Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì? 10 điều cần làm và kiêng kỵ

30/11/2023

Mang thai 3 tháng đầu vô cùng quan trọng, không chỉ là giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển các bộ phận cơ thể, mà còn chứng kiến sự thay đổi về tâm sinh lý, ngoại hình của mẹ bầu. Vậy mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì? Điều gì mẹ nên làm, cần tránh?

1. Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu

1.1. Thai nghén trong 3 tháng đầu

Thai nghén (hay ốm nghén) là hiện tượng xuất hiện trong khoảng giai đoạn thai nhi 3 tháng tuổi. Một số triệu chứng ốm nghén như buồn nôn, mệt mỏi, kén ăn, nôn ói liên tục,… Tuy nhiên, trên thực tế, không phải phụ nữ mang thai nào cũng xuất hiện những triệu chứng ốm nghén kể trên, thậm chí có nhiều người không có triệu chứng ốm nghén trong quá trình mang thai.

Đến nay, nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai nghén, đặc biệt trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ vẫn chưa xác định, nhưng theo nhiều nghiên cứu uy tín trên toàn thế giới, thai nghén là hiện tượng rất bình thường và cũng là dấu hiệu tốt cho thai nhi. Tuy vậy, ở một số trường hợp mẹ bầu nôn ói liên tục, tình trạng mệt mỏi kéo dài thì nên đến bệnh viện để theo dõi và cần có một chế độ ăn hợp lý.

Mệt mỏi, buồn nôn… là những triệu chứng ốm nghén thường gặp

Mệt mỏi, buồn nôn… là những triệu chứng ốm nghén thường gặp (Nguồn: twitter.com)

1.2. Mang thai 3 tháng đầu có nên khám phụ khoa

Đây là một trong những băn khoăn của mẹ bầu chưa có kinh nghiệm sinh nở. Về kiến thức bà bầu 3 tháng đầu này, Blog Useful khuyên mẹ bầu vẫn nên đi khám phụ khoa. Bởi như đã nói ở trên, phụ nữ khi mang thai có sự thay đổi rất lớn từ bên trong lẫn bên ngoài, đặc biệt là lượng hormone trong cơ thể bị thay đổi liên tục, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa. Nếu mẹ bầu mắc bệnh phụ khoa mà không kịp thời chữa trị thì nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi rất lớn như sinh non, sẩy thai, lưu thai,…

Để không ảnh hưởng đến thai nhi trong quá trình khám phụ khoa cũng như quá trình điều trị bệnh phụ khoa (nếu mắc bệnh), bạn nên tìm chọn những cơ sở khám uy tín, chất lượng với đội ngũ y bác sĩ có trình độ tay nghề cao, máy móc, trang thiết bị hiện đại.

Khám thai thời gian đầu là rất cần thiết cho cả mẹ và bé

Khám thai thời gian đầu là rất cần thiết cho cả mẹ và bé (Nguồn: beyeu.vn)

1.3. Mang thai 3 tháng đầu có nên siêu âm nhiều lần

Trong những dịch vụ chăm sóc thai sản trọn gói các mẹ tin tưởng lựa chọn hiện nay, siêu âm là dịch vụ được nhiều mẹ bầu rất quan tâm. Một câu hỏi khiến mẹ bầu băn khoăn đó là: có nên siêu âm nhiều lần khi mang thai 3 tháng đầu? Câu trả lời đó là mẹ bầu nên siêu âm ít nhất 3 lần/ tháng (khoảng 9 lần/3 tháng đầu). Theo đó, ý nghĩa của việc siêu âm sẽ thay đổi trong từng giai đoạn của thai kỳ. Đối với thai kỳ 3 tháng đầu tiên, việc siêu âm sẽ giúp bạn biết được tình trạng sức khỏe của thai nhi, xác định tim thai, tình trạng nước ối, vị trí nằm của thai có đúng không (trong hay ngoài tử cung), dự tính ngày sinh,…

Không những vậy, khi siêu âm trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, bạn có thể phát hiện một số dị tật thai nhi (nếu có) và đo độ mờ da gáy (khoảng 11-13 tuần) để phát hiện thai nhi có bị hội chứng Down hay không.

1.4. Có thai 3 tháng đầu nằm ngủ như thế nào

Khi mang thai, người phụ nữ với trách nhiệm “mang nặng đẻ đau” sẽ cùng ăn, cùng làm, cùng sinh hoạt, ngủ nghỉ với thai nhi. Và cũng do quá trình mang thai khiến cơ thể phụ nữ có nhiều sự thay đổi nên những thói quen sinh hoạt hàng ngày sẽ có nhiều đổi khác, điển hình là giấc ngủ.

Giấc ngủ trong thời gian mang thai 3 tháng đầu của người phụ nữ có thể gặp nhiều rắc rối như khó tìm ra tư thế thoải mái để ngủ, cảm giác muốn ngủ cả ngày (do progesterone tăng), ngủ hay bị ợ nóng,… Tốt nhất trong khoảng thời gian này, bạn nên tìm ra một tư thế ngủ thích hợp, vừa không ảnh hưởng đến hô hấp, vừa giúp ngủ ngon hơn.

Vậy khi mang thai 3 tháng đầu, bạn nên nằm ngủ như thế nào? Có 3 tư thế nằm ngủ mà mẹ bầu nên áp dụng trong 3 tháng đầu mang thai gồm: tư thế nằm nghiêng sang trái giúp hệ hô hấp lưu thông rất tốt; nằm nghiêng một bên; và lót thêm đệm dưới bụng, lưng để có một tư thế ngủ thoải mái nhất. Ngoài ra mẹ bầu có thể tham khảo 8 tư thế dễ ngủ cho bà bầu 3 tháng đầu an toàn, thoải mái mà lại tốt cho thai nhi.

Khi mang thai, bạn nên tìm một tư thế ngủ thoải mái nhất cho mẹ và thai nhi

Khi mang thai, bạn nên tìm một tư thế ngủ thoải mái nhất cho mẹ và thai nhi (Nguồn: igniteopm.com)

2. Kinh nghiệm mang thai 3 tháng đầu giúp bé khỏe mạnh

2.1. Chế độ dinh dưỡng, thực phẩm nên ăn

Một trong những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu đó là chế độ dinh dưỡng và thực phẩm cần bổ sung hàng ngày như thế nào sao cho khoa học và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ lẫn con.

Ở giai đoạn này, mẹ bầu cần bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ, cụ thể là một số thực phẩm như: bổ sung thêm các loại rau củ (các loại đậu, ớt chuông, khoai tây, khoai lang, măng tây…), ăn nhiều trái cây tươi, đảm bảo an toàn, sạch sẽ (nho, bơ, chuối, lê, cherry, táo…), bổ sung thêm ngũ cốc, sữa và các loại chế phẩm từ sữa nguồn gốc xuất xứ rõ ràng (sữa chua, phô mai), trứng, thịt.

2.2. Thử thai

Nếu bạn vẫn đang thắc mắc việc mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì thì điều đầu tiên bạn nên làm, đó là mua ngay que thử thai để kiểm tra khi phát hiện mình bị trễ kỳ kinh nguyệt. Điều này sẽ giúp kết luận gần như chắc chắn việc bạn có thai hay không bên cạnh các dấu hiệu mang thai dễ nhận biết cũng như giúp bạn chuẩn bị tâm lý cho hành trình dài “9 tháng 10 ngày” sau đó.

Thử thai để xác định mình có mang thai hay không

Thử thai để xác định mình có mang thai hay không (Nguồn: babaucanbiet.com)

2.3. Khám thai định kỳ

Việc khám thai định kỳ sẽ giúp bạn theo dõi được tình hình sức khỏe của thai nhi, đặc biệt là quá trình phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều gói khám thai sản định chất lượng được mua dễ dàng trên các kênh mua sắm uy tín như Useful.vn (hoặc App Adayroi). Tại đây, bạn có thể tham khảo gói thai sản 12 tuần thai đơn/đôi với dịch vụ tiện ích và giá thành được hỗ trợ thông qua chương trình tích điểm khi thanh toán bằng thẻ VinID.

Bạn nên chọn gói thai sản (bao gồm khám thai, siêu âm…) ở những cơ sở uy tín, chất lượng

Bạn nên chọn gói thai sản (bao gồm khám thai, siêu âm…) ở những cơ sở uy tín, chất lượng (Nguồn: qefes.biz)

2.4. Uống đủ nước mỗi ngày

Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì? Đó là nên uống đủ nước trong suốt quá trình mang thai để cả mẹ lẫn thai nhi luôn khỏe mạnh. Tốt nhất bạn nên uống từ 1.4 – 1.9 lít nước tinh khiết mỗi ngày. Bạn có thể thay thế nước lọc bằng một số nước trái cây (nước cam, nước ép táo…).

Đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày

Đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày (Nguồn: conlatatca.vn)

2.5. Đi ngủ sớm

Những cơn nghén khi mang thai trong 3 tháng đầu sẽ khiến nhiều mẹ bầu luôn buồn ngủ và muốn ngủ cả ngày. Dù đôi khi, những cơn buồn nôn, sự mệt mỏi, khó chịu khiến bạn khó ngủ nhưng hãy cố gắng ngủ sớm với một tư thế ngủ thoải mái nhất. Để có được giấc ngủ ngon hơn, mẹ bầu nên sử dụng các loại gối ngủ cho bà bầu êm ái không gây đau lưng, cổ, vai gáy.

Lựa chọn cho mình một tư thế ngủ thoải mái nhất

Lựa chọn cho mình một tư thế ngủ thoải mái nhất (Nguồn: sendo.vn)

2.6. Bổ sung axit folic và các vitamin quan trọng

Đây là 2 dưỡng chất cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi. Nếu như vitamin hỗ trợ hình thành tế bào màu và hệ thần kinh của thai nhi thì axit folic sẽ giúp não bộ của thai nhi phát triển, đồng thời giảm thiểu một số dị tật của thai nhi.

2.7. Trang bị kiến thức mang thai

Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì? sẽ thật thiếu sót khi bạn – người mẹ trong tương lai chưa trang bị đầy đủ kiến thức thai giáo. Bạn dễ dàng trang bị bằng cách tìm đọc những cuốn sách thai giáo hay cho bà bầu, lắng nghe chia sẻ của những người mẹ đã có kinh nghiệm mang thai hay nhờ bác sĩ tư vấn.

Hãy trang bị thêm kiến thức mang thai bằng cách đọc sách thai giáo

Hãy trang bị thêm kiến thức mang thai bằng cách đọc sách thai giáo (Nguồn: conlatatca.vn)

2.8. Chuẩn bị tinh thần, tránh căng thẳng

Trong 3 tháng đầu mang thai, điều bạn nên làm nhất chính là tạo niềm vui cho bản thân, chuẩn bị tinh thần cho cả hành trình dài sắp tới cũng như tránh tình trạng căng thẳng, lo âu khi mang thai – điều mà nhiều mẹ bầu mang thai lần đầu thường gặp phải. Hãy tham gia một số câu lạc bộ, hội nhóm dành cho mẹ bầu, mua sắm những thứ mà bạn thích!

2.9. Chuẩn bị tài chính

Chăm sóc một đứa trẻ là điều không hề đơn giản. Do đó, để tránh rơi vào tình trạng “thiếu tiền mua sữa, mua bỉm tã cho con”, bạn nên chuẩn bị tài chính ngay từ những ngày đầu tiên mang thai.

2.10. Vận động hợp lý

Cũng giống như lúc ngủ, nếu không vận động hợp lý thì sẽ khiến bạn gặp rất nhiều phiền toái, nhất là giai đoạn mang thai 3 tháng đầu đầy nhạy cảm như thế này. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có một chế độ vận động phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của mẹ lẫn bé lúc bấy giờ.

Lên kế hoạch tài chính dài hạn cho công việc làm cha mẹ sắp tới

Lên kế hoạch tài chính dài hạn cho công việc làm cha mẹ sắp tới (Nguồn: conlatatca.vn)

3. Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai để bảo vệ bé

3.1. Tránh ăn các thực phẩm không tốt

Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì và nên tránh những điều gì để bảo vệ bé? Điều đầu tiên bạn nên tránh đó là không nên (hoặc hạn chế) ăn một số loại thực phẩm như: thịt tái, hải sản sống (sushi, hàu sống), một số loại cá biển (vì chúng thường chứa một lượng thủy ngân đáng kể rất không tốt cho thai nhi), ăn trứng sống, một số chế phẩm từ sữa chưa tiệt trùng, cà phê, thức uống có cồn,…

Các loại hải sản sống, cá biển là thực phẩm không được để bà bầu dùng

Các loại hải sản sống, cá biển là thực phẩm không được để bà bầu dùng (Nguồn: giadinh365.vn)

3.2. Cực kỳ cẩn trọng khi dùng thuốc điều trị

Một khi đã mang thai, bạn không nên uống thuốc tùy tiện vì sẽ làm tăng nguy cơ dị tật cho thai nhi. Tốt nhất, bạn chỉ nên uống thuốc khi và chỉ khi có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa đồng ý.

Khi mang thai, bạn chỉ nên cẩn trọng khi uống bất cứ loại thuốc điều trị nào

Khi mang thai, bạn chỉ nên cẩn trọng khi uống bất cứ loại thuốc điều trị nào (Nguồn: moki.vn)

3.3. Tham gia các trò chơi cảm giác mạnh

Tất nhiên mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn thai nghén khó chịu nhất, những hiện tượng chóng mặt, buồn nôn luôn xuất hiện thường trực. Những trò chơi cảm giác mạnh khiến bạn càng thêm mệt, thậm chí còn dẫn đến nguy cơ động thai.

3.4. Mang vác nặng

Khi mang thai, nội tiết tố bên trong cơ thể của người phụ nữ sẽ thay đổi, dẫn đến các khớp xương, dây chằng yếu hơn, cơ thể dễ mệt mỏi. Vậy nên, những công việc cần mang vác nặng như xách hàng hóa cồng kềnh, dọn nhà hay kê đồ đạc thì bạn nên không nên làm trong quá trình mang thai, đặc biệt giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.

Bà bầu không nên vận động mạnh cũng như mang vác đồ nặng

Bà bầu không nên vận động mạnh cũng như mang vác đồ nặng (Nguồn: singlemum.vn)

3.5. Đứng hoặc ngồi quá lâu

Có lẽ, bạn đã biết việc mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì, nhưng điều bạn nên tránh trong cả quá trình mang thai, nhất là giai đoạn mang thai 3 tháng đầu đó là không nên đứng hoặc ngồi quá lâu. Bởi lúc đó, mẹ bầu rất dễ gặp phải một số vấn đề như sưng phù đầu gối, bàn chân.

3.6. Hít khói thuốc lá

Khói thuốc lá không tốt cho bất cứ ai, đặc biệt là phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, bởi khói thuốc làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng khi mang thai như sẩy thai, sinh non.

Khói thuốc lá rất không tốt cho sức khỏe mẹ lẫn thai nhi

Khói thuốc lá rất không tốt cho sức khỏe mẹ lẫn thai nhi (Nguồn: obs.line-scdn.net)

3.7. Đi giày cao gót

Tuy ở giai đoạn này, bụng bầu còn khá nhỏ nhưng để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé thì bạn nên mang giày bệt, dép, vừa thoải mái, vừa tránh những trường hợp không hay xảy ra như trẹo chân, té ngã. Bên cạnh đó, bạn nên sắm sửa thêm một số bộ trang phục thiết kế dành riêng cho bà bầu co giãn thoải mái để mặc.

Nên mang giày búp bê, dép và không dùng các loại giày cao gót

Nên mang giày búp bê, dép và không dùng các loại giày cao gót (Nguồn: evashoes.com.vn)

3.8. Tắm bồn nước nông

Nếu bồn tắm quá nông thì có thể làm nguy hiểm đến thai nhi, thậm chí có thể làm tăng khả năng dị tật của thai nhi. Đó là chưa kể đến nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng vì bồn chưa được vệ sinh sạch sẽ hoặc nước trong bồn tắm không vệ sinh. Vì vậy, các mẹ nên tránh tắm bồn quá nông, không đảm bảo vệ sinh.

Mẹ bầu không nên tắm bồn quá lâu

Mẹ bầu không nên tắm bồn quá lâu (Nguồn: eva.vn)

3.9. Các hóa chất độc hại

Hóa chất như mùi sơn tường, sơn quét gỗ có thể làm bạn ngộ độc và gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Vậy khi mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì?  Đó là bạn không nên ở lâu trong căn phòng mới xây hoặc nơi có mùi sơn nồng.

3.10. Phân chó mèo

Vì trong phân chó mèo thường có chứa ký sinh trùng Toxoplasma – nguyên nhân gây bệnh ký sinh trùng Toxoplasmosis, nên tốt nhất trong quá trình mang thai, bạn nên rửa tay thật sạch sau khi tiếp xúc chó mèo và đeo găng tay kỹ càng nếu phải dọn phân của chúng.

Cho mẹ bầu một không gian thoáng đãng, tránh các mùi hôi, hóa chất độc hại

Cho mẹ bầu một không gian thoáng đãng, tránh các mùi hôi, hóa chất độc hại (Nguồn: mommyspa.vn)

Trên đây là những lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu cũng như một số điều nên làm và cần tránh trong quá trình mang thai nhạy cảm này. Hy vọng các mẹ sẽ có được những kiến thức thai giáo hữu ích để chuẩn bị cho thai kỳ của mình được diễn ra tốt nhất và cũng đừng quên tin tưởng lựa chọn bệnh viện Vinmec chuẩn quốc tế 5 sao làm người bạn đồng hành trong suốt giai đoạn này nhé!

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì? 10 điều cần làm và kiêng kỵ