15 biến chứng trong chuyển dạ và cách cấp cứu kịp thời cần lưu ý

30/11/2023

Chuyển dạ là quá trình mẹ bầu cần hết sức lưu tâm để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và hạn chế các biến chứng không mong muốn. Với 15 biến chứng trong chuyển dạ dưới đây mẹ cần phải tìm hiểu kỹ để có cách cấp cứu kịp thời, an toàn cho cả mẹ và bé.

1. Chảy máu tử cung

Chảy máu tử cung còn gọi là băng huyết thường xảy ra do việc người mẹ bị chấn thương sinh dục, con trên 4kg, mang thai sau 35 tuổi… Nếu thời gian chuyển dạ quá nhanh, người mẹ rặn quá sớm thì dễ gây rách, xảy ra chảy máu tử cung. Khi phát hiện cần cấp cứu kịp thời để tránh nguy hiểm đến tính mạng mẹ.

Chảy máu tử cung hay còn gọi là băng huyết

Chảy máu tử cung hay còn gọi là băng huyết (Nguồn: nhatnhat.com)

2. Nhiễm trùng

Nhiễm trùng và phổ biến là nhiễm trùng ối trong chuyển dạ là khi màng ối và dịch ối bao quanh thai nhi bị nhiễm khuẩn gây ra vỡ ối non. Mẹ bầu cần khám định kỳ để kiểm tra ối và có phương pháp xử lý kịp thời khi bị nhiễm trùng ối.

Mẹ bầu cần khám định kỳ để kiểm tra ối

Mẹ bầu cần khám định kỳ để kiểm tra ối (Nguồn: guucdn.net)

3. Tiền sản giật

Tiền sản giật là một trong những biến chứng nguy hiểm khi chuyển dạ gây ra các hiện tượng như đẻ non, nhau nong non, thai chết lưu nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và con. Mẹ nên thực hiện các xét nghiệm máu sớm để có thể phát hiện được tiền sản giật từ 20 tuần tuổi thai để các bác sĩ kịp thời đưa ra phương pháp điều trị thích hợp, hạn chế những mối đe dọa không mong muốn. Khi mang thai mẹ cần cẩn trọng với tiền sản giật đặc biệt khi từng vướng phải tiền sử mắc các bệnh nguy hiểm khi mang thai: cao huyết áp, béo phì,  8 nguy cơ mang thai khi lớn tuổi cần đề phòng

Tiền sản giật là một dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai

Tiền sản giật là một dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai (Nguồn: ichgiapvuong.vn)

4. Nước ối thấp

Nước ối thấp hay còn gọi là tình trạng thiếu nước ối là một biến chứng trong chuyển dạ mẹ bầu cần đặc biệt chú ý. Nếu nước ối thấp trong tuần 36 – 37, thường thai phụ sẽ được chỉ định sinh. Nếu nước ối thấp trước tuần 36, các bác sĩ sẽ thăm khám, tìm nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.

Nước ối thấp là một trong những biến chứng trong chuyển dạ

Nước ối thấp là một trong những biến chứng trong chuyển dạ (Nguồn: giadinhtre.vn)

5. Vỡ ối sớm

Vỡ ối sớm là ối vỡ khi đã có chuyển dạ tuy nhiên lúc này cổ tử cung của người mẹ vẫn chưa mở hết. Vấn đề ối vỡ non là một trong những nguyên nhân khiến mẹ dễ gặp vấn đề sinh non. Vấn đề ối vỡ sớm sẽ được các bác sĩ xem xét lựa chọn các phương pháp giúp đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé, có thể lựa chọn sinh mổ giúp đảm bảo an toàn.

6. Nước ối bị lẫn phân su

Nước ối lẫn phân su là khi nước sau màng ối có màu xanh nâu. Màu xanh nâu này bắt nguồn từ phân su – chất thải lần đầu tiên của con. Khi nước ối lẫn phân su báo hiệu cho việc tình trạng sức khỏe của bé có vấn đề, tình trạng này kéo dài khiến bé bị sưng phổi cũng như gặp các vấn đề về hô hấp vì thế mẹ cần thăm khám bác sĩ ngay. Các bác sĩ sẽ thực hiện việc hút sạch miệng và mũi của bé để đảm bảo cho bé chào đời khỏe mạnh, an toàn. Mẹ có thể lựa chọn bảo hiểm thai sản giúp an tâm khi mang thai.

7. Quá trình chuyển dạ kéo dài

Quá trình chuyển dạ kéo dài xảy ra khi quá trình sinh nở của mẹ diễn ra không bình thường. Điều này khiến cho mẹ bầu chuyển dạ và sinh con lâu hơn. Đây được xem là biến chứng trong chuyển dạ nguy hiểm cần đặc biệt chú ý. Khi quá trình chuyển dạ kéo dài, thai phụ sẽ được các bác sĩ kích thích chuyển dạ bằng oxytocin, loại thuốc dùng trong phương pháp giục sinh, dùng kẹp forcep hoặc thậm chí sinh mổ.

Quá trình chuyển dạ kéo dài là một biến chứng nguy hiểm khi sinh thường

Quá trình chuyển dạ kéo dài là một biến chứng nguy hiểm khi sinh thường (Nguồn: cloudfront.net)

8. Bất tương xứng đầu – chậu thai nhi

Việc đầu – chậu thai nhi bất tương xứng là một trong những tai biến trong quá trình chuyển dạ khi đầu của bé quá to gây khó khăn cho việc lọt qua xương chậu của người mẹ. Điều này thường xảy ra với các em bé có cân nặng trên 4,5kg. Việc dự đoán cân nặng của trẻ cũng như các vấn đề liên quan đến khả năng bất tương xứng đầu chậu sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và đưa cho bạn lời khuyên. Thông thường khi gặp tình huống này, bé thường được mổ để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé. Mẹ và bé cũng cần chăm sóc thai sản và sau mang thai khi có dấu hiệu bất thường.

9. Sinh khó do kẹt vai

Nguyên nhân của việc sinh khó do kẹt vai thường do khung xương chậu của người mẹ bất thường, mẹ gặp các vấn đề về sức khỏe, thai quá ngày hay chuyển dạ kéo dài. Vấn đề sinh khó do kẹt vai là khi đầu của bé nằm theo vị trí hướng xuống. Lúc này đầu bé lọt qua ống dẫn sinh nhưng vai của bé bị mắc kẹt sau xương mu. Vấn đề kẹt vai diễn ra khiến cho dây rốn bị kẹt giữa xương chậu của mẹ và thân bé khiến cho bé bị thiếu nguồn cấp oxy, ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Khi mắc hiện tượng này trẻ còn có nguy cơ tổn thương dây thần kinh hay mẹ có nguy cơ băng huyết, rách sau sinh. Vì thế, sau sinh cần chú ý khám tổng quát cho trẻ. Đây là một hiện tượng tương đối nguy hiểm, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý để tránh tránh nguy hiểm đến tính mạng mẹ và bé. Hiện tượng này cần sự can thiệp y khoa vì thế mẹ bầu cần được lời khuyên rõ ràng từ phía bác sĩ.

10. Các biến chứng với dây rốn trong quá trình chuyển dạ

Các biến chứng trong chuyển dạ cũng thường xảy ra với dây rốn. Mẹ dễ gặp hiện tượng sa dây rốn, dây rốn quấn cổ nguy hiểm khi mang thai vào trong ống dẫn sinh trước ngôi hoặc thân thai nhi. Các biến chứng với dây rốn xảy ra trong giai đoạn rặn đẻ của quá trình chuyển dạ, ảnh hưởng đến nhịp tim của trẻ. Trường hợp này thường được lựa chọn phương pháp sinh mổ để đảm bảo sự an toàn cho tính mạng trẻ.

Các biến chứng về dây rốn ảnh hưởng đến thai nhi

Các biến chứng về dây rốn ảnh hưởng đến thai nhi (Nguồn: conlatatca.vn)

11. Biến chứng trong chuyển dạ ở tử cung

Các biến chứng ở tử cung xảy ra gồm tử cung bị lộn ngược, dây rốn quá ngắn hoặc bị chằng, nhau thai bám quá sâu vào thành tử cung. Hiện tượng biến chứng tử cung thường xảy ra sau khi sinh hoặc khi nhau thai rời khỏi ống dẫn sinh và kéo tử cung bên trong ra. Vấn đề này được các bác sĩ giải quyết bằng việc cắt bỏ nhau thai khỏi tử cung, đẩy tử cung trở lại vị trí. Đây là một hiện tượng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình chuyển dạ và thường do việc thai phụ cố gắng sinh thường sau lần sinh mổ trước đó. Ở nhiều trường hợp các bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật để đặt lại vị trí tử cung.

12. Tắc mạch ối

Trong danh sách biến chứng trong chuyển dạ thì tắc mạch ối là một trong những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Hiện tượng này xảy ra khi nước ối tràn vào mạch máu chóng vánh và đột ngột khiến thai phụ bị rách mạch ối, suy hô hấp, giảm tuần hoàn và nghiêm trọng hơn là tử vong. Đây là một tai biến xuất hiện đột ngột trong quá trình chuyển dạ vì thế rất nguy hiểm cho mẹ và bé. Cần được sự can thiệp các phương pháp phẫu thuật kịp thời để bảo vệ tính mạng cho cả mẹ và bé.

Tắc mạch ối nguy hiểm đến sức khỏe thai phụ và bé

Tắc mạch ối nguy hiểm đến sức khỏe thai phụ và bé (Nguồn: conlatatca.vn)

13. Rách âm đạo, tầng sinh môn, cổ tử cung, đứt cơ vòng

Rách âm đạo xảy ra trong quá trình chuyển dạ của mẹ, các cơn co tử diễn ra nhanh, người mẹ cố gắng rặn mạnh khi cổ tử cung chưa mở hết, chưa giãn nở đủ mức dễ gây rách âm đạo. Việc rách âm đạo khiến cho máu chảy rỉ hoặc chảy nhiều hàng giờ khiến sản phụ có nguy cơ tử vong. Biến chứng này được can thiệp bằng cách phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ để kịp thời bảo vệ tính mạng cho mẹ.

14. Đờ tử cung

Đờ tử cung xảy ra khi cơn co tử cung mất hoặc hoạt động kém khiến thai phụ chảy máu, mất máu. Đờ tử cung do khi cơ tử cung bị căng giãn quá mức trong khi chuyển dạ, thường xảy ra với việc chuyển dạ lâu hoặc khi thai sinh đôi, sinh ba, thai quá to, sinh đẻ nhiều lần.

15. Nhau tiền đạo

Nhau tiền đạo là một trong những biến chứng trong chuyển dạ là khi nhau thai bám thấp hoặc dưới tử cung, nằm ngay tử cung. Vì nằm ở vị trí sai khiến khi chuyển dạ nhau bị trượt và bong ra khi tử cung giãn nở. Thai phụ gặp tình trạng nhau tiền đạo dễ khiến chảy máu và tử vong ở sản phụ. Các bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật để lấy thai nhi ra, đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên trong suốt thai kỳ mẹ nên chăm sóc sức khỏe thai sản để hạn chế được những vấn đề về nhau và chuyển dạ.

Khi gặp phải biến chứng nhau tiền đạo cần tiến hành phẫu thuật kịp thời.

Khi gặp phải biến chứng nhau tiền đạo cần tiến hành phẫu thuật kịp thời. (Nguồn: poh.vn)

Các biến chứng trong chuyển dạ trên là nguyên nhân gây nên nguy hiểm cho tính mạng mẹ và bé. Nếu không phát hiện kịp thời dễ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe, tính mạng… vì thế, trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần được theo dõi và chăm sóc kỹ lưỡng để hạn chế được những biến chứng không mong muốn. Lựa chọn bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec với đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn có những chăm sóc tốt, kịp thời, cùng bạn và bé yêu phát triển khỏe mạnh ngay từ trong những ngày tháng đầu tiên của thai kỳ.  Là người mẹ thông thái, ban cần nên chuẩn bị kỹ càng và đăng ký mua trước gói thai sản trọn gói toàn diện, chuyên nghiệp tại Useful cho mẹ tròn con vuông.

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :15 biến chứng trong chuyển dạ và cách cấp cứu kịp thời cần lưu ý