Đau đầu kéo dài có nguy hiểm không, khi nào cần khám bệnh

30/11/2023

Tình trạng đau đầu kéo dài thường xảy ra với khá nhiều người, triệu chứng này làm ảnh hưởng đáng kể đến sức khoẻ, tâm lý. Nhưng nếu bị đau đầu thường xuyên thì rất có thể đây là biểu hiện của một số loại bệnh nguy hiểm khác. Vậy nguyên nhân tình trạng bệnh này là do đâu và làm sao để khắc phục?

1. Đau nhức đầu kéo dài có nguy hiểm không

Đau nhức đầu kéo dài là do tổn thương các mạch máu nhỏ tại não, tình trạng này kéo dài có thể gây ra các hậu quả nguy hiểm đến sức khỏe cho người bệnh như tắc mạch máu não, liệt, suy giảm trí nhớ, khó tập trung hay thậm chí là còn bị đột quỵ. Một số người còn bị các  biến chứng liên quan đến thị lực như suy thoái võng mạc và mù vĩnh viễn,…

2. 7 Nguyên nhân đau nhức đầu kéo dài

2.1. Lo âu căng thẳng

Nguyên nhân gây nên tình trạng đau đầu kéo dài đầu tiên đó là do lo âu căng thẳng, gặp những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày khiến cho bạn suy nghĩ nhiều thì tình trạng đau đầu thường xuyên bắt đầu xuất hiện. Chính tình trạng căng thẳng trong một thời gian dài nhưng không được giải toả có thể gây đau đầu mãn tính sau này cho người bệnh.

2.2. Hạ đường huyết

Tiếp đến là do cơ thể bạn bị hạ một lượng đường huyết, lúc này lượng đường trong máu thấp hơn so với bình thường. Chính vì thế bạn cần bổ sung cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết để tránh bị hạ đường huyết thường xuyên gây ra các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, dễ cáu,…

2.4. Hormone thay đổi

Một nguyên nhân gây ra đau đầu kéo dài mà bạn không nghĩ đến đó là do hormone cơ thể thay đổi. Khi lượng hormone estrogen của phụ nữ bị giảm trong các ngày đến kỳ kinh nguyệt thì có thể gây ra các tình trạng đau nhức đầu. Đặc biệt tình trạng đau đầu này xuất hiện nhiều ở các phụ nữ sau sinh và ở thời kỳ tiền mãn kinh.

2.5. Thiếu ngủ, rối loạn sinh hoạt

Tình trạng thiếu ngủ, rối loạn sinh hoạt cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu kéo dài. Nếu cứ để thói quen ngủ muộn, làm việc khuya,… thì sẽ khiến cho bạn bị đau đầu thường xuyên và không dứt ra được.

2.6. Suy nhược, thiếu nước, thiếu dinh dưỡng 

Nhiều trường hợp do cơ thể bị thiếu nước, thiếu dinh dưỡng và suy nhược cũng làm cho nhiều người cảm thấy bị đau đầu thường xuyên. Khi bạn không cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể thì lượng máu và lượng oxy lên não sẽ ít hơn bình thường.

2.7. Uống cà phê, rượu bia, chất kích thích

Với các loại nước uống có chất kích thích như cà phê, rượu bia khi uống một lượng vừa phải thì sẽ giúp người uống cảm thấy tỉnh táo, sảng khoái. Nhưng khi bạn quá lạm dụng và uống các loại thức uống này thường xuyên thì có thể gây lên tình trạng đau đầu kéo dài, chính vì thế bạn nên cần hạn chế với các loại đồ uống này.

2.8. Một số bệnh lý nguy hiểm

Bên cạnh những nguyên nhân gây đau nhức đầu kéo dài trên thì cũng có nhiều trường hợp những cơn đau đầu xuất hiện liên tục nhiều ngày có thể sẽ là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm mà bạn không biết được như viêm màng não, xuất huyết não, u não,…

Các chất kích thích gây nên triệu chứng đau đầu dài ngày (Nguồn: tuikhoeconban.com)

3. Đau nhức đầu kéo dài là bệnh gì

3.1. Đau nửa đầu (Rối loạn vận mạch não)

Đau nhức đầu kéo dài là bệnh gì? Nhiều người chỉ nghĩ đơn giản đau đầu bình thường nhưng thực tế có nhiều trường hợp bị đau nửa đầu do rối loạn vận mạch não mà bạn không phát hiện ra được. Loại bệnh này tuy không gây hại đến tính mạng của người bệnh nhưng cũng ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Bệnh này xảy ra với hầu hết mọi lứa tuổi và thường gặp nhiều ở người có độ tuổi từ 45 tuổi trở xuống. Hiện nay đăng ký và  sử dụng dịch vụ xoa bóp, bấm huyệt trị đau đầu tại Vinmec đem lại những thay đổi rõ rệt, làm giảm tình trạng đau đầu thường xuyên.

3.2. Hội chứng nhiễm siêu vi, nhiễm trùng não

Nếu trường hợp bạn bị đau đầu liên tục và có dấu hiệu sốt, cứng vùng gáy, sợ ánh sáng và tiếng động thì lúc này bạn cần kiểm tra dịch não tủy, xét nghiệm máu và chụp MRI sọ não để xác định xem bạn có bị nhiễm trùng não, hội chứng nhiễm siêu vi hay không.

3.3. U não

Nếu trong trường hợp bạn bị đau đầu dai dẳng nhiều ngày không có thay đổi gì thì rất có thể đây là dấu hiệu cho thấy bạn có khối u trong não. Chính vì thế khi thấy mức độ đau nhiều và liên tục mà trước đây chưa từng bị vậy thì cần đi khám bác sĩ để chụp CT scan não và cả chụp cộng hưởng từ để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

3.4. Cảnh báo xuất huyết não (đột quỵ)

Những trường hợp người bệnh xuất hiện triệu chứng đau đầu liên tục thì cũng có nguy cơ bị xuất huyết não. Nếu thấy các dấu hiệu kèm theo như đau đầu buồn nôn, mất ý thức và thăng bằng, thị lực bị giảm,…thì lúc này bạn rất dễ bị đột quỵ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh nếu cứ chủ quan.

3.5. Tăng huyết áp

Với những người bị đau đầu đột ngột, dữ dội ở các vùng như chẩm, trán thì lúc rất có thể là do người bệnh bị tăng huyết áp gây lên. Bệnh này là do các thành mạch bị dãn dần ra và xuất hiện những tổn thương gây nên các chứng đau đầu, cảm giác cứng các cơ sau gáy rồi đau đỉnh đầu kéo dài. Nếu để lâu và không được chữa trị kịp thời thì rất có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như tắc mạch máu não, liệt. Lúc này bạn nên ăn các loại hoa quả giúp làm hạ huyết áp đáng kể.

3.6. Viêm xoang

Viêm xoang có nhiều triệu chứng mà người bệnh có thể thấy được đó là đau đầu, đau nửa đầu. Bệnh viêm xoang gây đau đầu dai dẳng, lâu ngày không khỏi, để ngăn chặn bệnh không quá nặng và gây khó chịu cho người bệnh thì lúc này bạn có thể dùng các loại thuốc kháng sinh. Khi bệnh viêm xoang đỡ thì những cơn đau đầu cũng sẽ được hết dần.

3.7. Thiếu máu não

Tình trạng đau đầu kéo dài do thiếu sắt thì cũng sẽ gây đau đầu liên tục, kèm theo cả chóng mặt và mệt mỏi. Trong trường hợp bị thiếu máu não thì bạn cần uống bổ sung sắt là có thể giúp điều trị bệnh đau đầu dứt điểm và bổ sung những loại thực phẩm giúp tuần hoàn máu tốt hơn.

3.8. Di chấn của chấn thương do tai nạn

Bệnh đau đầu kéo dài cũng có thể là do di chấn của chấn thương do tai nạn gây ra. Khi có các biểu hiện như đau đầu tăng dần, thường kèm theo nôn, thì lúc này người bệnh cần được cho đi chụp CT scan hoặc MRI sọ não để tìm ra những tổn thương máu tụ bên trong não.

3.9. Bệnh lý mãn tính khác

Đau đầu còn là một triệu chứng thường gặp của nhiều căn bệnh mãn tính khác như tiểu đường, đau xơ cơ,…Nếu bạn thường xuyên đau đầu thì đừng nên chủ quan mà thay vào đó là nên đi khám tại các bệnh viện để được tiến hành làm các xét nghiệm cần thiết và điều trị theo lời khuyên của bác sĩ.

Người bị viêm xoang cũng bị đau nhức đầu

Người bị viêm xoang cũng bị đau nhức đầu (Nguồn: medforum.pl)

4. Triệu chứng nhức đầu kéo dài nào nguy hiểm cần chú ý

4.1. Đau đầu dị dạng mạch máu não

Đau đầu dị dạng mạch máu não là hiện tượng các mạch máu bất thường, rối loạn trong não và có thể vỡ làm chảy máu não. Người bệnh sẽ cảm thấy đau dai dẳng, cơn đau còn kèm theo cả triệu chứng run. Đây là một căn bệnh hết sức nguy hiểm có thể gây ra xuất huyết não, động kinh và xấu nhất là có thể tử vong.

4.2. Đau đầu viêm màng não

Đau đầu viêm màng não sẽ xuất hiện những cơn đau đầu dữ dội, mặc dù đã uống thuốc nhưng không thuyên giảm, cổ cứng, sốt cao,…Đây là căn bệnh thường xảy ra nhất là ở trẻ em nên rất khó để phát hiện ra. Viêm màng não là bệnh do virus, vi trùng gây ra, trường hợp bị siêu vi trùng thì người bệnh sẽ không phải lo lắng quá nhiều khi chỉ cần vài ngày là có thể khỏi. Còn nếu do vi trùng gây lên thì người bệnh nên được điều trị kịp thời để diễn biến bệnh không quá nguy hiểm đến tính mạng.

4.3. Đau đầu do u não

Với những người đau đầu do u não gây nên đó là khi bị mắc bệnh u não sẽ làm tăng áp lực nội sọ nên tình trạng đau đầu thường kéo dài ở giai đoạn đầu. Sau đó thì sẽ kèm các triệu chứng khác như buồn nôn, giảm thị lực, liệt dây thần kinh sọ não và mắt có hiện tượng bị mờ.

4.4. Đau đầu xuất huyết não

Nếu bạn bị tình trạng đau đầu kéo dài do xuất huyết não thì lúc này có thể bị liệt liệt nửa người và rơi vào tình trạng hôn mê nhanh. Nhiều trường hợp người bệnh có thể bị đột quỵ ngay cả trong lúc làm việc hay sinh hoạt bình thường, thậm chí xuất huyết não còn lên cơn ngay cả trong lúc người bệnh đang ngủ.

4.5. Đau đầu do tăng huyết áp

Với những bệnh nhân có bệnh lý tăng huyết áp thì thường bị đau đầu đột ngột, dữ dội nhất là ở vùng trán. Người bệnh sẽ không chỉ cảm thấy đau mỗi đầu mà còn có cảm giác cứng các cơ gáy, lên phía đỉnh đầu và thường đau nhiều về ban đêm.

4.6. Đau đầu chấn thương sọ não

Đau đầu do chấn thương sọ não xảy ra sau một chấn thương nào đó ở vùng sọ não, người bệnh ngoài cảm thấy buồn nôn, rối loạn ý thức và cảm thấy đau khắp đầu. Tình trạng đau đầu xuất hiện vài ngày sau khi bị chấn thương. Nhiều người chủ quan không đi kiểm tra khi bị va chạm nhẹ không thấy chấn thương nặng, nhưng nhiều trường hợp còn gây tụ máu phía dưới.

Đau đầu xuất phát từ nhiều nguyên nhân

Đau đầu xuất phát từ nhiều nguyên nhân (Nguồn: diffuserspecialist.com)

5. Đau đầu kéo dài cần làm xét nghiệm gì để chẩn đoán chính xác

Khi có những biểu hiện đau đầu khác thường kéo dài thì bạn nên đến ngay các bệnh viện để làm các xét nghiệm cụ thể  để chẩn đoán chính xác được nguyên nhân bệnh như chụp cắt lớp thường, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp đa dãy…

Bên cạnh đó, người bệnh nên chú ý không nên chủ quan với những triệu chứng đau đầu không rõ nguyên nhân mà tự ý điều trị tại nhà. Để phát hiện chính xác nguyên nhân gây bệnh đau đầu do đâu thì chỉ có thể khám xét tại bệnh viện mới cho ra kết quả chính xác nhất và điều trị kịp thời.

6. Bị đau đầu kéo dài không rõ nguyên nhân cần làm gì

6.1. Chú ý các dấu hiệu bất thường

Khi bị đau đầu kéo dài mà không rõ nguyên nhân gây ra là gì thì bạn cần phải chú ý xem những biểu hiện đi kèm với đau đầu của bạn để có thể dựa vào những dấu hiệu bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và nguy hiểm nhất là có thể dẫn đến tử vong.

6.2. Biện pháp hỗ trợ tại nhà

Một số biện pháp hỗ trợ giúp giảm đau tại nhà trong trường hợp người bệnh bị đau nhẹ và không liên tục như uống nhiều nước, ăn dưa hấu hay có thể chườm đá ở thái dương để giảm sưng tấy ở màng não để cảm giác bị đau đầu cũng sẽ giảm dần.

6.3. Khi nào cần gặp bác sĩ

Nếu tình trạng đau đầu xảy ra thường xuyên, bạn nên đi khám sớm ở bệnh viện để được chẩn đoán bệnh tình chính xác từ bác sĩ và có cách chữa trị phù hợp. Nếu để tình trạng những cơn đau đầu diễn ra nhiều ngày mà không điều trị sớm thì tình trạng bệnh sẽ càng thêm nguy hiểm.

Cho dù nguyên nhân gây đau đầu là bệnh gì thì người bệnh cũng nên đi khám sức khỏe tổng quát để được chẩn đoán chính xác và điều trị dứt điểm tình trạng đau đầu kéo dài.

Cần đến gặp bác sĩ nếu tình trạng đau đầu kéo dài

Cần đến gặp bác sĩ nếu tình trạng đau đầu kéo dài (nguồn: criticalcaredvm.com)

Hy vọng bài viết trên đây đã đem đến cho bạn những thông tin cần thiết, hữu ích về tình trạng đau đầu kéo dài có những triệu chứng, nguyên nhân và cách khắc phục ra sao. Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :Đau đầu kéo dài có nguy hiểm không, khi nào cần khám bệnh