Cách xử lý khi trẻ bị sốt khi mọc răng và trẻ mọc răng bị sốt có sao không?

Useful
25/07/24
Lượt xem : 49 view
Cách xử lý khi trẻ bị sốt khi mọc răng và trẻ mọc răng bị sốt có sao không
Rate this post

Do cơ thể bé còn đang yếu vì hệ miễn dịch chưa phát triển nên bé dễ bị bệnh như sốt, ho, sổ mũi, tuy nhiên nhiều cha mẹ chưa phân biệt được sốt do thời tiết hay sốt do mọc răng ở trẻ và lo lắng trẻ mọc răng bị sốt có sao không? có nguy hiểm không. Bài viết cung cấp thông tin về cách xử lý khi trẻ bị sốt khi mọc răng cũng như những biểu hiện trẻ sốt do mọc răng là như thế nào hãy xem ngay nhé!

Mọc răng là một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của trẻ, đánh dấu một bước ngoặt mới mà khi đó trẻ có thể ăn dặm thêm các loại thức ăn khác ngoài sữa. Tuy nhiên, kèm theo mọc răng sẽ là các triệu chứng khác làm cho trẻ khó chịu. Trong đó, sốt là một trong những triệu chứng thường gặp nhất khi trẻ mọc răng. Nếu trẻ sốt cao, kéo dài, chăm sóc trẻ không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, nặng có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề. Vì vậy, hiểu biết về trẻ sốt khi mọc răng và cách chăm sóc trẻ là điều hết sức cần thiết.

Cách xử lý khi trẻ bị sốt khi mọc răng và trẻ mọc răng bị sốt có sao không?

Cách phân biệt trẻ sốt mọc răng và sốt do bệnh

Sốt mọc răng ở trẻ không phải là triệu chứng phổ biến, nên khi trẻ sốt mọc răng bố mẹ thường nhầm lẫn với những triệu chứng sốt do cảm của bé. Khi bé mọc răng,  bé có những dấu hiệu rất đặc trưng như chảy nước dải, phần nứu răng bị sưng khiến bé cảm thấy đau nhức. Vì vậy nên khi trẻ sốt mọc răng thường hay cáu gắt, khó chịu hay quấy khóc,… Đây là những triệu chứng rất bình thường khi mọc răng nên bố mẹ không cần quá lo lắng.

Sau đây là một số dấu hiệu điển hình giúp bố mẹ phân biệt giữa trẻ bị sốt mọc răng và sốt do bệnh nhằm có cách xử lý phù hợp:

Yếu tốMọc răngBệnh
SốtSốt nhẹSốt (trên 38 độ C) và sốt cao (trên 39 độ C)
Các triệu chứng kèm theoChảy nước dãi nhiều.
Khó chịu, hay cáu gắt.
Thích ngậm đồ vật và thường cố nhai các vật cứng.
Vệ sinh miệng cho bé cha mẹ quan sát thấy nướu, lợi có thể bị sưng đỏ.
Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.
Hắt hơi hoặc ho.
Bị tiêu chảy hoặc nôn mửa.
Bị phát ban.

Cách xử lý khi trẻ bị sốt khi mọc răng và trẻ mọc răng bị sốt có sao không?

Dấu hiệu của trẻ sốt mọc răng

Các dấu hiệu dưới đây sẽ giúp ba mẹ nhận biết được thời điểm trẻ bắt đầu mọc răng và sốt do mọc răng để biết cần làm gì khi trẻ bị sốt:

  • Chảy nước dãi nhiều
  • Hay cáu kỉnh
  • Quấy khóc nhiều hơn
  • Hay cắn
  • Thích nhai, gặm
  • Nướu có dấu hiệu sưng to và đỏ
  • Bỏ bú
  • Khó ngủ
  • Nếu trẻ đã bắt đầu ăn dặm, trẻ thường bỏ ăn hoặc chán ăn
  • Một số trẻ sẽ bị tiêu chảy (tướt mọc răng) và sốt do mọc răng
  • Sờ hâm hấp nóng (hơn 37 độ C một chút)

Cách xử lý khi trẻ bị sốt khi mọc răng và trẻ mọc răng bị sốt có sao không?

Khi trẻ bước vào giai đoạn mọc răng, các nướu sưng to và đỏ có thể khiến cho nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng cao hơn bình thường, nhưng sốt mọc răng thường không sốt cao hoặc không kèm tiêu chảy. Nếu trẻ sốt cao hơn 38.5 độ và/hoặc bị tiêu chảy, có thể trẻ đang mắc thêm một bệnh khác mà không phải do sốt mọc răng.

Cũng giải thích thêm là khi mọc răng, đôi khi trẻ có kèm theo đi tiêu phân lỏng, dân gian thường gọi là “tướt mọc răng”. Đó là do trẻ tăng tiết nước dãi (nhằm xoa dịu lợi sưng). Phần thì chảy ra, phần thì nuốt vào xuống bụng (và dĩ nhiên phải đi tiêu ra ngoài), nên sẽ có biến đổi phân một chút (loãng hơn, lẫn nhầy nhớt). Đó không phải là tiêu chảy. Ba mẹ cần nắm rõ các triệu chứng này để biết làm gì khi trẻ bị sốt và đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời.

Nên làm gì khi trẻ sốt mọc răng?

Những chiếc răng đầu tiên bao giờ cũng khiến trẻ đau nhất, bứt rứt và khó chịu. Vì thế, ba mẹ hãy tìm cách để xoa dịu những cơn đau của trẻ, cùng với những điều lưu ý cần làm gì khi trẻ bị sốt:

Sử dụng bánh ăn dặm cho bé: Đây là loại bánh được bày bán nhiều trong các cửa hàng, siêu thị chuyên dành cho trẻ nhỏ. Loại bánh này rất dễ mềm ra khi trẻ ăn. Quan trọng hơn, hầu hết các loại bánh ăn dặm dùng cho trẻ mọc răng đều chứa rất ít đường và không có chứa chất bảo quản.

Ở giai đoạn mọc răng, cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt và đưa trẻ đến nha khoa trẻ em để tham khám: Thường xuyên lau sạch nước miếng chảy quanh miệng trẻ bằng khăn mềm. Luôn làm sạch nướu sau khi trẻ bú hoặc ăn. Dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch quấn quanh ngón tay lau nhẹ nhàng và massage nướu. Nên cho trẻ uống nước lọc sau khi bú hoặc ăn dặm xong.

16 mẹo trị sốt mọc răng tại cho bé hiệu quả, dễ thực hiện tại nhà

Ba mẹ không nên để trẻ tiếp xúc với những đồ chơi vuông có thành sắc cạnh bởi có thể trẻ sẽ nhai hoặc cắn, làm tổn thương đến phần lợi của trẻ.

Để xoa dịu và giảm sưng lợi, ba mẹ có thể cho trẻ ăn chuối xắt lát lạnh. Khi cảm thấy dễ chịu hơn, trẻ sẽ không quấy khóc.

Ba mẹ cần lưu ý những điều sau để biết cách làm gì khi trẻ bị sốt do mọc răng: Lau người cho trẻ bằng nước ấm bởi nước nóng hay lạnh quá đều khiến cho tình trạng của trẻ tệ hơn. Nước ấm sẽ giúp cho cơ thể của trẻ thoát nhiệt, giúp giảm sốt nhanh hơn. Ba mẹ cũng cần mặc quần áo thoáng mát cho trẻ để nhiệt có thể thoát ra nhanh chóng.

Nếu trẻ bị sưng nướu to và quấy khóc nhiều, ba mẹ có thể cho trẻ uống thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

Bố mẹ cần trẻ sốt mọc răng hoặc sốt do bệnh đến bệnh viện gần nhất nếu:

  • Bé dưới 3 tháng tuổi và có nhiệt độ trên 38 độ C.
  • Hơn 3 tháng tuổi và sốt trên 39 độ C.
  • Sốt kéo dài hơn 24 giờ và không có dấu hiệu hạ.
  • Bị tiêu chảy, nôn mửa hoặc phát ban kèm theo sốt

Mọc răng có thể là một khoảng thời gian khó chịu cho cả bé và bố mẹ. Trong đó, tình trạng bé mọc răng bị sốt rất phổ biến. Thế nhưng, bố mẹ không nên chủ quan mà cần theo dõi bé thường xuyên. Đồng thời, đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu trẻ sốt cao đột ngột hoặc xuất hiện các dấu hiệu bất thường khác.

Để giảm đau và hạ sốt nhanh trong giai đoạn trẻ sốt mọc răng hàm, Hapacol 250 là sản phẩm mà mẹ không nên bỏ qua. Thuốc chứa 250mg paracetamol, ngoài giúp hạ sốt, giảm đau cho trẻ sốt do mọc răng, Hapacol 250 còn phù hợp dùng trong các trường hợp như cảm, cúm, sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi, sau khi tiêm chủng, sau phẫu thuật …

Cách xử lý khi trẻ bị sốt khi mọc răng và trẻ mọc răng bị sốt có sao không?

Một số lưu ý khi trẻ sốt mọc răng 

Một số lưu ý khi trẻ sốt mọc răng

1. Theo dõi nhiệt độ cơ thể của bé

Sử dụng nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ cơ thể của bé thường xuyên.

Ghi chép lại số đo nhiệt độ và thời gian để tiện theo dõi.

Nếu bé sốt cao trên 38,5°C, cần cho bé uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.

2. Quan sát các triệu chứng khác của bé

Bên cạnh sốt, bé có thể có các triệu chứng khác như quấy khóc, bứt rứt, chảy nước dãi nhiều, tiêu chảy, nôn trớ,… Nếu bé có bất kỳ triệu chứng nào bất thường, cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay lập tức.

3. Cho bé bú hoặc uống nhiều nước

Sốt khiến trẻ mất nước nhanh chóng, do đó, việc cho bé bú hoặc uống nhiều nước, đặc biệt là sữa mẹ, nước hoa quả, nước oresol,… là rất quan trọng để bù nước và điện giải cho bé.
Nên cho bé bú hoặc uống từng ít một, nhiều lần trong ngày.

4. Vệ sinh răng miệng cho bé

Dùng khăn mềm hoặc gạc vệ sinh răng miệng cho bé sau mỗi lần bú hoặc ăn để loại bỏ vi khuẩn và thức ăn thừa, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng. Có thể sử dụng thêm nước muối sinh lý để vệ sinh nướu cho bé.

5. Tạo môi trường thoải mái cho bé

Giữ cho phòng ngủ của bé thoáng mát, yên tĩnh và tránh tiếng ồn lớn.

Cho bé nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc hát ru để bé thư giãn và dễ ngủ hơn.

6. Dành nhiều thời gian cho bé

Việc mọc răng có thể khiến bé cảm thấy khó chịu và quấy khóc nhiều hơn bình thường. Cha mẹ cần dành nhiều thời gian cho bé, âu yếm, vỗ về và chơi đùa với bé để bé cảm thấy an tâm và thoải mái hơn.

7. Kiên nhẫn và bình tĩnh

Mọc răng là một quá trình tự nhiên và sẽ kết thúc sau một thời gian. Cha mẹ cần kiên nhẫn và bình tĩnh để giúp bé vượt qua giai đoạn này một cách dễ dàng nhất.

8. Không tự ý cho bé dùng thuốc

Không nên tự ý cho bé dùng thuốc hạ sốt aspirin vì có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm. Chỉ nên cho bé uống thuốc hạ sốt paracetamol theo hướng dẫn của bác sĩ.

9. Khi nào cần đưa bé đi khám bác sĩ

Bé sốt cao trên 38,5°C hoặc sốt kéo dài hơn 3 ngày.

Bé có các dấu hiệu cảnh báo như quấy khóc liên tục, khó dỗ, bơ phờ, li bì, không chịu chơi đùa, co giật, bỏ bú hoặc nôn trớ nhiều, tiêu chảy, ho hoặc sổ mũi.

10. Tham khảo ý kiến bác sĩ

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về việc chăm sóc bé khi mọc răng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Kết luận

Sốt khi mọc răng là một triệu chứng phổ biến và thường không nguy hiểm. Cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản tại nhà để giúp bé hạ sốt và giảm bớt khó chịu. Tuy nhiên, nếu bé sốt cao, sốt kéo dài hoặc có các dấu hiệu bất thường, cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Tham khảo: