7 dấu hiệu nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn cần biết và cách chữa

30/11/2023

Nhiều sản phụ sau khi sinh con được khâu tầng sinh môn nhưng vài ngày sau có các dấu hiệu nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn. Phải làm sao để giải quyết tình huống này?

1. Những tổn thương tầng sinh môn có thể xảy ra sau sinh

1.1. Vết khâu tầng sinh môn bị sưng

Vết rạch tầng sinh môn sau sinh khoảng 5-7 bị sưng và bạn vẫn vệ sinh vùng kín sạch sẽ là hiện tượng bình thường vì khi đó vết khâu bắt đầu liền da, lên da non nên có cảm giác hơi ngứa, sưng phù một chút. Nếu bạn vẫn bình thường, không bị sốt, vết khâu không rỉ máu thì có thể yên tâm. Nếu vết khâu bị sưng bất thường khiến bạn đau nhiều, rỉ máu và cảm giác cơ thể nóng sốt có thể do 3 nguyên nhân:

  • Vết khâu tầng sinh môn bị lồi, sưng, ngứa do tụ máu ở đó.
  • Lạc nội mạc tử cung đến vết khâu.
  • Vệ sinh vùng kín chưa sạch sẽ nên các vi khuẩn xâm nhập vào bên trong khiến cho vùng kín viêm nhiễm và bội nhiễm vết thương chưa lành. Để chắc chắn bạn nên đến gặp bác sĩ khám lại cụ thể.

Sau sinh sản phụ có thể bị tổn thương tầng sinh môn (Nguồn: i1.wp.com)

1.2. Vết khâu tầng sinh môn bị nhức

Nguyên nhân khiến vết khâu ở tầng sinh môn bị nhức có thể do:

  • Khâu chỉ tự tiêu quá nhanh mà vết khâu của sản phụ vẫn chưa lành hẳn khiến cho vết khâu bị hở miệng gây nhức đau.
  • Vết khâu tầng sinh môn bị tụ máu do vùng kín bị viêm nhiễm
  • Có những trường hợp bác sĩ chưa làm sạch vùng kín tốt nên khiến các dị vật còn sót làm vết khâu mưng mủ, đau nhức, lâu lành.
  • Sau sinh bạn chưa chăm sóc tốt vùng kín, vệ sinh chưa sạch sẽ nên khiến vết khâu tầng sinh môn nhức nhiều.
  • Vết khâu bắt đầu kín miệng lên da non khiến vùng bị khâu khó chịu.

1.3. Vết khâu tầng sinh môn nổi cục

Nếu bạn thấy ở tầng sinh môn sau khi bị khâu nổi cục nhưng không đau ngứa gì, thì đó là do chỉ khâu chưa tiêu hết, cơ địa bạn làm vết thương lâu lành hơn so với thời gian trung bình. Bạn hãy tiếp tục làm sạch vệ sinh vùng kín thật tốt, đợi khoảng 2 tháng xem cục đó có biến mất không. Nếu vẫn thấy nó xuất hiện thì nên đến bệnh viện khám lại.

1.4. Vết khâu tầng sinh môn bị mưng mủ

Khâu tầng sinh môn là một dạng tiểu phẫu thực hiện trong thời gian ngắn tuỳ vào tình trạng sức khoẻ của mỗi người giúp tái tạo niêm mạc da nối liền giữa âm đạo tới hậu môn an toàn và khoa học. Khi bạn thấy vết khâu bị mưng mủ chứng tỏ đã nhiễm khuẩn, có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản của bạn về sau, nếu vi khuẩn lan rộng sang khác bộ phận khác dễ gây biến chứng nguy hiểm. Bạn nên đến ngay bệnh viện gặp bác sĩ để thăm khám cụ thể, tìm giải pháp giúp vết khâu trở về trạng thái bình thường.

Ngoài ra, bạn cũng chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ các chất. Khi vệ sinh phải nhẹ nhàng, dùng nước muối ấm pha loãng lau rửa từ trước ra sau để vi khuẩn vùng hậu môn không tấn công xâm lấn lên vết khâu và tránh quan hệ tình dục khi vết khâu vẫn chưa lành hẳn.

1.5. Vết khâu tầng sinh môn bị nhiễm trùng

Nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn khiến tầng sinh môn và âm hộ sưng to, phù nề, nhiều mủ và đau đớn. Ngoài ra, sản phụ có thể sốt cao, tử cung co hồi chậm, ứ sản dịch hoặc có mùi hôi. Để tránh cho hiện tượng nhiễm trùng tầng sinh môn sau sinh thì các thai phụ khi chuyển dạ cần đến các cơ sở y tế để được theo dõi và các bác sĩ, nữ hộ sinh thực hiện thủ thuật sản khoa với dụng cụ đã vô trùng, vô khuẩn. Sau sinh, sản phụ ở lại theo dõi theo chỉ định, về nhà thấy các triệu chứng bất thường phải đi khám lại ngay.

2. 7 dấu hiệu nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn

2.1. Vết khâu bị đau bất thường, lên mủ và có mùi hôi

Thông thường, khoảng 2-3 tuần sau sinh thì vết khâu tầng sinh môn sẽ tự lành nhưng khi bị nhiễm trùng, cảm giác đầu tiên là bạn thấy đau nhiều, vùng kín có mủ và mùi hôi.  Lý do là tế bào bạch cầu phải chống lại sự xâm nhập của các tác nhân bên ngoài, vi khuẩn gây nhiễm trùng. Đối với vết khâu đã nhiễm trùng nặng vì cơ thể đang đào thải tế bào bạch cầu và vi khuẩn chết ra ngoài nên vùng đó tiết ra dịch, mủ.

2.2. Sốt, ớn lạnh

Một trong những dấu hiệu nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn là sốt cao có thể lên tới 40 độ C, tình trạng sản phụ mệt mỏi, lờ đờ. Khi đó, bạn không thể tự kiểm soát vết thương tại nhà mà phải đến ngay cơ sở y tế.

2.3. Đau vùng bụng dưới

Nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn khiến bạn bị đau vùng bụng dưới vì ở đó có tử cung, rất có thể bị viêm nhiễm bên trong hoặc lạc nội mạc tử cung.

2.4. Đau và nóng rát khi đi tiểu

Bạn sợ đi tiểu vì mỗi lần như vậy luôn cảm thấy đau rát, bỏng vùng kín, cảm giác đau tăng lên do ống dẫn tiểu và âm vật bị tổn thương hoặc nhiễm trùng bàng quang, đường tiết niệu do vi khuẩn xâm nhập.

2.5. Không thể kiềm chế khi mắc đại tiện

Trường hợp bạn không thể kiềm chế khi buồn đại tiện khiến bạn hết sức phiền lòng do các cơ co thắt hậu môn đã bị giãn, bị tổn thương do ảnh hưởng của nhiễm khuẩn vết thương tần sinh môn.

2.6. Không kiểm soát trung tiện

Bạn bị “xì hơi” quá nhiều thậm chí không thể nhịn “xì hơi” khi có nhiều người trong phòng có thể do nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn gây mất kiểm soát đường ruột.

2.7. Chảy máu nhiều hoặc ra cục máu đông

Khi bạn thấy sản dịch ra nhiều với những cục máu đông có mùi hôi, màu đen, kích thước lớn kèm theo cảm giác đau chứng tỏ bạn đang gặp tình trạng nguy hiểm phải tới gặp bác sĩ ngay.

3. Tầng sinh môn bị nhiễm trùng phải làm sao?

Nhiễm trùng ở vết rạch tầng sinh môn có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khoẻ, thậm chí khiến mất khả năng sinh sản nếu bạn không kịp thời đến các cơ sở y tế. Để quá trình phục hồi an toàn, nhanh thì chị em cần chăm sóc vết khâu tầng sinh môn đúng cách như sau:

  • Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi vết thương lành lặn hẳn.
  • Cố gắng vận động, đi lại nhẹ nhàng để máu được lưu thông tốt hơn, vết khâu bớt sưng, nóng, đỏ.
  • Không nên vận động mạnh, đi lại mạnh và lên xuống cầu thang nhiều, hạn chế đi lại bằng giày dép cao gót.
  • Vệ sinh hàng ngày vùng kín, không thụt rửa sâu bên trong âm đạo dễ khiến vết thương bị đứt chỉ hoặc nhiễm trùng nhiều.
  • Chọn đồ lót chất liệu cao cấp, mềm và thấm hút tốt, tạo sự thoải mái, nên mặc rộng rãi 1 chút.
  • Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, tránh các đồ cay nóng.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn mỗi ngày.

Hiện nay, Useful đang cung cấp gói dịch vụ liệu pháp trẻ hoá – se khít – làm hồng tầng sinh môn – giữ lửa tình yêu tại Spa Shira siêu giảm giá. Bạn sẽ được nhân viên tại Shira thực hiện các biện pháp trị liệu hiệu quả để giúp tầng sinh môn đẹp hơn, hấp dẫn hơn. Đồng thời giúp chị em phụ nữ bảo vệ sức khoẻ, sinh lý, hạn chế các nguy cơ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Khi trải nghiệm trị liệu tại Shira Spa bạn sẽ được tư vấn cụ thể về các dịch vụ sẽ thực hiện, nhân viên mát xa, chăm sóc nhẹ nhàng giúp bạn thư thái, không có cảm giác đau đớn. Hiện, gói trị liệu này đặt trên Useful có mức giá siêu ưu đãi chỉ 600.000 đồng.  

Nhận biết đúng các dấu hiệu nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn để nhanh chóng xử lý, chăm sóc tầng sinh môn đúng cách đem lại sự thoải mái, tự tin cho phái đẹp. Các chị em hãy trang bị những kiến thức bổ ích này cho mình và quan tâm chăm sóc hơn đến tầng sinh môn nhé!

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :7 dấu hiệu nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn cần biết và cách chữa