Đi chùa ngày Tết cần chuẩn bị gì, mặc trang phục nào, hành lễ ra sao

30/11/2023

Mỗi đầu năm mới đến, việc đi chùa đã trở nên quá quen thuộc và trở thành nét đẹp truyền thống của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ tự hỏi cách sắm lễ và cách ăn mặc của mình khi đi chùa ngày Tết đã đúng phép chưa? Cùng Blog Useful tìm hiểu xem nhé!

1. Đi chùa ngày Tết cần sắm lễ gì

1.1. Đồ lễ chuẩn bị trong văn hóa đi lễ chùa đầu năm

Đây là điều tối thiểu nhất mà ắt hẳn ai cũng phải biết đó chính là lễ dâng phải là lễ chay. Các loại hoa quả, xôi chè,.. là lễ dâng được chấp thuận khi bạn đi chùa. Tuy vậy, nếu bạn đến đền thờ hay chùa có thờ Thánh Mẫu hay Thần Linh thì lễ vật mặn vẫn được chấp nhận (giò, chả, thịt gà,…). Ngoài nơi này ra, lễ vật mặn tuyệt đối không được đặt ở những nơi Phật điện trong chùa.

Ngoài ra, lễ vật bạn cũng không được phép đặt ở khu vực thờ Phật chính điện mà chỉ được dâng ở Thần Linh, Thánh Mẫu chính là tiền âm phủ hay vàng mã. Ngay cả tiền thật, tiền cúng dường, tiền hương án bạn cũng nên bỏ vào thùng công đức, không nên đặt vào lễ vật dâng. Về các loại hoa dâng lên khi đi chùa ngày Tết, bạn không nên chọn mua những loại hoa dại hay hoa tạp. Thay vào đó, hoa sen, mẫu đơn hay hoa huệ,… là tốt nhất.

Cuối cùng, trước ngày đến dâng hương, bạn cũng cần giữ chay tịnh cho bản thân và làm việc bác ái. Ngoài những lưu ý trên, bạn cũng nên chuẩn bị các bài khấn trước khi đến chùa, đặc biệt vào dịp Tết, văn khấn đi chùa mùng 1 Tết là rất quan trọng. Bạn có thể tham khảo trên mạng, sách, hoặc hỏi các vị sư tăng để có thể cầu được bình an, như ý cho gia đình.

Hoa quả lễ chùa mùng 1

Hoa quả lễ chùa mùng 1 (Nguồn: vietnammoi.vn)

1.2. Đến chùa làm lễ theo thứ tự như thế nào

Khi đi chùa mùng 1 Tết hay các dịp khác trong năm, bạn cũng nên theo trình tự các bước sau:

Trước hết là thắp hương cũng như dâng lễ trên bàn thờ Đức Ông. Sau là đặt lễ ở chính điện, dâng hương, nhang đèn. Tiếp theo đó là thắp hương ở tất cả các bàn thờ khác tại nhà Bái Đường.

Mỗi khi hương khói đều cần đặt lên 3 hay 5 lễ trên bàn thờ. Nếu bạn thấy chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì nên đến đấy dâng lễ và thắp hương để cầu nguyện. Cuối cùng thì bạn nên đến dâng lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu). Sau khi lễ chùa xong, bán cũng khuyến khích đến thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.

Ngoài ra, cũng có các điều nên tránh khi bạn đến chùa. Không chạy giỡn, nô đùa, nói chuyện lớn tiếng hay bình phẩm. Khi vào Phật đường không nên đi giày vào, không hút thuốc hay đang ăn.

Không nên để điện thoại reo lớn trong điện chùa, vì thế bạn hãy chú ý tắt chuông điện thoại khi vào dâng hương. Tuyệt đối không được phép quay phim hay chụp ảnh trong chùa. Khi khấn vái, không nên đúng ở chính giữa điện, bàn thờ, mà nên đứng chếch sang hai bên vì đó là nơi tối cao, thường là chỗ của trụ trì. Và điều cuối cùng là không nên sờ mó, sử dụng hay đem các vật dụng trong chùa về làm của riêng.

Nguyên tắc lễ chùa mùng 1 Tết âm lịch như thế nào

Nguyên tắc lễ chùa mùng 1 Tết âm lịch như thế nào (Nguồn: tieudungplus.vn)

2. Trang phục đi chùa ngày Tết đúng phép

2.1 Đồ dành riêng khi đi chùa

Nếu bạn là một phật tử đích thực thì những bộ đồ như áo lam, áo nâu, áo tràng đã không còn quá xa lạ. Đây là những bộ đồ có thể dễ dàng tìm thấy trong các cửa hàng bán đồ Phật giáo. Kết hợp với chiếc túi cùng màu và đôi giày đế thấp thì đây chính là một bộ trang phục đi chùa ngày Tết hết sức lý tưởng cho bạn cùng gia đình. Trang phục này vừa giản dị, vừa tao nhã lại còn thoải mái, kín đáo nhưng gần gũi, thoát tục và được đa số mọi người lựa chọn khi đi chùa ngày Tết. Những bộ đồ phù hợp với mọi lứa tuổi và giới tính này ắt hẳn sẽ không kén người mặc. Ý nghĩa của những bộ đồ này chính là lược bỏ những thứ rườm rà, không cần thiết trong thời trang hằng ngày cũng như chúng ta cũng nên bớt đi những mưu cầu của bản thân ở trần thế.

Trang phục đi chùa ngày Tết

Trang phục đi chùa ngày Tết (Nguồn: tuvisomenh.com)

2.2 Trang phục lễ chùa cho nữ giới

Quần áo thường phục gọn gàng, kín đáo, lịch sự, màu sắc trang nhã

Một trong những loại quần áo ngày thường khác mà chị em cũng có thể lựa chọn không chỉ để đi chùa ngày Tết mà còn cho các dịp lễ chùa khác trong năm. Những loại quần áo gọn gàng, không phản cảm chính là cách bạn thể hiện sự tôn kính là lòng thành tâm của mình đối với các bậc bề trên. Nó còn thể hiện sự giản dị và tôn nghiêm trong con người bạn ở nơi đất Phật. Chính vì thế, nên tránh đi những chiếc áo quần xuyên thấu, ngắn cũn hay màu sắc lòe loẹt để mặc đi chùa nhé.

Áo dài truyền thống

Áo dài cũng là một trong những trang phục được chị em ưa chuộng khi đi lễ chùa. Áo dài nhã nhặn lại tôn lên nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam lại thể hiện được văn hóa truyền thống và nguồn cội. Đây còn là một trang phục lý tưởng để đi du xuân trong những ngày đầu năm mới.

Ngày nay, với sự tiến bộ của ngành công nghiệp thời trang cho ra đời hàng loạt các mẫu áo dài cách tân vẫn toát nét đẹp truyền thống. Đấy cũng là một sự lựa chọn đáng được quan tâm.

2.3 Trang phục lễ chùa cho nam giới

Áo vest, quần âu

Đây ắt hẳn là một set đồ phù hợp với đa số mọi hoàn cảnh cần sự nghiêm trang, thanh lịch và hợp thời trang. Không chỉ dành cho những buổi tiệc, đi làm, hội thảo mà cũng là bộ đồ lý tưởng để đi lễ chùa. Kiểu đồ này thường là sự kết hợp của một chiếc áo sơ mi thẳng thớm, quần tây cùng chiếc áo khoác vest lịch lãm bên ngoài. Kết hợp này cũng khiến cho phái mạnh trở nên mạnh mẽ và sang trọng hơn. Chính vì thế, phái mạnh cũng nên chú ý để không mắc phải những tình huống mặc đồ không phù hợp khi đến những chỗ linh thiêng ngày đầu năm mới. Bạn cũng có thể đơn giản tìm và chọn áo khoác phong cách cho phái mạnh du xuân trong các cửa hàng thời trang cũng như các trang bán hàng online.

Áo dài khăn vấn

Áo dài không chỉ là sự lựa chọn của duy nhất chị em phụ nữ, mà nó còn nhận được sự ưu chuộng của phái nam trong những dịp du xuân đón Tết, lễ chùa. Áo dài của những đấng nam nhi cũng thể hiện một nét truyền thống, giản dị, thanh lịch, có cảm giác gần gũi hơn. Và tất nhiên đây cũng là một sự lựa chọn hàng đầu của các đấng mày râu khi đi chùa.

Mặc áo dài đi chùa đi chùa

Mặc áo dài đi chùa  đi chùa ( Nguồn: baomoi.zadn )

2.4 Trang phục lễ chùa cho trẻ em

Cha mẹ cũng nên cân nhắc việc lựa chọn trang phục cho con em mình khi đi lễ chùa làm sao để thể hiện được sự trong sáng và sự dễ thương của chúng khi đến một nơi linh thiêng vào đầu năm.

Lại một lần nữa áo dài cũng là sự chọn lựa tốt nhất cho cả bé trai và bé gái. Những chiếc áo dài sẽ giúp các bé thể hiện được nét truyền thống của dân tộc, giản dị, lại không phản cảm. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể chọn cho các bé gái những chiếc váy hay những bộ quần áo thoải mái, không sặc sỡ để đưa con đi chùa. Tương tự bé trai cũng nên chọn những bộ đồ có màu sắc nhã nhặn, không gò bó hoặc những bộ vest nhỏ.

Cha mẹ hãy nên tìm hiểu trước và chọn lựa mua trang phục ngày Tết cho bé yêu của mình để có những ngày năm suôn sẻ.

Trang phục trẻ em khi đi chùa

Trang phục trẻ em khi đi chùa (Nguồn: kenh14cdn.com )

Trên đây là những gợi ý của Blog Useful về những điều cần biết khi đi lễ chùa ngày Tết. Đừng bỏ qua những tip nhỏ hữu ích cho chuyến du xuân của cả gia đình trong dịp năm mới sắp đến bạn nhé.

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :Đi chùa ngày Tết cần chuẩn bị gì, mặc trang phục nào, hành lễ ra sao