản thân có những dấu hiệu nghi ngờ là bệnh viêm đường tiết niệu bệnh nhân nên đến những phòng khoa Tiết niệu bệnh viện uy tín nhất để thăm khám và tìm phương hướng điều trị phù hợp với giai đoạn bệnh.

Viêm đường tiết niệu là chứng bệnh mọi đối tượng có thể mắc phải. Bệnh được chữa trị càng sớm càng tránh được biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :Viêm đường tiết niệu là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị