Hội chứng tiền đình ngoại biên là gì, triệu chứng và cách điều trị

30/11/2023

Hội chứng tiền đình ngoại biên bắt đầu bằng những cơn đau đầu, chóng mặt do những tổn thương từ hệ thần kinh. Bệnh lý này thường gặp ở người cao tuổi nhưng hiện đang có xu hướng trẻ hóa do nhiều người trẻ chưa hiểu đúng về bệnh lý này.

1. Hội chứng rối loạn tiền đình ngoại biên là gì?

1.1. Nguyên nhân rối loạn tiền đình ngoại biên

Hội chứng tiền đình ngoại biên là dạng tiền đình phổ biến nhất hiện nay, chủ yếu gặp ở người cao tuổi. Đây được hiểu là bệnh lý rối loạn chức năng cấu trúc phía trong tai. Biểu hiện của tiền đình ngoại biên phổ biến nhất là chóng mặt khi tư thế thay đổi đột ngột. Đây là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng không ngờ. Nguyên nhân gây bệnh tiền đình chủ yếu là do những thương tổn ở tai trong hoặc tại dây thần kinh tiền đình. Các nguyên nhân này xuất phát từ các chứng bệnh như viêm tai xương hoặc do uống rượu, dùng một số thuốc đặc trị gây ra.

1.2. Triệu chứng tiền đình ngoại biên

Triệu chứng tiền đình phổ biến nhất là hiện tượng chóng mặt, đau đầu. Các triệu chứng này gây khó chịu trong cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Đôi khi những cơn chóng mặt chỉ là thoáng qua nhưng có thể tái đi tái lại gây mệt mỏi cho người bệnh.

Đối với trường hợp nặng sẽ có những biểu hiện như chóng mặt kéo dài không thể thay đổi tư thế. Ngoài ra, triệu chứng hội chứng tiền đình ngoại biên còn kèm theo nôn trớ kéo dài, giảm thính lực cả hai bên tai.

Người bệnh luôn trong trạng thái nặng đầu, choáng váng, khó tập trung và tâm trạng bất ổn. Để tránh những biến chứng nặng nề, bạn nên khám chuyên khoa với các bác sĩ chuyên môn giỏi để phát hiện bệnh sớm và có phương hướng điều trị đúng cách.

Rối loạn tiền đình ngoại biên đang có xu hướng trẻ hóa

Rối loạn tiền đình ngoại biên đang có xu hướng trẻ hóa (Nguồn: baomoi.com)

2. Các loại rối loạn tiền đình ngoại biên

2.1. Rối loạn tiền đình ngoại biên thể nhẹ

Khi đó bệnh nhân có triệu chứng chóng mặt, đau đầu thoáng qua và xảy ra trong thời gian ngắn. Những triệu chứng này xuất hiện khi bệnh nhân lắc đầu, thay đổI tư thế. Nguyên nhân có thể là do những chấn thương nhẹ ở đầu hoặc có thể do bệnh lý tắc mạch máu sau cổ. Với bệnh lý thể nhẹ này, bác sĩ có thể tư vấn cho bạn cách điều trị bằng việc tập luyện thể dục đúng cách hoặc sử dụng gói xoa bóp bấm huyệt chữa bệnh tiền đình tại Vinmec giúp giảm thiểu cơn đau và điều trị bệnh lý tiền đình.

2.2. Rối loạn tiền đình ngoại biên thể nặng

Thời điểm này các triệu chứng chóng mặt bắt đầu nặng hơn khiến người bệnh không thể đứng lên, ngồi xuống ngay. Triệu chứng bệnh kéo dài khiến người bệnh gặp trở ngại trong cuộc sống hàng ngày. Cơn chóng mặt giai đoạn này thường đi kèm nôn nhiều, ù tai và giảm thính lực. Người bệnh sẽ luôn cảm thấy đầu nặng, choáng váng, khó tập trung và ở một số bệnh nhân có biểu hiện sợ ánh sáng.

Rối loạn tiền đình thể nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống

Rối loạn tiền đình thể nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống (Nguồn: nhathuoclongchau.com)

3. Cách chữa rối loạn tiền đình ngoại biên

3.1. Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý

Các loại thực phẩm tốt cho hệ thần kinh cực tốt trong việc điều trị và phòng tránh bệnh tiền đình. Bạn nên tăng cường rau xanh giàu vitamin, khoáng chất và hoa quả tươi ngon theo mùa, từ bỏ thói quen rượu bia và hạn chế đồ ăn vặt.

3.2. Tập thể dục đều đặn mỗi ngày

Vận động thường xuyên là yếu tố rất quan trọng, đặc biệt đối với người làm việc văn phòng. Một số bài tập bạn có thể tập hàng ngày như chạy bộ, đạp xe hoặc một số bài tập chuyên biệt cho người rối loạn tiền đình theo tư vấn của bác sĩ.

3.3. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Hiện tại, phương pháp chữa rối loạn tiền đình bằng Đông y khá phổ biến. Dù sử dụng bất kỳ loại thuốc nào bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng vì mỗi giai đoạn bệnh sẽ có những cách điều trị khác nhau.

Tầm soát sức khỏe định kỳ và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ

Tầm soát sức khỏe định kỳ và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ (Nguồn: cachlammoi.com)

Những thông tin hữu ích về hội chứng tiền đình ngoại biên kể trên hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về triệu chứng, cách phòng tránh và điều trị của bệnh lý này. Chúc bạn và gia đình có sức khỏe thật tốt và tận hưởng cuộc sống vui khỏe mỗi ngày. Đừng quên tham gia khám sức khỏe định kỳ nhằm tầm soát các bệnh lý phổ biến hiện nay và tìm phương hướng điều trị kịp thời.

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :Hội chứng tiền đình ngoại biên là gì, triệu chứng và cách điều trị