Công nghệ màn hình Oled và LCD là hai công nghệ màn hình phổ biến hiện nay, đặc biệt là trên các sản phẩm Tivi. Mỗi công nghệ tuy sở hữu những ưu điểm nhưng vẫn có các vấn đề thường gặp. Hãy cùng tìm hiểu cách đề phòng các hiện tượng thường xảy ra cho hai loại màn hình này.
- 13 lỗi màn hình tivi Sony hay gặp và cách tự khắc phục
- 13 màn hình máy tính dưới 3 triệu tốt nhất cho dân văn phòng
- 15 màn hình máy tính siêu mỏng tràn viền full HD 2K, 4K giá từ 10tr
Để có thể hiểu rõ hơn về các vấn đề hay gặp phải của Oled và LCD, trước hết cần hiểu rõ khái niệm cũng như điểm khác biệt giữa hai công nghệ màn hình này.
1. So sánh màn hình Oled và LCD
Khái niệm màn hình Oled
Oled là viết tắt của Organic Light Emitting Diode tức là đi ốt phát quang hữu cơ. Công nghệ Oled sở hữu những ưu điểm nổi bật và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Công nghệ này sử dụng tấm nền hữu cơ, các điểm ảnh trên tấm nền này sẽ tự phát sáng để tái tạo hình ảnh, đồng thời mỗi điểm ảnh cũng có khả năng tự bật tắt một cách độc lập khi có dòng điện chạy qua. Nhờ vậy, công nghệ Oled loại bỏ được hệ thống đèn nền để mang lại những sản phẩm có thiết kế mỏng và hiện đại nhất.
Màn hình Tivi Oled cao cấp sở hữu những ưu điểm vượt bậc. (Nguồn: Internet)
Khái niệm màn hình LCD
LCD là viết tắt của Liquid Crystal Display hay còn gọi là màn hình tinh thể lỏng. Công nghệ màn hình này sử dụng hệ thống đèn phát quang tới tấm nền có các hạt tinh thể lỏng có khả năng phát sáng một cách gián tiếp, những hạt này có thể thay đổi màu sắc theo đèn nền từ đó tái tạo lại hình ảnh lên màn hình.
Đặc điểm khác biệt
Ngoài điểm khác biệt về cấu trúc giữa Oled và LCD là LCD sử dụng đèn nền để tái tạo hình ảnh còn Oled lại có các điểm ảnh tự phát sáng thì khả năng hiển thị là điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất. Hình ảnh trên màn hình LCD thường được thể hiện một cách trung thực, còn Oled thiên về các gam màu tươi, hình ảnh luôn rực rỡ và nịnh mắt hơn so với màn hình LCD.
Màn hình Oled và LCD trong cùng một khung hình. (Nguồn: Internet)
2. Các vấn đề phổ biến của màn hình Oled và LCD
Hiện tượng burn-in
Lỗi burn-in hay còn gọi là hiện tượng lưu ảnh là lỗi khá phổ biến trên cả hai dòng Tivi Oled cao cấp và TV LCD.
Hiện tượng này dễ dàng nhận thấy khi những hình ảnh của thanh công cụ, menu hay cảnh phim trước vẫn còn lưu lại trên màn hình ở dạng bóng mờ gây cảm giác khó chịu cũng như ảnh hưởng đến quá trình trải nghiệm.
Điểm chết
Lỗi này thường gặp ở màn hình LCD, khi trên màn hình xuất hiện các điểm chỉ hiển thị màu đen hoặc trắng làm giảm chất lượng hiển thị của màn hình.
Màn hình tivi thường xảy ra tình trạng bị điểm chết. (Nguồn: Internet)
Tuổi thọ
Tuổi thọ được coi là một điểm yếu lớn đối với công nghệ tivi Oled. Tuy là sản phẩm cao cấp nhưng các mẫu màn hình Oled TV được đánh giá là hoạt động tốt trong khoảng 14.000 giờ, tức là khoảng 4 năm sử dụng ở mức cơ bản, một con số khá khiêm tốn đối với dòng tivi cao cấp.
Màn hình Tivi LCD được đánh giá cao hơn khi khoảng thời gian sử dụng ổn định lên tới 60.000 giờ.
Giá cả
Khi xảy ra hư hỏng thì việc sửa chữa sẽ tốn kém rất nhiều chi phí đặc biệt là với màn hình Oled, vì khi bạn mua linh kiện tivi chất lượng chính hãng thì giá thành rất cao do kỹ thuật và hệ thống sản xuất khá phức tạp.
3. Một số lưu ý để phòng tránh những vấn đề trên
Trong quá trình sử dụng sẽ không tránh khỏi những lỗi xuất hiện, tuy nhiên Useful sẽ đưa ra một số lưu ý để bạn có thể đề phòng những hiện tượng trên.
Mua tivi ở địa chỉ uy tín
Để giảm tối đa khả năng xảy ra các hiện tượng trên, bạn nên mua những mẫu tivi mới tại các địa chỉ uy tín, vì linh kiện của tivi có tuổi đời nhất định cũng như các linh kiện có thể đã bị thay thế làm giảm tuổi thọ của sản phẩm. Bên cạnh đó, hãy tham khảo thêm ý kiến của bạn bè, các khách hàng khác để chọn mẫu cũng như hãng Tivi phù hợp nhất.
Kiểm tra khả năng hiển thị
Khi sắm một chiếc tivi mới, điều bạn nên làm khi lần đầu sử dụng là kiểm tra màn hình xem có bị lỗi hiển thị hoặc điểm chết hay không. Tuy là sản phẩm mới nhưng cũng có thể bị lỗi do nhà sản xuất hoặc bị va đập khi vận chuyển.
Kiểm tra khả năng hiển thị của màn hình TV khi sử dụng lần đầu. (Nguồn: Internet)
Điều chỉnh độ sáng phù hợp
Nên điều chỉnh độ sáng phù hợp với môi trường sử dụng. Trong môi trường có điều kiện ánh sáng tốt, nên để màn hình ở mức sáng vừa phải, không nên để màn hình quá sáng hoặc quá tối đặc biệt là với màn hình LCD vì dễ xảy ra hiện tượng điểm ảnh chết.
Dùng các tính năng có sẵn
Đối với hiện tượng burn-in, việc lưu hình vĩnh viễn là rất thấp, tuy nhiên sẽ ảnh hưởng đến quá trình sử dụng. Nếu bạn còn cân nhắc có nên mua tivi Oled không thì có thể tham khảo thêm các model đời mới như một số mẫu tivi LG Oled hiện đại đã được tích hợp tính năng Pixel Refresher để khắc phục hiện tượng lưu hình.
Hy vọng với những chia sẻ của Useful bạn đã hiểu rõ hơn về màn hình Oled và LCD cũng như có thêm kinh nghiệm để đề phòng các hiện tượng thường gặp trên hai công nghệ màn hình này. Đừng quên truy cập vào Useful.vn để chọn mua được những mẫu tivi chất lượng nhất bạn nhé.
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết 2025
- Cầu Ranh Ninh Quới ở Bạc Liêu sẽ hoàn thành cuối năm nay
- Làm thế nào để có một danh hiệu ‘cool ngầu’ trong Liên Quân Mobile? Xem ngay hướng dẫn
- Các loại sữa rửa mặt dành cho nam giới khi chăm sóc da mặt
- Hướng dẫn cách tạo mã QR code trong Canva miễn phí nhanh chóng và tiện lợi
- “Tình đầu quốc dân” Hoa ngữ bị chê không hợp cổ trang giờ đẹp nao lòng ở phim mới: Nhan sắc xé truyện bước ra