Bế sản dịch là gì, nguy hiểm không, nguyên nhân, dấu hiệu, phòng tránh

30/11/2023

Sau sinh, do đau âm đạo mà nhiều sản phụ thường ngại vận động, vì họ cho rằng việc nằm và ngồi một chỗ sẽ tốt cho tử cung hơn. Nhưng điều đó lại có tác dụng hoàn toàn ngược lại. Việc ngồi, nằm nhiều sẽ làm tử cung kém co bóp và tích tụ sản dịch, gây bế sản dịch ở nhiều sản phụ sau sinh.

1. Bế sản dịch là gì

Sản dịch là một loại màng rau có dịch do âm đạo bong ra sau khi sinh có cơ chế tự phân hủy. Tuy nhiên, sản dịch cũng là một môi trường dễ cho vi khuẩn phát triển và lây lan gây bệnh. Thông thường, tử cung của phụ nữ sau sinh sẽ có cơ chế tự chế tự đẩy hết các sản dịch ra bên ngoài. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vì một số nguyên nhân nào đó khiến tử cung của sản phụ không thể co bóp và đẩy hết sản dịch, điều này gây nên tình trạng ứ đọng sản dịch tại cổ tử cung, từ ngữ chuyên ngành gọi là bế tắc sản dịch.

Sản phụ sau sinh hãy cố gắng đi lại nhiều hơn, tránh nằm nhiều

Sản phụ sau sinh hãy cố gắng đi lại nhiều hơn, tránh nằm nhiều (Nguồn: phununews.vn)

2. Dấu hiệu bế sản dịch hay gặp

2.1. Sản dịch ra như thế nào là bình thường

Ở sản phụ bình thường, sản dịch sẽ có khả năng tự bong và phân hủy, đồng thời tử cung sẽ co bóp và đào thải toàn bộ sản dịch ra ngoài. Do vậy, sản dịch ra là hiện tượng hết sức bình thường ở phụ nữ sau sinh. Tùy từng cơ địa của từng sản phụ mà thời gian chấm dứt sản dịch là khác nhau. Tuy nhiên, sản dịch bình thường có điểm chung đó là máu loãng, có màu nâu đỏ thẫm, ít dần về những ngày sau và thường chỉ kéo dài tối đa là 45 ngày.

2.2. Có bất thường này hãy nghĩ ngay đến bế sản dịch

Nếu sản phụ thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường dưới đây hãy nghĩ ngay đến bế tắc sản dịch. Cụ thể, các biểu hiện bao gồm:

  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao;
  • Đau và căng tức vùng hạ vị;
  • Sản dịch tiết ít, nong cổ tử cung thấy có máu đen, xuất hiện mùi hôi;
  • Bụng cứng, một số trường hợp thấy xuất hiện cục.
  • Đáy cổ tử cung đau nhức, đóng kín.

Đáy cổ tử cung đau nhức, đóng kín

Đáy cổ tử cung đau nhức, đóng kín (Nguồn: conlatatca.vn)

3. Nguyên nhân bế sản dịch

3.1. Mất máu nhiều sau sinh

Mất máu nhiều làm tử cung kém co bóp thậm chí là không co bóp, điều này làm cho sản dịch không thể đấy ra ngoài, do vậy đây được xem là nguyên nhân phổ biến của bệnh bế tắc sản dịch ở phụ nữ sau sinh.

3.2. Nguyên nhân từ phía sản phụ

Một số nguyên nhân từ phía bản thân của sản phụ bao gồm: tình trạng sức khỏe yếu; ít vận động, đi lại sau sinh; vệ sinh cá nhân không sạch hoặc không đúng cách; tương lực cơ tử cung của sản phụ kém;…

3.3. Sinh mổ tăng nguy cơ bế sản dịch

Sinh mổ, mất nhiều máu, làm giảm thể trạng của sản phụ, khiến tử cung kém co bóp, do vật sinh mổ là nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ bế tắc sản dịch.

3.4. Các biến chứng sau sinh khác gây nên bế sản dịch

Một số các biến chứng sau sinh như thai to, đa thai, đa ối, chuyển dạ cũng là một trong số các nguyên nhân gây ra bế sản sau sinh là sản phụ cần hết sức lưu ý.

Thai to, đa thai, đa ối, chuyển dạ cũng là một trong số các nguyên nhân gây ra bế sản sau sinh

Thai to, đa thai, đa ối, chuyển dạ cũng là một trong số các nguyên nhân gây ra bế sản sau sinh (Nguồn: baomoi.vn)

4. Bế sản dịch có nguy hiểm không

Một số các biến chứng do bế sản dịch có thể gây ra bao gồm: gây nhiễm khuẩn máu, rối loạn máu đông, hoặc nghiêm trọng hơn là cắt bỏ tử cung. Theo Phó giám đốc Bệnh viện phụ sản Hùng Vương TS.BS Phan Thị Hắng cho biết: “Hàng tháng, bệnh viện tiếp nhận rất nhiều trường hợp sản phụ tái nhập lại bệnh viện do bệnh bế tắc sản dịch, với các triệu chứng đi kèm như sốt cao, đau bụng, nổi cục vùng bụng, tử cung đau và xuất hiện mùi hôi,… Một số trường hợp phụ sản khi phát hiện bệnh, thì bệnh đã có những triệu chứng nặng hơn rất nhiều, cụ thể là máu chảy không kiểm soát, chảy ồ ạt, những ca này bắt buộc các các bác sĩ phải truyền máu, hút sản dịch tử cung, mổ tử cung để cầm máu hoặc thậm chí là cắt bỏ tử cung nếu việc sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả.”

Do vậy, những sản phụ sau sinh cần hết sức chú ý đến những ngày sản dịch của cơ thể. Ngay sau khi xuất hiện các triệu chứng bất thường, tuyệt đối không được chủ quan, hãy nên đi khám ngay để điều trị kịp thời.

5. Đề phòng bế sản dịch sau sinh

5.1. Vận động, đi lại sau sinh

Ở tử cung co bóp tốt,thường trong khoảng 10 ngày đầu tiên sau khi sinh, trung bình mỗi ngày tử cung sẽ co lại khoảng 1cm và tự đào thảo sản dịch có trong tử cung ra ngoài. Nằm nhiều, ít vận động đi lại khiến tử cung sẽ làm tử cung không thể co lại, khiến sản dịch ứ đọng và là nguyên nhân của bệnh bế tắc sản dịch.

Do vậy, để phòng bế tắc sản dịch, sản phụ hãy cố gắng ngồi dậy vận động, hoạt động nhẹ nhàng và chỉ nên nằm nghỉ ngơi trong khoảng từ 8 – 9 tiếng. Điều này giúp tử cung có thể co lại và đào thải sản dịch nhanh chóng, đồng thời có thể rút ngắn thời gian hậu sản.

Đề phòng bế tắc sản dịch sau sinh

Đề phòng bế tắc sản dịch sau sinh (Nguồn: poh.vn)

5.2. Vệ sinh sạch sẽ, thay băng thường xuyên

Sản dịch trong cổ tử cung là một môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh, nên trong khoảng thời gian sản dịch sau sinh, các chị em cần hết sức chú ý đến việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ bà thay băng thường xuyên.

Trong những ngày đẩu thường sản dịch sẽ ra khá nhiều, do vậy, các sản phụ cần chú ý thay băng từ 4-5 lần/ngày. Trong những ngày tiếp theo, sản dịch sẽ tiết ra ít hơn, tuy nhiên sản phụ vẫn cần phải đổi băng, tốt nhất là sau 3 -4 tiếng thay một lần, để lâu quá 6 tiếng. Bên cạnh đó, trong khoảng thời gian này, mẹ cũng cần hết sức chú ý đến việc vệ sinh vùng kín, sạch sẽ và đúng cách. Nên vệ sinh âm đạo bằng cách dùng nước sôi nguội hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ ẩm phù hợp đã pha loãng.

5.3. Cho bé bú sữa mẹ sớm

Cho bé bú sữa mẹ sớm là một trong các biện pháp giúp đề phòng bế sản dịch sau sinh. Bởi khi cho bé bú sẽ Oxytocin (một chất nội tiết tố các khả năng đẩy nhanh sự co của tử cung) sẽ được tiết ra, việc này hết sức cần thiết trong phòng sản dịch sau sinh.

5.4. Dùng các thực phẩm tốt cho mẹ, lợi sữa cho bé

Các mẹ có thể tham khảo các thực phẩm tốt cho mẹ, lợi sữa cho bé. Ngoài ra, các bài thuốc dân gian có nguồn gốc từ thiên nhiên như rau dền, nghệ, ngải cứu,… được xem là bài thuốc tốt cho quá trình co tử cung cũng như giúp đẩy sản dịch ra ngoài nhanh hơn.

Thêm nữa, sản phụ có thể áp dụng phương pháp mỗi ngày nằm sấp trong vòng 20 – 30 phút, điều này rất tốt cho quá trình sản dịch ở những sản phụ tử cung bị gập trước.

Sau sinh, kiêng cữ là một cách hết sức cần thiết và quan trọng. Hãy nên chú ý nghỉ ngơi đan xen với vận động đi lại nhẹ nhàng, điều này giúp cho tử cung co lại nhanh hơn, đẩy nhanh quá trình sản dịch, đề phòng bế sản dịch sau sinh mổ hiệu quả. Ngoài ra, để tốt cho mẹ và bé thì các mẹ cũng nên tìm hiểu và lựa chọn những gói dịch vụ chăm sóc, thai sản trọn gói uy tín để nhận được sự theo dõi tốt nhất trong suốt thời gian trước và sau sinh.

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :Bế sản dịch là gì, nguy hiểm không, nguyên nhân, dấu hiệu, phòng tránh