Băng huyết sau sinh là gì: Dấu hiệu, Nguyên nhân, Cách phòng tránh

30/11/2023

Băng huyết sau sinh khiến sản phụ mất rất nhiều máu, hiện tượng này rất nguy hiểm đến tính mạng nếu không kịp thời xử lý và điều trị. Để hiểu hơn về hiện tượng băng huyết sau khi sinh, cùng Blog Useful tìm hiểu dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng chống trong bài viết sau đây.

1. Hiện tượng băng huyết sau sinh là gì?

Xuất huyết sau sinh là hiện tượng chảy máu quá nhiều xảy ra sau khi sinh em bé. Khoảng 1 đến 5 % phụ nữ bị xuất huyết sau sinh và chiếm tỷ lệ cao ở trường hợp sinh mổ. Xuất huyết thường xảy ra sau khi nhau thai được chuyển. Lượng máu mất trung bình sau khi sinh là khoảng 500 ml. Lượng máu mất trung bình khi sinh mổ là khoảng 1000 ml . Hầu hết xuất huyết sau sinh xảy ra ngay sau khi sinh, nhưng nó cũng có thể xảy ra trước đó.

2. Nguyên nhân gây băng huyết sau sinh

Sau khi sinh em bé, tử cung thường có sự co bóp và thực hiện đẩy nhau thai ra  bên ngoài. Khi nhau thai được đẩy ra ngoài, những cơn co và thắt này gây áp lực lên các mạch máu trong khu vực gắn nhau thai. Nếu tử cung không có cơn co bóp đủ mạnh, các mạch máu sẽ bị chảy máu tự do. Đây là một nguyên nhân rất phổ biến của hiện tượng xuất huyết sau sinh. Ngoài ra còn có các điều kiện có thể làm tăng rủi ro bao gồm:

Xuất huyết sau sinh rất nguy hiểm đến tính mạng

Xuất huyết sau sinh rất nguy hiểm đến tính mạng (Nguồn: vicare.vn)

sơn bóng

2.1. Đờ tử cung

Đờ tử cung là hiện tượng tử cung không thể co bóp sau khi sinh em bé, hiện tượng này sẽ dẫn đến tình trạng xuất huyết sau sinh, có thể đe dọa đến tính mạng sản phụ do mất máu quá nhiều.

2.2. Bất thường bánh rau

Bánh rau xuất hiện các biểu hiện bất thường có thể là nguyên nhân gây băng huyết sau sinh. Nếu diện tích bánh rau quá lớn, bị bong ra sẽ làm chảy máu nhiều. Rau không bong hoặc rau bám thấp, rau tiền đạo,… những biểu hiện này làm tăng nguy cơ gây chảy máu và xuất huyết sau sinh.

2.3. Tổn thương ở đường sinh dục

Tử cung, âm đạo bị rách, tổn thương hoặc vỡ cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng băng huyết sau khi sinh. Tổn thương ở đường sinh dục có thể do khó sinh hoặc từng có sự can thiệp của thủ thuật khi sinh. Nhiều trường hợp đường sinh dục bị tổn thương do đẻ quá nhanh, đẻ rơi.

2.4. Rối loạn đông máu

Rối loạn đông máu dễ dẫn đến hiện tượng băng huyết sau sinh, thường xảy ra với các trường hợp thai lưu, nhiễm trùng hay tắc mạch ối, rau bong non,… Rối loạn đông máu có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như thiếu máu, hoặc viêm tắc tĩnh mạch sản phụ gầy ốm, cơ thể suy nhược, vô sinh, tử cung yếu, tử cung có u xơ, dị dạng, các trường hợp đẻ nhanh, thai lưu.

2.5. Sót nhau, bong nhau

Thông thường nhau thai sẽ ra ngay sau khi sinh em bé nhưng cũng có nhiều trường hợp bất thường,nhau thai không thoát ra ngoài, sót nhau hoặc bong nhau sau sinh. Nếu sót và bong nhau thai mà không kịp thời xử lý sẽ khiến mẹ bầu rất dễ bị nhiễm trùng, xuất huyết sau sinh và nguy hiểm tới tính mạng.

3. Sản phụ nào có nguy cơ xuất huyết sau sinh cao

Một số phụ nữ có nguy cơ xuất huyết sau sinh cao hơn những người khác. Các điều kiện có thể làm tăng rủi ro bao gồm: mẹ bầu bị béo phì, bị nhiễm trùng, mẹ bầu phải lao động quá sức kéo dài, phụ nữ đã trải qua nhiều lần sinh, mang thai nhiều em bé, mắc chứng rối loạn huyết áp cao của thai kỳ,… Xuất huyết sau sinh rất phổ biến ở những phụ nữ trên 35 tuổi, sinh bằng phương pháp mổ. Để kiểm soát bệnh, các bạn phải giảm thiểu các yếu tố dẫn đến bệnh.

Xuất huyết sau sinh có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm

Xuất huyết sau sinh có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm (Nguồn: baomoi.com)

4. Băng huyết sau sinh xảy ra khi nào

Xuất huyết sau sinh là hiện tượng chảy máu quá nhiều diễn ra sau khi chuyển dạ, đe dọa trực tiếp tính mạng người mẹ. Có hai loại băng huyết được xếp theo thời gian là: Băng huyết nguyên phát xuất hiện trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi sinh, sản phụ mất máu nhiều hơn 500ml. Băng huyết thứ phát xuất hiện khoảng từ sau 24 giờ đầu đến 12 tuần sau khi sinh, chảy máu nhiều và có bất thường ở âm đạo trong. Hầu hết xuất huyết sau sinh xảy ra ngay sau khi sinh, nhưng nó cũng có thể xảy ra trước đó.

5. Các dấu hiệu băng huyết sau sinh thường gặp

Sau đây là những triệu chứng phổ biến nhất của xuất huyết sau sinh. Tuy nhiên, mỗi phụ nữ có thể gặp các triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng có thể bao gồm: Chảy máu không kiểm soát; Huyết áp giảm; Tăng nhịp tim; Giảm số lượng hồng cầu (hematocrit); Sưng và đau ở các mô ở vùng âm đạo và đáy chậu, nếu chảy máu có thể là do khối máu tụ,… Các triệu chứng xuất huyết sau sinh có thể giống với các tình trạng bệnh khác. Tuy nhiên khi nhận thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu kể trên thì cần nhanh chóng thăm khám phụ khoa uy tín để ​​bác sĩ để chẩn đoán và kịp thời điều trị.

6. Biến chứng của xuất huyết sau sinh nếu không điều trị kịp thời

Hiện tượng này có thể xuất hiện ngay sau khi bé chào đời cũng có thể xuất hiện tình trạng băng huyết sau sinh 1 tháng. Xuất huyết sau sinh là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở sản phụ. Tùy theo mức độ của tình trạng mất máu và việc cầm máu, hồi sức có liên tục tích cực hay không, xuất huyết thời điểm sau sinh rất có thể gây ra các biến chứng từ nhẹ đến nặng khác nhau như chóng mặt do mất máu, suy thận, hoặc suy đa cơ quan, nếu nặng nhất có thể gây tử vong. Xuất huyết thời điểm sau sinh cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hậu sản. Biến chứng xuất huyết sau sinh về lâu về dài có thể khiến cơ thể phụ nữ bị thiếu máu, hoặc bị viêm tắc tĩnh mạch, cơ thể suy nhược, ốm yếu, mất sữa, vô kinh, trường hợp nặng phải cắt bỏ tử cung, gây vô sinh.

7. Xuất huyết sau sinh được điều trị như thế nào

Mục đích của điều trị hiện tượng băng huyết sau sinh là tìm và ngăn chặn nguyên nhân chảy máu càng sớm càng tốt. Điều trị có thể bao gồm:

Phụ nữ mang thai nên thăm khám thường xuyên để bảo vệ sức khỏe

Phụ nữ mang thai nên thăm khám thường xuyên để bảo vệ sức khỏe (Nguồn: mangthai.net)

7.1. Hồi sức tích cực và tìm nguyên nhân

Khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện và bị xuất huyết sau sinh cần hồi sức tích cực và tìm nguyên nhân để kịp thời điều trị. Đầu tiên cần huy động mọi người đến cấp cứu. Thiết lập 2 đường truyền tĩnh mạch, cho dịch chảy nhanh để truyền cho sản phụ. Bác sĩ cần đánh giá tình trạng mất máu, thể trạng sức khỏe của sản phụ. Nếu có nghi ngờ sản phụ bị choáng hoặc bắt đầu choáng phải xử lý ngay theo pháp đồ điều trị choáng. Tiến hành thông tiểu cho sản phụ. Xoa đáy tử cung và dùng thuốc co hồi tử cung để giảm xuất huyết. Sau đó bác sĩ có thể tìm nguyên nhân gây xuất huyết bằng cách kiểm tra đường sinh dục và thực hiện các biện pháp cầm máu.

7.2. Các phương pháp điều trị phổ biến

Để điều trị băng huyết sau sinh các bác sĩ cần ngăn chặn nguyên nhân chảy máu càng nhanh càng tốt. Điều trị xuất huyết sau sinh có thể bao gồm: Dùng thuốc để kích thích co bóp tử cung, tránh hiện tượng tử cung bị đơ; Tiến hành massage tử cung bằng tay (để kích thích các cơn co thắt); Loại bỏ các mảnh nhau thai còn sót lại trong tử cung; Kiểm tra tử cung và các mô vùng chậu khác; Bong bóng Bakri hoặc ống thông Foley để nén chảy máu bên trong tử cung. Đóng gói tử cung bằng bọt biển và vật liệu vô trùng có thể được sử dụng nếu không có bóng Bakri hoặc ống thông Foley; Buộc các mạch máu chảy máu bằng chỉ khâu nén tử cung; Phẫu thuật nội soi; Phẫu thuật mở bụng để tìm nguyên nhân gây chảy máu; Cắt tử cung. Phẫu thuật cắt bỏ tử cung; trong hầu hết các trường hợp, đây là phương sách cuối cùng

Thay thế máu và chất lỏng bị mất rất quan trọng trong điều trị xuất huyết sau sinh. Có thể truyền dịch tĩnh mạch, máu và các sản phẩm máu để tránh sốc. Người mẹ cũng có thể nhận oxy bằng mặt nạ. Xuất huyết sau sinh tuy nghiêm trọng song nếu nhanh chóng phát hiện và điều trị nguyên nhân chảy máu thường có thể có được sự phục hồi hoàn toàn.

8. Phòng chống băng huyết sau sinh

Phòng chống xuất huyết sau sinh rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ bầu có thể kiểm soát tình trạng xuất huyết sau sinh nếu áp dụng các biện pháp sau:

8.1. Những lời khuyên cho mẹ bầu mang thai

Để giảm được tỷ lệ tử vong do xuất huyết sau sinh, phòng tránh biến chứng băng huyết cần: Nên dự phòng cho tất cả các trường hợp sinh nở. Tránh chuyển dạ kéo dài, tiêm oxytocin để phòng ngừa xuất huyết sau sinh; sử dụng thuốc kháng sinh để ngừa nhiễm trùng ối; cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc gây tê khi chuyển dạ. Cần thăm khám để điều chỉnh rối loạn đông máu (nếu có). Không thực hiện các thủ thuật giúp sinh nếu không có chỉ định của bác sĩ.

8.2. Dự phòng sau sinh để phòng tránh biến chứng băng huyết

Các chị em cần lập kế hoạch có em bé để dành thời gian hồi sức, nuôi dạy con tốt. Khi có em bé, cần đảm bảo khám thai định kỳ. Chính điều này sẽ khiến cho xuất huyết sau sinh nếu ít xảy ra, hạn chế tối đa biến chứng nếu gặp phải. Chị em phụ nữ cần bổ sung sắt giảm nguy cơ bị thiếu máu, tăng cường máu, để không phải truyền máu khi mắc tình trạng xuất huyết sau sinh có thể phối kết hợp viên uống sắt theo chỉ định của bác sĩ cùng với những loại thực phẩm giàu chất sắt tốt cho bà bầu. Đặc biệt, chị em cần khám bác sĩ thường xuyên để kiểm tra tình hình sức khỏe, hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm khi sinh.

Băng huyết sau sinh là một trong những hiện tượng phổ biến, hay gặp phải ở phụ nữ sau sinh. Xuất huyết thời điểm sau sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sản phụ tử vong cao nhất hiện nay. Bởi vậy, hiểu rõ tình trạng này sẽ giúp các bạn có thể bảo vệ thật tốt sức khỏe của cả mẹ và bé hãy bỏ túi ngay những kiến thức hữu ích này nhé!

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :Băng huyết sau sinh là gì: Dấu hiệu, Nguyên nhân, Cách phòng tránh