Ứ mật thai kỳ là gì, nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

30/11/2023

Trong thời gian thai sản, sức khỏe mẹ và thai nhi rất quan trọng. Vậy bạn đã nghe đến cụm từ “ứ mật thai kỳ” chưa? Vậy đó thật sự là gì, có nguy hiểm không và có thể điều trị như thế nào? Cùng xem qua bài viết nhé!

1. Ứ mật thai kỳ là gì? Nguyên nhân gây ứ mật thai kỳ

Thuật ngữ “ứ mật thai kỳ” đề cập đến tình trạng việc mang thai làm suy yếu dòng chảy của mật – chất dịch tiêu hóa được sản xuất ở gan, đi vào túi mật, chuyển xuống ruột để phân hủy chất béo. Hội chứng này thường xảy ra vào cuối thai kỳ và gây kích thích ngứa dữ dội, trên bàn tay, chân hoặc nhiều bộ phận khác của cơ thể. Mặc dù những cảm giác mà tình trạng ứ mật này gây ra không gây nguy cơ lâu dài cho cơ thể mẹ, nhưng có thể gây nguy hiểm cho thai nhi đang phát triển.

Nhìn chung, nguyên nhân gây ứ mật thai kỳ không rõ ràng, có thể do duy truyền hoặc hormone. Theo một số nghiên cứu, biến chứng này có tính di truyền là 12% ở các chị em ruột và 15% ở những phụ nữ có mẹ từng bị ứ mật. Sự gia tăng hormone khi mang thai gây ảnh hưởng đến dòng chảy của axit mật khiến axit tràn vào máu, tích tụ dưới da, gây cảm giác ngứa cho mẹ bầu. Khi có các triệu chứng bất thường, hãy đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện uy tín để được điều trị kịp thời.

Nên đi khám ở các cơ sở y tế uy tín để được điều trị ứ mật thai kỳ kịp thời

Nên đi khám ở các cơ sở y tế uy tín để được điều trị ứ mật thai kỳ kịp thời (Nguồn: comparethemarket.com)

2. Một số dấu hiệu ứ mật thai kỳ

2.1. Ngứa

Vì axit mật đọng lại dưới da nên phụ nữ gặp tình trạng ứ mật thai kỳ sẽ cảm thấy vô cùng ngứa ngáy, nhiều nhất ở cánh tay, bàn tay, bàn chân, cẳng chân. Ngứa nhiều hơn vào ban đêm khiến mẹ bầu dễ mất ngủ, mệt mỏi. Tình trạng có thể tệ hơn ở càng về cuối thai kỳ.

2.2. Nước tiểu sẫm màu

Vì chuyển hóa các chất tại gan bị ảnh hưởng, axit mật được thải ra nên khi đi vệ sinh, mẹ bầu thường thấy nước tiểu có màu sẫm hơn so với bình thường.

2.3. Góc phần tư phía bên phải bụng đau

Cảm giác bụng đau, đặc biệt là góc phần tư phía bên phải, là dấu hiệu thường thấy ở ứ mật thai kỳ. Khi cảm thấy đau bụng ở vị trí này ở giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ bầu hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để siêu âm chẩn đoán và có phương pháp khắc phục kịp thời.

Đau bụng ở góc phần tư bên phải cũng là dấu hiệu cần quan sát

Đau bụng ở góc phần tư bên phải cũng là dấu hiệu cần quan sát (Nguồn: baomoi.com)

2.4. Phân nhợt màu

Phân có màu nhạt (còn gọi là phân mỡ) do các chất béo không tiêu hóa được tích tụ và bài tiết ra ngoài.

2.5 Vàng da

Một triệu chứng khác mà có thể các bà bầu ít gặp hơn đó là vẫn là dấu hiệu ứ mật thai kỳ với tình trạng là bị vàng da, vàng mắt thể nhẹ ở những tuần cuối thai kỳ. Ngoài ra mẹ bầu có thể tham khảo các món ăn tăng đề kháng cho mẹ bầu trong quá trình mang thai nhé.

2.6. Buồn nôn

Buồn nôn là cảm giác thường thấy khi mang thai. Nhưng khi phụ nữ mang thai bị ứ mật, cảm giác buồn nôn này xuất phát từ sự khó chịu ở đường ruột và phía trên bụng bên phải.

Các mẹ bầu lưu ý là có thể bạn không gặp bất cứ dấu hiệu nào như kể trên, nhưng thực tế bạn vẫn bị ứ mật thai kỳ. Vì vậy việc thăm khám thai thường xuyên, hoặc sử dụng gói dịch vụ khám và chăm sóc thai phụ cho cả thai kỳ hoặc theo từng giai đoạn là đặc biệt quan trọng để cả mẹ và bé được khỏe mạnh.

Buồn nôn là dấu hiệu cần lưu ý

Buồn nôn là dấu hiệu cần lưu ý (Nguồn: medscape.com)

3. Cách chữa ứ mật thai kỳ

Tình trạng ngứa của mẹ bầu có thể hết vài ngày sau sinh nhưng vì tình trạng ứ mật có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu vitamin tan trong chất béo nên đối với thai nhi, tình trạng này kéo dài có thể tác động nguy hiểm tới sức khỏe của bé. Nên mẹ phải nhanh chóng điều trị kịp thời, nhất là vào những tháng sắp sinh.

3.1. Khám tại bệnh viện chuyên khoa

Khi xuất hiện những dấu hiệu ứ mật thai kỳ kể trên, dễ thấy nhất là ngứa dữ dội, mẹ cần tới ngay bệnh viện chuyên khoa để khám. Các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán thông qua việc xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng chức năng gan, hàm lượng bilirubin và axit mật trong máu. Nếu như được xác định là chứng bệnh trên, bác sĩ sẽ siêu âm và kiểm tra tim thai. Đồng thời, kê toa với một số loại thuốc giúp giảm ngứa và ngăn ngừa hấp thụ của mật theo đường uống (như Ursodiol) hoặc thuốc bôi (Lotion Calamine). Bạn cần sử dụng theo đúng liều lượng bác sĩ đề ra, không tự ý mua thuốc bôi hay uống, thận trọng với các loại chứa corticosteroids gây hại cho thai nhi.

Thăm khám định kỳ tại bệnh viện để luôn kiểm soát tình trạng ứ mật thai kỳ

Thăm khám định kỳ tại bệnh viện để luôn kiểm soát tình trạng ứ mật thai kỳ (Nguồn: livingandloving.co.za)

3.2. Tắm nước lạnh

Cơ thể trong trạng thái mát mẻ, dễ chịu sẽ giúp mẹ bầu thấy thoải mái hơn. Tắm nước lạnh (trong mùa hè) cũng là một cách chữa ứ mật thai kỳ được nhiều người sử dụng. Ngoài ra, mẹ có thể giảm nhiệt độ phòng và bôi nước đá giúp làm chậm dòng chảy của máu trong cơ thể.

3.3. Bổ sung vitamin K

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin K, có nhiều trong cải bó xôi, cải xoăn, húng quế, dưa chuột, cà rốt, xà lách,… giúp phòng tránh nguy cơ bị rối loạn đông máu. Bạn nên tìm mua các thực phẩm rau củ quả hữu cơ rõ nguồn gốc để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng cho mẹ bầu nhé.

Trên đây là một số dấu hiệu và cách giúp giảm nhẹ tình trạng ứ mật thai kỳ xảy ra trong giai đoạn thai kỳ, hy vọng có thể giúp các mẹ bầu hiểu rõ và chăm sóc cơ thể hiệu quả hơn. Lưu ý là nếu tình trạng mẹ nghiêm trọng hơn, khi thăm khám, các bác sĩ có thể đưa ra chỉ định sinh sớm dù chưa đủ tháng tuổi để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Nên các bà bầu đừng quá áp lực, lựa chọn dịch vụ khám thai và sinh con trọn gói để các bác sĩ luôn bên cạnh đưa ra các chỉ dẫn cần thiết giúp mẹ và bé khỏe mạnh.

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :Ứ mật thai kỳ là gì, nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị