7 kinh nghiệm đi Yên Tử 1 ngày hành hương viếng chùa mua vé cáp treo

30/11/2023

Nếu là một người thích đến những nơi yên tĩnh và muốn tìm về cảm giác lắng đọng, bình yên thì hình thức du lịch tâm linh hướng về cội nguồn dành cho bạn. Lắng nghe những chia sẻ kinh nghiệm đi Yên Tử 1 ngày cực thiết thực biết đâu sẽ giúp ích bạn lên nhật ký cho chuyến hành trình đầy thú vị của mình

1. Chùa Yên Tử nằm ở đâu?

Khi đến với Quảng Ninh – “Đất tổ của Phật giáo Việt Nam”, nhất định bạn nên tới thăm những ngôi chùa ở đây. Chùa Yên Tử là một trong số những ngôi chùa nổi tiếng nhất ở Quảng Ninh, thu hút hàng trăm ngàn phật tử tới thăm mỗi năm không chỉ vì sự linh thiêng mà còn là vì cảnh đẹp của ngôi chùa này. Vậy chùa Yên Tử nằm ở đâu? Chùa Yên Tử nằm trên núi Yên Tử ở độ cao 1068m, tập hợp di tích nhiều ngôi chùa khác nhau vô cùng nổi tiếng.

Chùa Yên Tử trong sớm mai

Chùa Yên Tử trong sớm mai (Nguồn: dulichbuocchanvanhoa.com)

2. Kinh nghiệm đi Yên Tử 1 ngày

2.1 Thời điểm khởi hành đi Yên Tử

Thường thì mọi người vẫn hay lên chùa vào mùa xuân. Chùa Yên Tử cũng đông nhất vào thời gian này. Bắt đầu từ 6/1 âm lịch là bắt đầu mùa lễ hội, người dân Quảng Ninh đi lễ chùa Yên Tử cầu phúc đầu năm rất nhiều. Bên cạnh đó còn có các phật tử từ khắp nơi tới chùa cầu may vì sự nổi tiếng linh thiêng của chùa Yên Tử. Các tour du lịch ngắn ngày có dừng chân ở Quảng Ninh thì đều có ghé tại Yên Tử vào thời điểm này để du khách có cơ hội tham gia đại lễ.

2.2 Đi chùa Yên Tử cầu gì?

Hàng năm, cứ đến mùng mười tháng Giêng âm lịch có rất nhiều tour du lịch Tết tâm linh hướng về cội nguồn dân tộc. Đây cũng là dịp tiến hành lễ khai hội Yên Tử đầu năm – thời điểm chùa đón nhiều khách nhất trong năm. Lễ có rất nhiều hoạt động khác nhau như nghi lễ mở hội, lễ gióng trống, thỉnh chuông, dâng hương, cầu quốc thái dân an. Thế thì khi đi chùa Yên Tử cầu gì? Nếu là một Phật tử khi đến chùa, chỉ cần có lòng thành tâm cầu khẩn, từ cầu lộc, cầu tài, cầu duyên, nhất định sẽ được Phật tổ phù hộ.

2.3 Đi Yên Tử cần chuẩn bị những gì?

Đi lễ chùa cũng như đi những nơi khác, bạn cần mang theo tiền. Tuy nhiên cũng không nên mang theo số tiền lớn mà chỉ nên mang vừa đủ, tránh bị kẻ gian móc túi. Không cần lo lắng quá về việc không biết khi đi Yên Tử cần chuẩn bị những gì, vì để lên chùa Yên Tử cần phải leo núi một đoạn khá xa, bạn cần chuẩn bị một đôi giày thoải mái để có thể leo núi trong thời gian dài. Các vật dụng cần thiết khác như điện thoại, nước uống hay đồ ăn chỉ nên đựng trong một balo hay túi xách gọn nhẹ. Chùa là nơi linh thiêng nên bạn cũng cần lưu ý ăn mặc trang phục phù hợp, gọn gàng và đủ ấm vì chùa ở trên núi cao, đi vào sáng sớm khá lạnh.

2.4 Đường lên chùa Yên Tử

Nếu đi Yên Tử từ Hà Nội, bạn có thể đi bằng xe khách. Các chuyến xe đi từ Hà Nội tới Hạ Long sẽ đi qua chùa Yên Tử. Khi tới đền Trình, bạn đi xe ôm đi tiếp là tới được Yên Tử. Bạn cũng có thể đi bằng xe gắn máy, quãng đường cũng không xa lắm. Có hai hướng đi, hoặc Hà Nội – Uông Bí hoặc Hà Nội – Hải Phòng đều được, chặng đường khoảng 100km. Nến đi từ sớm để có nhiều thời gian tham quan nghỉ ngơi ở Yên Tử.

2.5 Thời gian lên tới Yên Tử

Có hai cách để tới Yên Tử là đi cáp treo hoặc leo núi. Tùy vào điều kiện thời gian, tài chính cũng như sức khỏe mà bạn sẽ chọn một trong hai cách này.

2.6 Giá vé đi cáp treo Yên Tử

Cáp treo lên Yên Tử hoạt động đến 20h hàng ngày để phục vụ du khách. Giá vé đi cáp treo khứ hồi là 280.000 đồng/người. Cáp treo dài 1.2km và lên đến độ cao là 450m, đi khoảng 15 phút là đến. Nếu đi cáp treo, bạn sẽ cảm nhận được không khí trong lành và ngắm được cảnh đẹp núi rừng nhìn từ trên cao. Khi book tour du lịch trong nước trọn gói khởi hành mỗi ngày tham quan Yên Tử thường sẽ bao gồm cả vé cáp treo này.

2.7. Leo Yên Tử mất bao lâu?

Nên đi chùa từ sáng sớm vì phải leo quãng đường hơn 6km với hàng ngàn bậc đá cao thấp. Khi đi bộ thì bạn sẽ được đắm mình vào rừng trúc vô cùng thú vị. Leo Yên Tử mất bao lâu với hàng ngàn bậc đá như vậy? Thời gian leo núi là khoảng 4 tới 5 tiếng vì địa hình khá trắc trở, chưa kể thời gian nghỉ ngơi.

Chọn cáp treo lên Yên Tử là cách nhanh nhất mà bạn có thể tiết kiệm thời gian

Chọn cáp treo lên Yên Tử là cách nhanh nhất mà bạn có thể tiết kiệm thời gian (Nguồn: taichinhvietnam.net.vn)

2.6 Một số điểm tham quan Yên Tử

Nếu như bạn không có nhiều thời gian hoặc nhiều kinh phí để đăng ký chuyến du lịch nước ngoài thú vị trải nghiệm nhiều điều lý thú thì tham quan Yên Tử là điểm đến bạn nên nghĩ đến. Theo kinh nghiệm đi Yên Tử 1 ngày, khi đi từ dưới chân núi lên, bạn không thể bỏ qua những điểm tham quan tại Yên Tử này, nhất định ghé tới một lần sẽ không bao giờ quên.

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử (hay chùa Lân, Long Động Tự) được vua Trần Nhân Tông cho xây dựng năm 1923. Đây là nơi giảng đạo, độ tăng của bộ ba vị sư tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. Chùa đã bị phá hủy khá nhiều trong kháng chiến chống Pháp, nơi còn trọn vẹn nhất là tháp mộ thiền sư Chân Nguyên.

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử (Nguồn: photo-3-baomoi.zadn.vn)

Suối Giải Oan và chùa Giải Oan

Để đến ngôi chùa này bạn phải qua một cây cầu đá xanh bắc ngang suối Giải Oan. Tương truyền suối này là nơi các phi tần của vua Trần Nhân Tông khi xưa gieo mình tự vẫn. Chính vì xót thương nên vua đã cho người xây dựng một ngôi chùa bên cạnh suối này, gọi là chùa Giải Oan và suối Giải Oan.

Cây cầu dẫn đến chùa Giải Oan

Cây cầu dẫn đến chùa Giải Oan (Nguồn: letsgovietnam.vn)

Chùa Hoa Yên

Chùa Hoa Yên (hay còn gọi là chùa Cả) là chùa đẹp nhất Yên Tử. Ngôi chùa này được xây từ thời Lý, khi ấy tên là chùa Phù Vân. Đến thời Trần thì đổi thành chùa Vân Yên. Đến thời Lê thì đổi thành chùa Hoa Yên và cái tên đó được gọi cho tới bây giờ.

Chùa Hoa Yên

Chùa Hoa Yên (Nguồn: baodulich.net.vn )

Chùa Một Mái

Chùa Một Mái được xây dựng theo kiểu ba gian, một gian là Bàn thờ Tổ, một gian là Bàn thờ Tam Bảo, gian còn lại là Bàn thờ hậu thấp hơn hai gian trước.

Chùa Một Mái

Chùa Một Mái (Nguồn: 1.bp.blogspot.com )

Chùa Đồng

Chùa Đồng nằm trên núi Yên Tử có độ cao 1068m, được xây ở thời Lê, khi ấy tên là Thiên Trúc Tự. Ngôi chùa này làm từ đồng nguyên chất nặng trên 70 tấn, có hình dạng như đài thờ sen.

Chùa Đồng Yên Tử

Chùa Đồng (Nguồn: baodaklak.vn)

Vừa rồi là chia sẻ về kinh nghiệm đi Yên Tử 1 ngày của Blog Useful, nhưng nếu hành trình đi Yên Tử của bạn kéo dài từ 2 đến 3 ngày thì bạn hoàn toàn yên tâm vì có rất nhiều nhà và khách sạn tại đây để bạn nghỉ ngơi hôm sau tiếp tục hành trình. Để chắc chắn hơn, bạn có thể đặt trước khách sạn tiện nghi, chất lượng dịch vụ tốt để thoải mái hơn nhé.

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :7 kinh nghiệm đi Yên Tử 1 ngày hành hương viếng chùa mua vé cáp treo