Hangeul – Hệ thống chữ viết khoa học nhất thế giới

30/11/2023
Hangeul là tên gọi chính thức để chỉ hệ thống chữ viết thể hiện tiếng Hàn, được phát minh vào ngày 9/10/1443 và được công bố lần đầu tiên năm 1446. Hangeul ra đời góp phần đáng kể vào việc giảm tỷ lệ mù chữ ở Hàn Quốc vào thời kỳ đó.
Đối với người dân Hàn Quốc, ngày 09/10 hàng năm được gọi là Ngày Hangeul để kỷ niệm ngày bảng chữ cái Hàn Quốc bản địa được Vua Sejong phát minh.Ngày nay, Hangeul được xem là hệ thống chữ viết khoa học nhất trên thế giới. Đặc biệt, các nhà ngôn ngữ học trên thế giới đã đánh giá rất cao về tính chính xác và hệ thống của lý luận chặt chẽ xuất hiện trong phần chú giải và hướng dẫn về việc sử dụng chữ viết và nguyên lý sáng tạo chữ viết Hangeul.Hangeul được vua Sejong và học giả Chip Hyeon Jeon sáng tạo vào giữa thế kỷ 15 (khi đó được gọi là “Hun Min Jeong Eum – Huấn dân chỉnh âm”). Hangeul (Hunminjeongeum) được phát minh và phổ biến kèm giải thích thấu đáo có logic đằng sau mỗi nét chữ viết. Để biểu hiện ngôn ngữ của mình́ rất nhiều dân tộc trên thế giới đã nỗ lực nhằm tạo ra chữ viết, nhưng không có quốc gia nào trên thế giới vào thời kì nhất định một người đặc biệt đã sáng tạo ra chữ viết mới độc đáo và được sử dụng là chữ viết chung cho cả một quốc gia. Ngoài ra, việc ban hành một tập sách chú giải và hướng dẫn về chữ viết mới cũng là một sự kiện lịch sử mà không có trường hợp tương tự nào. Tính hệ thống và hợp lý của tài liệu này đóng góp to lớn trong sự phát triển văn hoá và khoa học của người Hàn Quốc. Ngày nay, quyển sách “Hun Min Jeong Eum” được chỉ định là quốc bảo số 70, và đã đăng kí là di sản thế giới của Unesco.


(Nguồn ảnh: visitkorea)

Hangeul là hệ thống chữ viết độc đáo hiếm có trên thế giới. Hệ thống chữ viết này mang nhiều đặc trưng ưu việt và thú vị:

Thứ nhất, đại bộ phận các nhóm chữ viết trên thế giới đều không xác định đều không biết được chính xác là nó đã xuất hiện từ khi nào, do ai tạo ra nhưng Hangeul được xác định rõ ràng là do vua Sejong và một số học giả cùng thời của ông sáng tạo ra vào năm Sejong thứ 25 (1443) của thời đại Joseon.


Tượng Vua Sejong ở Quảng trường Gwanghwamun (Nguồn ảnh: visitkorea)

Thứ hai, Hangeul được tạo ra rất độc đáo và không chịu ảnh hưởng từ chữ viết của các ngôn ngữ khác. Nó được xây dựng trên cơ sở bộ máy phát âm của con người và sự hòa hợp giữa các yếu tố thiên địa nhân (trời, đất, con người).

 Phụ âm  ㄱ  Hình dáng lưỡi chặn vòm họng
 ㄴ  Hình dáng lưỡi gắn với răng hàm trên
 ㅁ  Hình dáng của miệng
 ㅅ  Hình dáng của răng
 ㅇ  Hình dáng của vòm họng
 Nguyên âm  .  Hình dáng trái đất tròn
 –  Hình dáng trái đất bằng phẳng
 |  Dáng đứng của con người

Thứ ba, Hangeul là hệ thống chữ viết được tạo ra mang sẵn nguyên lý khoa học và tính hệ thống nên chỉ với 5 nét phụ âm cơ bản “k(g), n, m, s, ng” kết hợp cùng với 3 nét nguyên âm “ㆍ, ư, i” mà nó có thể tạo ra được hệ thống ký tự cho phép ghi lại đầy đủ toàn bộ các âm thanh của lời nói.

Thứ tư, Hangeul là chữ viết tiếng có năng lực biểu âm ưu việt hơn bất kì chữ viết nào nên cho dù phát âm có khó đến đâu đi chăng nữa cũng có thể dễ dàng biểu hiện bằng chữ viết.

Thứ năm, trong thời đại khoa học ngày nay, Hangeul không chỉ dễ dàng sử dụng trong soạn thảo văn bản trên máy tính mà nó cũng rất thuận tiện trong việc soạn thảo tin nhắn trên điện thoại hoặc các phương tiện khác bởi phương thức nhập/gõ chữ Hangeul rất đơn giản.

  Nguyên lý tạo chữ viết  Mẫu
 Phụ âm  Thêm nét vào chữ gốc  ㄱ → ㅋ, ㄴ → ㄷ, ㅁ → ㅂ, ㅅ → ㅈ, ㅇ → ㅎ  …..
 Viết một chữ gốc bên  c̣ạnh  ㄱ → ㄲ, ㄷ → ㄸ, ㅂ → ㅃ, ㅅ → ㅆ, ㅂ+ㅅ→ㅄ  ……
 Nguyên âm  Kết hợp chữ viết gốc  ㅣ+ㆍ→ㅏ, ㆍ+ㅡ →ㅗ, ㅗ+ㅏ→ㅘ …..

Hiện có khoảng từ 77 triệu đến 78,8 triệu người trên toàn thế giới đang sử dụng tiếng Hàn. Tiếng Hàn đứng ở khoảng vị trí từ thứ 10 đến 20 trên thế giới về số lượng người sử dụng. Nó là ngôn ngữ chính thức tại Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, đồng thời được bộ phận kiều bào của hai nước này sử dụng. Ngày càng có nhiều người nước ngoài muốn được học và thông thạo tiếng Hàn như một ngoại ngữ thứ hai.

(Tổng hợp)

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :Hangeul – Hệ thống chữ viết khoa học nhất thế giới