Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân xạ trị hiệu quả nhất

30/11/2023

Liệu cách chăm sóc bệnh nhân xạ trị có quá phức tạp và khó khăn? Cùng tham khảo các thông tin dưới đây để có chế độ chăm sóc người bệnh một cách phù hợp, mang đến hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe.

1. Những điều cần biết và cách chăm sóc bệnh nhân xạ trị

1.1. Những điều cần biết về xạ trị

1.1.1. Bệnh nhân xạ trị có cần phải cách ly với mọi người xung quanh

Thông thường, bệnh nhân xạ trị được chia làm hai nhóm. Nhóm thứ nhất là những người điều trị xạ trị ngoài không cần cách ly với mọi người xung quanh. Nhóm thứ hai là những người điều trị xạ trị áp sát hoặc sử dụng các loại thuốc được thực hiện bằng đường tiêm hoặc uống. Đối với nhóm bệnh nhân này cần cách ly với mọi người một thời gian, đặc biệt là với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ bởi trong người có chứa nguồn phóng xạ.

xạ trị

Một số bệnh nhân xạ trị cần cách ly với người xung quanh (Nguồn: vietnamembassy-brunei.org)

1.1.2. Một số tác dụng phụ trong xạ trị

Trong quá trình xạ trị, bệnh nhân sẽ gặp phải một số tác dụng phụ. Mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn là những tác dụng phụ thường thấy ở bệnh nhân xạ trị. Bên cạnh đó là tình trạng tổn thương da, vùng da xạ trị có thể bị sưng tấy đỏ, một số vùng có thể bị ẩm ướt, bị loét,…

Ở những bệnh nhân xạ trị vùng ngực còn xuất hiện tình trạng viêm phổi do xạ trị, viêm thực quản, nuốt khó, viêm mạc miệng, viêm họng,.. Nếu xạ trị ở cùng đầu, cổ, ngực,… Hiện tượng rụng tóc cũng là tình trạng thường thấy ở các bệnh nhân xạ trị. Ngoài ra có nhiều tác dụng phụ xuất hiện sau xạ trị vài tháng đến vài năm như teo da, hoại tử da vùng tiến hành xạ trị, khô miệng, khít hàm, viêm phổi,…

1.1.3. Xạ trị có ảnh hưởng đến việc có con sau này

Đối với bệnh nhân nữ, xạ trị có thể ảnh hưởng đến thời gian mang thai sau này. Thông thường việc mang thai sau điều trị ung thư được nghiên cứu là an toàn cho mẹ và bé. Nhưng theo các bác sĩ để đảm bảo những rủi ro, người mẹ nên đợi một vài năm (khoảng 2 – 5 năm) sau xạ trị mới nên mang thai. Riêng đối với bệnh nhân nam, chưa có khuyến cáo nào về thời gian dự tính có con sau xạ trị. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyên nên đợi từ 2 – 5 năm để tinh trùng có thể bị tổn thương trong quá trình xạ trị có thể được hồi phục và thay thế.

1.2. Cách chăm sóc bệnh nhân xạ trị cụ thể

1.2.1. Chăm sóc khu vực da bị xạ trị

Đối với vùng da xạ trị thường dễ bị tổn thương, viêm nhiễm chính vì vậy người bệnh cần chú ý chăm sóc. Làm sạch vùng da với các loại gel tự nhiên hoặc các loại kem, dầu thoa theo chỉ định của bác sĩ, không sử dụng xà phòng hay các chất tẩy rửa mạnh. Nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để tránh gây cọ sát và tổn thương da.

1.2.2. Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Tia UV trong ánh nắng mặt trời chính là yếu tố gây tổn thương đến da, đặc biệt là vùng da mới xạ trị. Vì vậy, trong cách chăm sóc bệnh nhân xạ trị, cần chú ý hạn chế cho người bệnh tiếp xúc của ánh nắng mặt trời bằng cách hạn chế ra ngoài nắng, sử dụng các loại nón, mũ, ô dù để che nắng cẩn thận nhất, thoa kem chống nắng chống tia UV giúp bảo vệ da hiệu quả hơn.

1.2.3. Chăm sóc răng miệng

Đối với bệnh nhân thực hiện xạ trị ở vùng khoang miệng thường bị khô và tiết nhiều nước. Vì vậy dễ dàng gây nên tình trạng lở loét, viêm nhiễm,… Thậm chí là mất vị giác. Chính vì vậy để hạn chế tình trạng nên, người bệnh cần có chế độ chăm sóc răng miệng cẩn thận trước và sau mỗi bữa ăn. Thực hiện theo chỉ định của bác sĩ về việc mua sử dụng sản phẩm chăm sóc răng miệng chuyên dụng. Tham khảo top 20 sản phẩm bàn chải tốt nhất, sạch sâu, phù hợp, mềm mại không gây xây xước miệng,… Đồng thời, người bệnh nên uống nhiều nước, mật ong, glucose và tránh sử dụng các loại thực phẩm quá nóng hay quá cay,…

1.2.4. Chăm sóc dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng là vấn đề rất quan trọng trong cách chăm sóc bệnh nhân xạ trị. Người bệnh nên nắm rõ một số thực phẩm nên ăn và cần phải kiêng trong giai đoạn này. Bên cạnh đó là một vài lưu ý trong quá trình xây dựng chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm tốt, tăng sức đề kháng để giúp quá trình hồi phục diễn ra hiệu quả hơn.

1.2.5. Chăm sóc về mặt thể chất

Ngoài những lưu ý về vấn đề trên, thể chất người bệnh sau xạ trị cũng rất quan trọng. Đây cũng là yếu tố và điều kiện để người bệnh mau chóng hồi phục hơn. Cần lưu ý cách chăm sóc bệnh nhân xạ trị, để cải thiện thể chất ngoài chế độ dinh dưỡng hàng ngày, người bệnh nên vận động thường xuyên, tập luyện thể dục, lựa chọn những bộ môn thể thao giúp cải thiện sức khỏe phù hợp. Bên cạnh đó luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh rơi vào tình trạng suy sụp, chán nản,…

2. Lưu ý chăm sóc bệnh nhân xạ trị

2.1. Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân trước xạ trị

Trước khi tiến hành quá trình xạ trị, người bệnh cần phải được chuẩn bị tốt về mặt tâm lý, giữ cho tinh thần thoải mái, tránh sợ hãi, căng thẳng. Bên cạnh đó, chú ý giữ gìn sức khỏe, chuẩn bị tốt nhất về mặt thể chất bằng cách bổ sung các dưỡng chất giúp tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch một cách tốt nhất.

2.2 Lưu ý chăm sóc bệnh nhân trong thời gian xạ trị

Ở nhiều bệnh nhân, trong quá trình thực hiện xạ trị sẽ gặp một số biểu hiện như kém ăn, đau hay xuất huyết,… Dựa vào trình trạng cơ thể người bệnh, bác sĩ sẽ có phương pháp điều chỉnh kịp thời về cách điều trị, liều lượng thuốc, thời gian thực hiện,… hoặc cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc cần thiết. Bên cạnh đó, trong cách chăm sóc bệnh nhân xạ trị, cũng cần chú ý bổ sung đầy đủ nước cho người bệnh trong quá trình điều trị để giúp hạn chế các phản ứng xảy ra trên cơ thể trong quá trình điều trị.

2.3. Lưu ý chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị

Kế hoạch bệnh nhân ung thư sau xạ trị có ý nghĩa rất quan trọng đối với với quá trình hồi phục thể chất và tinh thần bệnh nhân. Sau xạ trị, trước tiên phần da người bệnh cần được chăm sóc cẩn thận, chú ý giữ gìn sạch sẽ, hạn chế sử dụng những chất kích thích hay hóa học hay cọ xát gây tổn thương vùng da. Bên cạnh đó, người bệnh cần phải được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như nghỉ ngơi hợp lý để hồi phục sức khỏe tốt hơn, phục vụ cho các đợt điều trị sau này.

3. Chế độ dinh dưỡng chăm sóc bệnh nhân xạ trị

Việc đảm bảo một chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân xạ trị giữ một vai trò rất quan trọng. Không chỉ đảm bảo tình trạng sức khỏe hồi phục nhanh hơn mà còn giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch, từ đó giúp cho quá trình xạ trị sau đó nếu có diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả tốt hơn. Người bệnh cần đảm bảo được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Các loại vitamin, khoáng chất, chất béo, tinh bột, protein,… là những thành phần dinh dưỡng không thiếu trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của người bệnh xạ trị.

Để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe, người bệnh nên lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu, chia thành nhiều bữa ăn trong ngày, ăn chậm nhai kỹ. Chú trọng ăn các rau xanh và trái cây tươi ngon trong chế độ ăn hàng ngày. Bổ sung thực phẩm bổ dưỡng tăng cường sức khỏe, uống đủ nước, lựa chọn nước tinh khiết hoặc các loại nước ép trái cây và nên uống sau bữa ăn khoảng 1 giờ đồng hồ.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý không sử dụng các loại nước uống có gas, rượu bia hay các loại chất kích thích khác. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có nhiều dầu mỡ, đường, thức ăn quá lạnh, hoặc quá cứng, khó tiêu hóa. Đặc biệt trước khi thực hiện xạ trị, người bệnh không nên ăn quá no.

Rõ ràng, cách chăm sóc bệnh nhân xạ trị giữ vai trò rất quan trọng đối với quá trình hồi phục và điều trị bệnh. Vậy nên, ngoài một số lưu ý về cách chăm sóc người bệnh trên đây, người bệnh có thể tham khảo một vài buổi tư vấn dinh dưỡng trên Useful, thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ để nhận biết tình trạng sức khỏe một cách tốt nhất.

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân xạ trị hiệu quả nhất