Review phương pháp điều trị bệnh tim mạch bằng tế bào gốc như thế nào

30/11/2023

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh diễn biến rất âm thầm và nhiều trường hợp xảy ra rất đột ngột gây nguy hại đến tính mạng của người bệnh. Tìm hiểu những kiến thức điều trị bệnh tim mạch khi trong nhà có người lớn tuổi là hết sức cần thiết.

1. Bệnh tim mạch là gì?

Bệnh tim mạch nói chúng xác hơn là một nhóm bệnh có liên quan đến tim và mạch máu. Các bệnh tim mạch thường gặp bao gồm: bệnh về động mạch vành, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, suy tim, đột quỵ, rối loạn nhịp tim, suy tim, bệnh cơ tim, tăng huyết áp, dị tật ở tim, phình động mạch chủ, bệnh huyết khối… Đối tượng của bệnh tim mạch là tất cả mọi người không phân biệt độ tuổi, giới tính hay nghề nghiệp. Bệnh không thể chữa khỏi một cách hoàn toàn. Điều trị bệnh tim mạch cần một khoảng thời gian lâu dài, chăm sóc và theo dõi chu đáo.

Các bệnh lý về tim mạch gây nguy hại đến sức khỏe

Các bệnh lý về tim mạch gây nguy hại đến sức khỏe (Nguồn: vinmec.com)

2. Những bệnh tim mạch thường gặp

2.1 Đột quỵ

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là một trong những bệnh tim mạch thường gặp nhất ở người lớn tuổi, gây nguy hiểm, xảy ra khi máu tuần hoàn bị gián đoạn dẫn đến thiếu oxy và dinh dưỡng cho não, làm suy giảm nghiêm trọng các chức năng của tế bào não, giết chết các tế bào và để lại nhiều di chứng nặng nề với người bệnh, thậm chí là tử vong. Các dạng đột quỵ thường gặp là co thắt mạch máu não, nhồi máu não, thiếu máu thoáng qua, vỡ mạch máu não hay xuất huyết não.

2.2 Suy tim

Suy tim là bệnh do tim bị mất khả năng bơm máu nhằm duy trì hoạt động của các tế bào và bộ phận trong cơ thể. Các triệu chứng thường gặp của bệnh là kiệt sức, phù chi dưới, khó thở nhất là khi gắng sức, khi nằm hoặc khi ngủ. Người bị suy tim không thể vận động mạnh dù được chăm sóc tốt, gây cản trở khi sinh hoạt. Bệnh suy tim thường gặp là suy tim trái, suy tim phải…

2.3 Bệnh tim tăng huyết áp

Tăng huyết áp hay còn gọi là cao huyết áp, là bệnh rất phổ biến. Bệnh xảy ra khi máu tạo áp lực lớn tác động lên các thành mạch. Huyết áp tăng cao trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều biến chứng như tai biến, nhồi máu cơ tim, suy tim… khiến người bệnh bị tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe, mất khả năng lao động, thậm chí đe dọa  đến tính mạng.

2.4 Bệnh thấp tim

Bệnh thấp tim là bệnh tự miễn vì nhiễm khuẩn liên cầu Streptococcus beta Hemolytique gây ra tan huyết nhóm A. Khi cơ thể bị nhiễm bệnh, hệ miễn dịch sẽ tạo ra những kháng thể nhằm tiêu diệt các yếu tố gây hại. Tuy nhiên, do Streptococcus có cấu trúc tương đồng với các van tim và mô khớp trong cơ thể nên hệ miễn dịch bị nhầm lẫn và tấn công sai mục tiêu gây ra các tổn thương trong cơ thể.

Bệnh tim tăng huyết áp

Bệnh tim tăng huyết áp (Nguồn: victoriavn.com)

2.5 Bệnh cơ tim

Bệnh cơ tim xảy ra lúc cơ tim bị suy yếu, giảm chức năng bơm máu, cơ thể không thể nhận đủ lượng máu cần thiết. Bệnh xảy ra ở cả trên những người khỏe mạnh và có tỷ lệ đột tử cao nếu không kịp thời phát hiện để can thiệp chuyên môn. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh cơ tim là siêu vi trùng Coxsackie. Một số các trường hợp bệnh xảy ra do dùng thuốc hoặc tiếp xúc với hóa chất gây nên.

2.6 Rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp là hiện tượng bất thường về nhịp tim được thể hiện khi điện học tim. Nhịp với tần số lớn hơn 100 lần mỗi phút và không có vận động trước đó được xem là quá nhanh; nhịp tim với tần số nhỏ hơn 60 lần mỗi phút được xem là quá chậm; nhịp tim lúc nhanh lúc chậm… đều là những biểu hiện của rối loạn nhịp tim. Các triệu chứng của bệnh bao gồm đánh trống ngực, khi hồi hộp, lo âu, nhịp tim sẽ gia tăng hoặc rối loạn.

2.7 Phình động mạch chủ

Phình động mạch chủ bóc tách xảy ra khi động mạch chủ bị suy yếu, giãn phình và dẫn tới rách, gây chảy máu, mất máu ồ ạt và khiến bệnh nhân tử vong. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, chấn thương… Nguy cơ tử vong của bệnh này lên đến 95%.

2.8 Bệnh huyết khối và huyết khối tĩnh mạch

Huyết khối là bệnh hình thành do máu đông lại trong các mạch. Dù là động mạch hay tĩnh mạch… đều có thể có huyết khối. Khi bệnh hình thành trong các tĩnh mạch nằm sâu bên trong cơ thể thì được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu. Bệnh thường gặp nhất ở chân, huyết khối sẽ làm tắc tĩnh mạch chậu và chi dưới. Nhiều người bệnh gặp biến chứng nặng gây tắc nghẽn ở phổi gây ra hiện tượng đau ngực, khó thở và ngất.

2.9 Bệnh van tim

Một trái tim bình thường có 4 ngăn và để máu có thể tuần hoàn theo 1 chiều cố định thì hệ thống các van tim, ống dẫn sẽ đảm nhận. Bệnh van tim xảy ra khi một hoặc nhiều van tim không thể hoặc bị hạn chế chức năng đóng mở của mình làm máu lưu thông không bình thường. Bệnh van tim thường gặp là hẹp van tim và hở van tim…

3. Cách thức chữa trị

3.1. Nhồi máu cơ tim

Phương pháp cấy tế bào gốc để điều trị bệnh tim mạch, cụ thể là những bệnh nhân từng bị nhồi máu cơ tim cho thấy những kết quả đáng khích lệ. Theo kết quả nghiên cứu, những bệnh nhân sau khi được điều trị từ 3 đến 6 tháng bằng phương pháp này đã có những cải thiện đáng kể trong chức năng của tim. Những bệnh nhân trẻ tuổi cho hiệu quả tốt và rõ rệt hơn những bệnh nhân lớn tuổi. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy phương pháp để lại ít biến chứng, vùng tim bị tổn thương do nhồi máu được phục hồi đáng kể.

3.2 Bệnh động mạch vành giai đoạn cuối

Khi áp dụng phương pháp cấy tế bào gốc vào bệnh nhân bị bệnh động mạch vành giai đoạn cuối cũng nhận được hiệu quả tích cực. Các tế bào gốc được cấy vào vùng bị tổn thương sẽ giúp kích thích việc sản sinh ra các tế bào lành mới, cải thiện tình trạng bệnh.

3.2 Suy tim mạn do bệnh động mạch vành

Điều trị bệnh lý tim mạch bằng tế bào gốc đã mở ra một hy vọng mới cho các bệnh nhân bị suy tim mạn. Các thử nghiệm lâm sàng đã cho thấy tín hiệu tích cực trong việc áp dụng phương pháp này. Những tế bào bị tổn thương đã được phục hồi hoặc được thay thế bằng những tế bào lành mạnh khác, giúp tim hồi phục chức năng, cải thiện sức khỏe cho người bệnh.

4. Phòng chống bệnh tim mạch

4.1 Chế độ ăn uống khoa học

Người mắc bệnh về tim mạch cần chú ý đến chế độ ăn. Khẩu phần ăn cần được tính toán sao cho khoa học và đầy đủ các chất dinh dưỡng. Bệnh nhân cần được bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ, rau xanh và các loại rau củ quả giàu vitamin, khoáng chất. Bệnh nhân cần uống đủ nước, trà xanh bên cạnh đó cần kiểm soát cân nặng, lượng cholesterol trong cơ thể. Tránh xa các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn mặn, nhiều dầu mỡ để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

4.2 Luyện tập thể dục, thể thao

Tập thể dục thể thao điều độ rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe của con người. Các khối cơ và hệ thống xương khớp khi được rèn luyện dẻo dai và bền bỉ hơn, oxy cung cấp cho các tế bào nhiều hơn, giúp các bộ phận trong đó có tim làm việc tốt hơn. Một số các môn thể thao có thể áp dụng cho cả bệnh như: đi bộ, chạy nhẹ, bơi lội, đánh bóng bàn, cầu lông, tập luyện yoga vừa tốt cho sức khỏe vừa đẹp dáng,….

4.3 Luôn giữ tinh thần sảng khoái, thư giãn

Tinh thần là một yếu tố rất quan trọng để có một trái tim khỏe và một cơ thể dẻo dai. Chính lối sống lạc quan vui vẻ sẽ giúp cơ thể sản sinh ra các tế bào khỏe mạnh, mang lại sức sống cho cơ thể.

Phòng bệnh là cách để bảo vệ trái tim khỏe mạnh

Phòng bệnh là cách để bảo vệ trái tim khỏe mạnh (Nguồn: bookingcare.vn)

Điều trị bệnh tim mạch rất phức tạp và cần kiên trì trong một thời gian dài. Các bạn cần có sự chuẩn bị về kinh tế để có thể theo được hành trình dài này. Phòng bệnh luôn là phương thức tốt nhất để bảo vệ bản thân, để giữ được trái tim khỏe việc khám sức khỏe tim mạch bởi bác sĩ chuyên môn cao khi có dấu hiệu bệnh lý liên quan là rất cần thiết. Đặc biệt, hãy luôn sống lành mạnh, sinh hoạt điều độ và kiểm tra sức khỏe định kỳ nhé!

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :Review phương pháp điều trị bệnh tim mạch bằng tế bào gốc như thế nào