Review ghép tế bào gốc chữa tự kỷ có hiệu quả tốt không, cần lưu ý gì

30/11/2023

Tự kỷ là một trong những căn bệnh khá phổ biến ở trẻ em và đem lại nhiều phiền toái cho gia đình người bệnh. Hiện nay phương pháp ghép tế bào gốc chữa bệnh tự kỷ được xem là hướng đi mới cực kỳ hiệu quả để chữa trị căn bệnh nguy hiểm này.

1. Tìm hiểu về bệnh lý tự kỷ

1.1. Bệnh tự kỷ là gì

Tự kỷ được biết đến là một bệnh lý về não do một số rối loạn phát triển thần kinh hay tình trạng gen bất thường gây ra. Tuy nhiên những rối loạn về sự phát triển thần kinh như là có sự thay đổi trong cấu trúc của tiểu não, thùy thái dương, thùy trán … hiện nay đều là những giải thuyết. Hiện nay tỷ lệ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ em những năm gần đây có dấu hiệu tăng lên, cứ 100 trẻ em thì có 1 bé bị tự kỷ.

Tự kỷ là căn bệnh phổ biến ở trẻ em hiện nay

Tự kỷ là căn bệnh phổ biến ở trẻ em hiện nay (Nguồn: vneconomy.vn)

1.2. Nguyên nhân bị bệnh tự kỷ

Những nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ ở trẻ em có thể là sự ảnh hưởng từ sự rối loạn trong quá trình phát triển của hệ thần kinh hay do bộ gen có những bất thường khi sinh ra. Tuy nhiên cũng có những yếu tố bên ngoài tác động là cho bệnh thêm nặng hơn như là gia đình, ba mẹ ít dành thời gian cho con cái của mình, cho trẻ xem tivi, sử dụng điện thoại quá nhiều, ít dành thời gian cho bé ra ngoài và tiếp xúc với môi trường xung quanh…

1.3. Dấu hiệu của bệnh tự kỷ

Trẻ thiếu hụt những kỹ năng tương tác với xã hội bên ngoài như là không biết giao tiếp bằng mắt, không biết chỉ tay, ít cử chỉ trong quá trình giao tiếp, chơi một mình, không làm theo hướng dẫn, không để ý tới thái độ của mọi người xung quanh, chỉ làm theo ý thích của mình…

Trẻ bị tình trạng bất thường về mặt ngôn ngữ như chậm nói, không nói, phát âm những từ vô nghĩa, không nói theo sự hướng dẫn, ngôn ngữ bị thụ động, không hay đặt ra câu hỏi hay nếu có hỏi thì thường hỏi đi hỏi lại 1 câu, giọng nói của bé lớ ngớ, thiếu diễn cảm, nói khó nghe…

Có những bất thường về mặt hành vi, thói quen cũng như sở thích bị thu hẹp. Bé sẽ hay lặp đi lặp lại một số hành động như đi kiễng gót, lắc lư người, chạy vòng vòng hay nhảy chân sáo. Bé cũng bị tình trạng chỉ thích một số đồ vật hay màu sắc nhất định. Trẻ bị tự kỷ đôi khi cũng sợ những hành động mạnh như tiếng hét quá lớn, tiếng động mạnh, ánh sáng… hay thích những hành động được sờ, được vuốt ve, được ôm ấp …

1.4. Bệnh tự kỷ nguy hiểm như thế nào

Căn bệnh tự kỷ sẽ làm cho bé khó hòa nhập với cuộc sống xã hội và cộng đồng xung quanh mình. Làm giảm khả năng giao tiếp, tiếp xúc với những người bạn đồng trang lứa, có thể trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Trẻ tự kỷ đôi khi cũng có những bồng bột và không kiểm soát được hành vi và thái độ của mình với mọi thứ xung quanh. Nếu không được chăm sóc và điều trị sớm thì những nguy hiểm của trẻ bị tự kỷ nặng lại càng khó đoán, áp lực cực kỳ lớn cho gia đình trong tương lai.

1.5. Cách điều trị bệnh tự kỷ

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị cho bé tự kỷ ở nhiều cấp độ khác nhau như điều trị bằng liệu pháp tâm lý, phương pháp tăng cường chức năng cho bộ não của bé, phương pháp y sinh lý,… Hiện nay với sự phát triển của khoa học y khoa đã xuất hiện phương pháp ghép tế bào gốc chữa tự kỷ cũng là một trong những hướng đi mới giúp mở đường trong quá trình điều trị và hoàn thiện sự phát triển trí não của trẻ bị bệnh tự kỷ trong tương lai.

Trẻ tự kỷ thường tách biệt với xã hội và cộng đồng

Trẻ tự kỷ thường tách biệt với xã hội và cộng đồng (Nguồn: nhathuoclongchau.com)

2. Đánh giá hiệu quả của ghép tế bào gốc chữa tự kỷ

2.1. Tác dụng của tế bào gốc trong điều trị bại não

Tế bào gốc được xem là một trong những phép màu mang đến cơ hội phát triển bình thường cho trẻ em bị bệnh bại não hiện nay. Phương pháp này đã giúp cho bệnh nhân có thể phục hồi được một phần hay gần như toàn bộ các chức năng của não bộ. Chính nhờ sự ưu việt của phương pháp này đã giúp các nhà khoa học và y khoa nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc cho việc điều trị nhiều căn bệnh khác trong đó có tự kỷ.

2.2. Những thử nghiệm lâm sàng trong và ngoài nước

Hiện nay tại Việt Nam đã có nhiều ca phẫu thuật chữa bệnh bại não bằng phương pháp tế bào gốc như bé Nhật Lam và Thanh Tuyền trước đó đã thực hiện lưu trữ tế bào gốc tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, sau ca phẫu thuật 2 bé đã có rất nhiều tiến triển trong việc hình thành và phát triển trí não như những em bé bình thường khác. Bên cạnh đó một số phương pháp chữa tự kỷ bằng ghép tế bào gốc máu cuống rốn ở Mỹ hay sử dụng tủy xương ở Ấn Độ cũng mang lại nhiều kết quả khả quan cho bệnh nhân tự kỷ.

2.3. Đánh giá ưu điểm khi dùng tế bào gốc điều trị tự kỷ

Phương pháp ghép tế bào gốc chữa trị tự kỷ có nhiều ưu điểm vượt trội so với những phương pháp khác, đó là thời gian phục hồi của bệnh nhân sẽ nhanh hơn, bệnh nhân sẽ cải thiện được các chức năng của não một cách nhanh chóng và hoàn thiện hơn. Kết hợp phương pháp này cùng với sự chăm sóc khoa học đúng cách sau phẫu thuật sẽ giúp bé có cơ hội được hòa nhập với xã hội và cộng đồng xung quanh.

2.4. Một số lưu ý khi điều trị cần biết

Tuy nhiên phương pháp này cũng có một số mặt hạn chế vì trong quá trình cấy ghép tế bào gốc sẽ có nguy cơ phát triển sai thành tế bào ung thư. Bên cạnh đó kết quả tế bào gốc từ dây rốn đang thử nghiệm lâm sàng và cần nghiên cứu thêm. Phương pháp này chỉ có kết quả tốt nếu người bệnh được phát hiện và điều trị sớm. Ngoài ra con đường truyền tế bào gốc cũng rất quan trọng.

Việc lưu giữ tế bào gốc sẽ giúp chữa trị được nhiều bệnh sau này cho bé

Việc lưu giữ tế bào gốc sẽ giúp chữa trị được nhiều bệnh sau này cho bé (Nguồn: phunuvietnam.vn)

Chắn hẳn với những thông tin và kiến thức về phương pháp  ghép tế bào gốc chữa trị tự kỷ trên đây sẽ giúp bạn có thêm những hiểu biết về căn bệnh nguy hiểm ở trẻ em này. Bên cạnh đó hiện nay công nghệ tế bào gốc cũng đã được ứng dụng rất nhiều trong việc chữa trị những bệnh khác như là liệu pháp tế bào tươi kết hợp tế bào gốc xương chậu 6 ngày 5 đêm tại CHLB Đức hay liệu pháp tế bào tươi kết hợp tế bào gốc tự thân (mỡ, máu) 7 ngày 6 đêm tại CHLB Đức…

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :Review ghép tế bào gốc chữa tự kỷ có hiệu quả tốt không, cần lưu ý gì