6 biến chứng sau sinh mổ thường gặp và 6 cách phòng tránh hiệu quả

30/11/2023
Sau khi sinh, các sản phụ thường phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe, nhất là các biến chứng sau sinh mổ. Nếu không cẩn trọng, những biến chứng này có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người mẹ, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị.

1. Biến chứng sau sinh mổ là gì?

Các biến chứng sau sinh mổ là những rủi ro nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ như băng huyết, nhiễm trùng vết khâu, thiếu máu, trầm cảm… Chúng thường xảy ra mà không thể dự đoán hay lường trước được. Vì thế, các bà mẹ đang mang bầu cần có những kiến thức cơ bản và lựa chọn nên sinh thường hay sinh mổ thì tốt cho sức khỏe của mẹ và bé để đảm bảo tối đa các vấn đề về sức khỏe của bản thân mình.

Sau khi sinh mổ, tốt nhất sản phụ nên sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sau sinh chất lượng đến từ các địa chỉ uy tín như tại Spa Bảo Hà để đảm bảo các biến chứng này không xảy ra nhé.

Các biến chứng xảy ra sau khi sinh mổ có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của các bà mẹ

Các biến chứng xảy ra sau khi sinh mổ có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của các bà mẹ (Nguồn: vinmec-prod.s3.amazonaws.com)

2. Những biến chứng thường gặp sau sinh

2.1. Nhiễm trùng vết khâu

Sau khi sinh mổ, trên cơ thể của các bà mẹ sẽ xuất hiện một vài vết khâu dài ở phần bụng dưới. Và biến chứng sau sinh mổ nhiễm trùng vết khâu này thường sẽ xảy ra sau khi sinh một vài tuần với những dấu hiệu ban đầu là sốt trên 38 độ, khu vực quanh vết khâu bị sưng tấy, đỏ và đau hơn, thậm chí có thể xuất hiện mủ và cả mùi tại vị trí này.

Trường hợp biến chứng nặng, sản phụ có thể bị nhiễm trùng huyết và gây ra tử vong, vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, ngay khi thấy các dấu hiệu không khả quan về sức khỏe, sản phụ hãy đến các bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất để được kiểm tra và chữa trị kịp thời.

2.2. Táo bón

Táo bón là một trong các bệnh thường gặp sau sinh. Nguyên nhân dẫn đến táo bón sau khi sinh mổ là do cơ thể của sản phụ khi mang bầu đã tập trung máu để nuôi dưỡng cho thai nhi. Vì vậy, sau khi sinh, lượng máu này đã mất đi nhiều mà chưa kịp bổ sung, trong khi đó, cơ thể sản phụ lại phải sản xuất sữa để cho con bú. Từ đó khiến cơ thể bị thiếu nước và dẫn đến lượng máu nuôi đại tràng không đủ để đáp ứng nhu cầu.

Hơn nữa, việc ít vận động sau sinh cũng khiến cho nhu động ruột của thai phụ yếu đi nhanh chóng. Chế độ ăn uống không hợp lý, không có đủ chất xơ cần thiết cũng sẽ là những yếu tố dẫn đến táo bón sau sinh mổ.

2.3. Thiếu máu

Sau khi sinh, sản phụ thường mất một lượng máu lớn, đồng thời khả năng tạo máu của cơ thể lại giảm đi, khiến cho lượng máu cũng không đủ cầu và dẫn đến tình trạng thiếu máu sau sinh.

Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ khiến cho cơ thể của sản phụ mệt mỏi, khó chịu, bị tụt huyết áp, đau đầu và nặng đầu…. Thậm chí, thiếu máu còn thúc đẩy chứng trầm cảm ở những người phụ nữ sau khi sinh con vô cùng nguy hiểm.

Chứng thiếu máu sau sinh có thể khiến sản phụ mệt mỏi, bị tụt huyết áp và choáng váng

Chứng thiếu máu sau sinh có thể khiến sản phụ mệt mỏi, bị tụt huyết áp và choáng váng (Nguồn: sausinh.com)

2.4. Trầm cảm

Trầm cảm sau sinh là một trong các triệu chứng sau khi sinh mổ có ảnh hưởng đến tâm lý phụ nữ sau khi sinh con. Căn bệnh này sẽ đặc biệt nguy hiểm với những người đã từng có tiền sử bị trầm cảm trước đó.

Các yếu tố dẫn đến chứng bệnh này thường là do áp lực tâm lý quá lớn, do lo lắng, bất an quá mức khiến sản phụ mệt mỏi, chán ăn, dễ khóc và bùng nổ vì những lý do nhỏ nhặt hàng ngày. Vì vậy, ngay trong thời gian mang bầu, các bà mẹ cũng nên thường xuyên dùng các voucher spa chăm sóc sức khỏe mẹ bầu toàn diện để đảm bảo sức khỏe và không có các áp lực quá lớn sau khi sinh con.

Ngoài ra, gia đình cần biết về trầm cảm trước và sau sinh cùng mẹ bầu trong giai đoạn nhạy cảm này.

2.5. Băng huyết

Băng huyết là một trong những biến chứng thường gặp sau sinh mổ. Đây là hiện tượng sản phụ bị chảy máu dữ dội trong 24 giờ sau khi sinh. Do mất máu quá nhiều, sản phụ có thể bị tử vong nếu không được điều trị cầm máu và hồi sức tích cực.

Nguyên nhân chính dẫn đến băng huyết thường là do cơ tử cung của sản phụ không thể co hồi sau khi sinh con, sản phụ bị u xơ, thai to hoặc chuyển dạ kéo dài. Mỗi nguyên nhân sẽ có một cách điều trị khác nhau, do đó, việc xác định nguyên nhân gây bệnh là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến sự thành công khi điều trị.

2.6. Ớn lạnh toàn thân

Đây là một biến chứng vô cùng đáng sợ của các bà mẹ sau sinh. Cơ thể sản phụ sau khi sinh con vốn đã yếu, khi các vi khuẩn, vi rút tấn công có thể dẫn đến bị nhiễm lạnh. Nếu nhận thấy bản thân có các triệu chứng như đau đầu, xương khớp, ngứa họng, sốt… sản phụ cần đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.

Các biến chứng xảy ra sau sinh cũng có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của mẹ

Các biến chứng xảy ra sau sinh cũng có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của mẹ (Nguồn: giadinhtre.vn)

3. Biến chứng sau sinh mổ có nguy hiểm không?

Các biến chứng sau khi sinh mổ sẽ rất nguy hiểm nếu các sản phụ không được thăm khám và điều trị kịp thời. Chúng thường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khiến các sản phụ trở nên yếu đi sau khi sinh con. Đồng thời, chúng cũng gây ra các triệu chứng về tâm lý như sợ sệt, lo lắng đối với sản phụ trong các lần sinh sau đó.

4. Làm gì để tránh biến chứng cho phụ nữ sau sinh mổ

4.1. Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ

Hầu như những sản phụ thực hiện tốt các chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa đều không hề xảy ra các biến chứng sau sinh. Đó chính là lý do sau khi sinh mổ, bạn cần thực hiện đúng và đủ các hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe của mình.

Tuân thủ chặt chẽ yêu cầu cũng như phác đồ của bác sĩ

Tuân thủ chặt chẽ yêu cầu cũng như phác đồ của bác sĩ (Nguồn: medscape.com)

4.2. Có chế độ dinh dưỡng sau sinh hợp lý

Sau khi sinh mổ, các sản phụ cần bổ sung lại các dưỡng chất để có thể phục hồi cơ thể. Và để có được chế độ dinh dưỡng sau sinh hợp lý, bạn nên tích cực bổ sung các loại thực phẩm sau cho bữa ăn hàng ngày của mình:

– Thực phẩm giàu đạm và sắt: thịt lợn, thịt bò, thịt gà, cá, trứng….

– Thực phẩm giàu vitamin C và chất xơ: rau ngót, rau muống, súp lơ, cam, quýt…

– Thực phẩm giàu canxi: sữa, phô mai, hải sản,…

4.3. Không nằm bất động quá lâu sau khi sinh

Sản phụ không nên nằm bất động quá lâu sau khi sinh. Tốt nhất, khoảng 24 giờ sau khi sinh mổ, sản phụ nên trở dậy nhẹ nhàng để thông sản, chống tắc ruột và bế sản dịch…

4.4. Sản phụ nên ngồi và đứng dậy từ ngày thứ 2 sau sinh

Đến ngày thứ 2 sau khi sinh mổ, các sản phụ có thể ngồi và đứng dậy di chuyển nhẹ nhàng xung quanh giường bệnh để duy trì hệ tuần hoàn cho đôi chân, chống lại hiện tượng nghẽn và tắc mạch máu. Tuy nhiên, sản phụ cũng cần chú ý di chuyển hết sức nhẹ nhàng, tránh không để ảnh hưởng đến vết thương mổ của mình nhé.

4.5. Nằm sấp để dịch dễ thoát ra ngoài

Các sản dịch sẽ còn có thể đọng lại trong cơ thể sản phụ sau khi sinh con. Vì vậy, để lượng sản dịch này thoát ra ngoài cơ thể, sản phụ nên tích cực nằm sấp trong vài ngày đầu khi sinh mổ.

Sau khi sinh mổ, sản phụ nên cố gắng vận động nhẹ nhàng để thông sản và lưu thông máu

Sau khi sinh mổ, sản phụ nên cố gắng vận động nhẹ nhàng để thông sản và lưu thông máu (Nguồn: vn.mamibai.com)

4.6. Nên cho bé bú sớm

Ngay khi có thể, sản phụ hãy cho bé bú. Việc bé bú sớm vừa có tác dụng kích thích sức về, vừa giúp sản phụ co hồi tử cung và tống được các sản dịch sau sinh. Đồng thời, lượng sữa non 5 tuần đầu sau khi sinh của mẹ có thể cung cấp miễn dịch cho bé chống lại các căn bệnh vặt sau khi thích ứng với một môi trường sống hoàn toàn khác.

Các biến chứng sau sinh mổ thường rất nguy hiểm nếu bạn không biết cách ngăn ngừa và điều trị kịp thời. Vì vậy, để có thêm nhiều kiến thức sau khi sinh, bạn hãy sử dụng các gói chăm sóc sức khỏe mẹ và bé tại Useful.vn như 1 buổi chăm sóc sau sinh VIP của Bảo Hà Spa cùng rất nhiều dịch vụ tuyệt vời khác với mức giá ưu đãi nhé.

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :6 biến chứng sau sinh mổ thường gặp và 6 cách phòng tránh hiệu quả