Đau xương chậu khi mang thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách giảm đau

30/11/2023

Đau xương chậu khi mang thai có thể nói là nỗi ám ảnh của chị em phụ nữ suốt 9 tháng 10 ngày. Tuy nhiên đây lại là hệ quả của quá trình chuyển hóa hormone giúp thuận tiện cho quá trình sinh nở nên không thể khắc phục hoàn toàn mà chỉ có thể giảm đau cũng như giúp chị em dễ chịu hơn đôi chút.

1. Hội chứng đau xương chậu khi mang thai trong 3 tháng đầu

Mặc dù trong khoảng thời gian đầu của thai kỳ, tức 3 tháng đầu tiên thai nhi chưa phát triển quá lớn nhưng mẹ bầu sẽ bắt đầu cảm thấy đau lưng, đau hông, đau mông và xương chậu. Tùy vào cơ địa và cách chăm sóc thì mỗi người sẽ có mức độ nặng nhẹ khác nhau, nhưng nhìn chung bạn sẽ phải trải qua cảm giác đau âm ỉ, đau lan sang bụng, đùi, bẹn và thậm chí là nhiều bộ phận lân cận khác. Thông thường, các cơn đau sẽ kéo dài khoảng 2,3 phút mỗi lần và trở nặng khi về đêm, khi đi lại hoặc trở mình lúc ngủ. Các dấu hiệu đau xương chậu khi mang thai 3 tháng đầu chưa thực sự đáng sợ nhưng đủ để các mẹ mất ngủ hằng đêm hoặc gặp khó khăn trong sinh hoạt.

Đau xương chậu khi mang thai 3 tháng đầu gây khó chịu cho các mẹ

Đau xương chậu khi mang thai 3 tháng đầu gây khó chịu cho các mẹ (Nguồn: baomoi.com)

2. Dấu hiệu đau xương chậu khi mang thai

Nếu bạn bắt đầu cảm thấy đau tức vùng bụng, hông khi đi lại hoặc đi vệ sinh thì rất có thể bạn đã bước chân vào giai đoạn đau xương chậu khi mang thai rồi đó. Mức độ nặng nhẹ và phạm vi đau nhức sẽ tùy thuộc vào cơ địa mỗi người nhưng nhìn chung các dấu hiệu dễ thấy nhất là đau lưng, mông, bẹn, lan xuống đùi và thấy tưng tức ở mu vùng kín.

Các dấu hiệu này sẽ liên tục làm phiền bạn suốt cả ngày và dần biến chuyển nặng vào ban đêm, kể cả khi trở mình hay đi vệ sinh cũng đều cảm thấy đau nhức, khó chịu. Không ít bà mẹ rơi vào tình trạng mất ngủ hằng đêm do các cơn đau dày vò không ngớt. Các dấu hiệu này thường chuyển biến từ nặng đến nhẹ hoặc thay đổi theo từng giai đoạn của thai kỳ.

Có những người chỉ bị đau vào vài tháng cuối nhưng có những người lại thường xuyên trở nặng, thậm chí phải nhờ tới sự can thiệp của bác sĩ để giảm đau cũng như hạn chế tình trạng tái phát suốt nhiều tháng mang bầu. Vì thế, nếu những tháng đầu bạn chưa nhận thấy dấu hiệu gì cũng không nên chủ quan, cần hạn chế vận động mạnh, leo cầu  thang để hạn chế các triệu chứng đau đớn về sau.

Phụ nữ khi mang thai cần làm gì để hạn chế các cơn đau xương chậu

Phụ nữ khi mang thai cần làm gì để hạn chế các cơn đau xương chậu (Nguồn: hellobacsi.com)

3. Nguyên nhân đau xương chậu khi mang thai

Nguyên nhân chủ yếu là khi mầm non bắt đầu nhú nở cũng là lúc cơ thể tiết ra hormone relaxin gây giãn nở xương chậu, tử cung dần tăng kích cỡ tác động mạnh lên các dây thần kinh tạo cảm giác đau nhức và ê buốt.

Ngoài ra, đây cũng là khoảng thời gian nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ thay đổi nhiều nhất, sự gia tăng estrogen tác động mạnh lên các mô sụn gây ra cảm giác đau âm ỉ, cản trở vận động cũng như khiến mẹ bầu khó chịu suốt cả ngày. Ngoài các nguyên nhân tất yếu này thì bên cạnh đó, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi của mẹ cũng ảnh hưởng không ít tới xương chậu, việc thiếu hụt canxi, vitamin D, thừa cân, béo phì, tiền sử chấn thương trước đây cũng tác động khiến cơn đau trở nên trầm trọng.

Bên cạnh đó, nếu bạn đang mắc sẵn các bệnh thoái hóa về xương khớp, bệnh liên quan tới dây thần kinh xương chậu thì rất khó tránh khỏi nguy cơ đau nhức ở vị trí này khi mang thai. Việc phát hiện nguyên nhân đau xương chậu sớm sẽ giúp bạn có được phương pháp khắc phục hiệu quả, giúp quá trình mang thai trở nên dễ dàng hơn.

4. Đau xương chậu khi mang thai có nguy hiểm không?

Có thể bạn chưa biết nhưng đau xương chậu được liệt kê vào một trong 35 dấu hiệu giúp nhận biết mang thai. Mặc dù cơn đau xương chậu khi mang thai dai dẳng sẽ dày vò về thể xác, gây cản trở khi sinh hoạt nhưng hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Hiện tượng này thông thường chỉ kéo dài trong một số giai đoạn của thai kỳ hoặc sau sinh, nhưng mẹ hoàn toàn yên tâm vì nó không quá nguy hiểm và có thể kiểm soát được nếu biết cách chăm sóc bản thân cũng như có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra, một số bà mẹ chỉ có dấu hiệu đau xương chậu bên phải khi mang thai hoặc đau xương chậu khi mang thai tháng cuối nên không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống thường ngày.

Đau xương chậu là nỗi sợ kinh hoàng với các bà mẹ khi mang thai

Đau xương chậu là nỗi sợ kinh hoàng với các bà mẹ khi mang thai (Nguồn: thoatvidiadem.net)

5. Cách làm giảm đau vùng xương chậu khi mang thai

Việc thường xuyên phải gánh chịu các cơn đau xương chậu khi mang thai khiến nhiều mẹ bầu kiệt sức hoặc ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hằng ngày. Hiện nay, ngoài biện pháp sử dụng thuốc từ bác sĩ thì mẹ bầu cũng có thể tự giảm đau tại nhà bằng vật lý trị liệu, tập thể dục, châm cứu hoặc sử dụng đai nẹp hỗ trợ điều trị và chỉnh hình chuyên dụng.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần lưu ý tránh mang vác nặng, hạn chế ngồi trên sàn nhà, ngồi hoặc đứng quá lâu và leo cầu thang thể giảm thiểu lực tác động lên xương chậu cũng như hạn chế các cơn đau nhé. Có một số lời khuyên khác là phụ nữ mang thai nên sử dụng thêm các loại gối lười mềm mại và tiện dụng khi ngủ để giảm lực tác động lên xương chậu khi trở mình, giảm thiểu cơn đau đáng kể.

Một trong các nguyên nhân chính gây ra đau xương chậu khi mang thai là do thiếu vitamin D, canxi …nên mẹ bầu cũng có thể bổ sung thêm các thực phẩm chức năng giúp bù đắp vitamin và khoáng chất, hỗ trợ cơ thể chống chọi lại các dấu hiệu đau xương chậu nghiêm trọng. Bên cạnh đó, việc xây dựng một chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng không những giúp mẹ giảm thiểu các cơn đau mà còn cung cấp cho con các dưỡng chất cần thiết, thúc đẩy trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.

Một số nguyên nhân dẫn đến đau xương chậu khi mang thai ở phụ nữ

Một số nguyên nhân dẫn đến đau xương chậu khi mang thai ở phụ nữ (Nguồn: thoatvidiadem.net)

Hy vọng với những thông tin bổ ích trên đây sẽ giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và dễ chịu, hạn chế được các cơn đau do chèn ép xương chậu gây ra. Ngoài ra, hiện nay trên Useful đang cung cấp các gói dịch vụ chăm sóc phụ nữ mang thai chu đáo, chất lượng đến từ nhiều bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín trên cả nước. Nếu bạn gặp phải các triệu chứng nặng hơn, hoặc bắt đầu có dấu hiệu ảnh hưởng đến sức khỏe thì hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn khắc phục nhé.

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :Đau xương chậu khi mang thai: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách giảm đau