Rối loạn phổ tự kỷ là gì, triệu chứng, phân loại, cách điều trị khỏi

30/11/2023

Là một trong những khuyết tật gây ra bởi rối loạn hệ thần kinh, rối loạn phổ tự kỷ là chứng bệnh khá nguy hiểm cho sự phát triển và tương lai của trẻ. Những thông tin về chứng bệnh này, nguyên nhân, đặc điểm cũng như cách chữa trị dưới đây rất cần thiết để tham khảo và lưu ý.

1. Tìm hiểu về hội chứng rối loạn phổ tự kỷ là gì?

Rối loạn phổ tự kỷ thường được gọi tắt là tự kỷ (ADS), là một loại khuyết tật mà phát triển suốt đời được biểu hiện trong khoảng thời gian 3 năm đầu đời. Những dấu hiệu thể hiện ra bên ngoài chính là những khiếm khuyết về tương tác xã hội, khó khăn trong việc giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ. Bên cạnh đó, những hành vi cũng như các sở thích và cả các hoạt động của trẻ sẽ mang tính hạn hẹp đồng thời có tính chất vòng lặp. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ trẻ nào, trong mọi môi trường và hoàn cảnh khác nhau.

Chứng rối loạn tự kỷ ở trẻ là gì?

Chứng rối loạn tự kỷ ở trẻ là gì? (Nguồn: bloganchoi.com)

2. Các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ

2.1. Phân loại tự kỷ theo mức độ

Căn cứ vào các dấu hiệu, hành vi của trẻ có thể phân biệt được mức độ mắc bệnh của trẻ. Ở mức độ nhẹ, các biểu hiện có thể là trẻ không chú tâm, không nhìn vào mắt người đối diện khi trò chuyện. Ở mức độ nặng hơn, trẻ có thể không thích sự ồn ào, thích riêng tư một mình hoặc chậm nói, mất khả năng nói thành câu hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, các biểu hiện của trẻ có thể là không biểu lộ cảm xúc hay thái độ gì, hung hăng và khó khăn về mặt ngôn ngữ,… Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh tự kỷ này, ba mẹ cần cho bé đến các trung tâm khám chuyên tâm lý khoa uy tín về thần kinh để được theo dõi và chữa trị kịp thời.

2.2. Phân loại theo triệu chứng lâm sàng

Dựa vào triệu chứng lâm sàng cũng là một cách để phân loại bệnh rối loạn phổ tự kỷ. Có rất nhiều triệu chứng khác nhau, về hành vi, giao tiếp hay thái độ. Tùy triệu chứng mà có thể phân loại mức độ bệnh và độ nguy hiểm của bệnh.

2.3. Phân loại theo khả năng trí tuệ và phát triển ngôn ngữ

Những trẻ bị mắc chứng bệnh rối loạn phổ tự kỷ thường gặp khó khăn về giao tiếp, ngôn ngữ. Chính vì vậy, bạn có thể dựa vào yếu tố này, về trí nhớ của trẻ để xác định được mức độ bệnh một cách tốt hơn.

Có nhiều triệu chứng cho thấy trẻ đang bị tự kỷ

Có nhiều triệu chứng cho thấy trẻ đang bị tự kỷ (Nguồn: oeoe.vn)

3. Đặc điểm của rối loạn phổ tự kỷ dễ nhận biết

Những đặc điểm của hội chứng  rối loạn phổ tự kỷ là như thế nào?

3.1. Triệu chứng rối loạn phổ tự kỷ liên quan đến giao tiếp, ngôn ngữ

Những trẻ thường mất ngôn ngữ hay chậm phát triển ngôn ngữ thì hãy nghĩ ngay đến bệnh rối loạn phổ tự kỷ. Trong trường hợp trẻ có ngôn ngữ thì giọng nói cũng sẽ đều đều, không biểu cảm. Ngoài ra, trẻ thường thích độc thoại và không giữ vững cuộc độc thoại, lời nói tự phát không khởi đầu.

Trẻ thường khó khăn trong giao tiếp và ngôn ngữ

Trẻ thường khó khăn trong giao tiếp và ngôn ngữ (Nguồn: baomoi.com)

3.2. Biểu hiện tự kỷ liên quan đến quan hệ xã hội

Các mối quan hệ xã hội cũng là vấn đề của những trẻ mắc chứng bệnh này. Trẻ thường thích chơi một mình, tránh giao tiếp với các bạn, không biết sợ người lạ và cũng không thân thiện với người chăm sóc. Bên cạnh đó, trẻ cũng thường hạn chế lời nói, không có phản ứng khi được gọi tên hoặc không quan tâm đến những lời người khác nói.

3.3. Dấu hiệu tự kỷ liên quan đến sở thích hoạt động và hành vi

Các hoạt động thường ngày cũng không giúp trẻ hứng thú hơn. Trẻ thường chơi một mình, không tham gia các hoạt động, lặp đi lặp lại một hành động quen thuộc hoặc có những biểu hiện làm tổn thương bản thân. Bên cạnh đó, trẻ thích làm những hành vi trái ngược với sự mong đợi của người khác như: la hét, khóc, hay giận dữ,…

Trẻ thường có hành vi la hét, giận dữ

Trẻ thường có hành vi la hét, giận dữ (Nguồn: vicare.vn)

3.4. Biểu hiện rối loạn cảm giác của trẻ tự kỷ

Chứng tự kỷ này cũng biểu hiện ở cả việc thay đổi cảm giác. Theo đó, trẻ hay đưa đồ lên ngửi, liếm hoặc thay đổi cả vị giác như ăn muối không thấy mặn, ăn chanh không thấy chua, thích leo trèo, thích lộn đầu xuống đất, thích đập đầu vô tường,…

3.5. Quá tập trung chú ý vào hoạt động hoặc một vật

Bị hút chặt và tập trung quá mức vào những đồ vật quen thuộc, sợ vật lạ, người lạ cũng là đặc điểm của rối loạn phổ tự kỷ. Chính vì điều đó khiến trẻ khó thích ứng với sự thay đổi, môi trường mới hay trở nên rụt rè nhút nhát hơn. Hỗ trợ trẻ trong việc tìm hiểu thêm về thế giới xung quanh bằng với việc đọc các sách truyện về cuộc sống dành cho thiếu nhi, để bé không quá thua thiệt so với các bạn đồng trang lứa.

Trẻ sợ vật lạ, người lạ

Trẻ sợ vật lạ, người lạ (Nguồn: baomoi.com)

4. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tự kỷ ở trẻ em

Vậy do đâu mà trẻ bị mắc chứng bệnh này? Cùng tìm hiểu rõ những nguyên nhân dưới đây để có thể xác định tình trạng bệnh cũng như phương pháp điều trị phù hợp.

4.1. Yếu tố di truyền và tiền sử gia đình

Nhiều nghiên cứu cho thấy, hơn 90% trẻ bị mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ xuất phát từ nguyên nhân là do di truyền. Vậy nên, trong gia đình có bất cứ ai bị bệnh tự kỷ thì những người con của họ có nguy cơ bị bệnh là rất cao. Các xét nghiệm gen di truyền hiện đại sẽ phần nào thể hiện được điều này.

4.2. Yếu tố từ môi trường bên ngoài

Thiếu quan tâm của cha mẹ: Sự thiếu quan tâm hay vô cảm của cha mẹ, những người thân trong gia đình sẽ khiến trẻ luôn có cảm giác cô đơn và buồn phiền. Đó cũng chính là nguyên do khiến trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ. Cần thường xuyên quan tâm, dẫn trẻ đến những địa điểm vui chơi yêu thích, hay tổ chức các chuyến du lịch lý thú giúp bé tự tin hơn.

Trẻ ít được giao tiếp với thế giới bên ngoài

Trẻ ít được giao tiếp với thế giới bên ngoài (Nguồn: thanhnien.vn)

Trẻ ít được giao tiếp tiếp xúc với thế giới bên ngoài: Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho tỷ lệ trẻ em ở thành phố luôn có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn trẻ em ở nông thôn.

Thường xuyên dùng bạo lực với trẻ: những lời cãi cọ, lời xúc phạm hay bạo lực của gia đình, nhà trường hay bất kỳ nhân tố nào đó sẽ gây ám ảnh với trẻ em, khiến chúng sợ hãi và tự ti. Khi tần suất của việc này tăng cao thì nguy cơ trẻ bị mắc chứng bệnh này cũng cao hơn.

Gia đình không hạnh phúc, không hòa thuận: Môi trường sống có ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và sự phát triển của trẻ. Vậy nên, khi sống trong một gia đình không hòa thuận, hạnh phúc, trẻ sẽ không nhận được sự yêu thương, quan tâm. Điều đó khiến chúng rơi vào sự cô đơn, bi quan, chán nản và là nguyên nhân của chứng bệnh này.

4.3. Yếu tố có nguy cơ cao mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ

Giới tính: Chứng bệnh này xuất hiện nhiều hơn ở nam, gấp khoảng 4,5 lần hơn nữ giới. Tuy nhiên, ở các bé trai lại có xu hướng được chẩn đoán sớm hơn và thường xuyên hơn các bé gái. Vì lý do đó mà tỷ lệ trẻ em gái mắc bệnh cũng đang một gia tăng đáng kể hơn.

Các rối loạn khác: Các vấn đề về tuyến giáp như thiếu hụt tyroxin của người mẹ trong tuần 8-12 của kỳ thai nghén gây ra những thay đổi trong não thai nhi, là nguyên nhân dẫn tới tự kỷ. Hay các rối loạn và tổn thương não bộ cũng là nguyên nhân gây bệnh ở trẻ.

Phát sinh các vấn đề khi mang thai, trẻ sinh non: Trong quá trình mang thai, nếu như người mẹ luôn trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi hay phiền não thì trẻ sinh ra cũng dễ bị rối loạn phổ tự kỷ. Bên cạnh đó, nếu mẹ bị mắc các loại bệnh như cúm, sởi,… khi mang thai thì khả năng trẻ bị bệnh cũng rất cao. Vậy nên các gói theo dõi thai sản cho bà mẹ mang thai rất cần thiết để mẹ xác định tình trạng sức khỏe thai nhi tốt hơn.

Cha mẹ lớn tuổi làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ

Cha mẹ lớn tuổi làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ (Nguồn: baomoi.com)

Cha mẹ sinh con khi lớn tuổi: Tuổi tác quá cao, việc sinh nở sẽ gặp nhiều rủi ro hơn do thiếu hụt gen hoặc nhiều nguyên nhân khác. Và đó cũng là yếu tố gây nên chứng bệnh rối loạn tự kỷ có thể nằm trong số đó.

5. Bệnh tự kỷ có nguy hiểm không?

Rối loạn tự kỷ gây nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày của trẻ và ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển cũng như tương lai của trẻ. Những trẻ em bị mắc bệnh này thường mất khả năng sống độc lập, dễ dàng bị stress, căng thẳng và trở thành nạn nhân của những hành vi bắt nạt hay lạm dụng. Trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn khi ở trường học, khó thành công với việc học tập và vấn đề xin việc làm trong tương lai. Nếu can thiệp sớm, khả năng cải thiện bệnh sẽ cao hơn, chi phí cũng sẽ thấp hơn.

6. Cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ em

6.1. Có thể chữa khỏi bệnh tự kỷ ở trẻ em không?

Hiện tại không có phương pháp điều trị nào phù hợp cho tất cả mọi người. Mục đích của điều trị là làm giảm triệu chứng rối loạn phổ tự kỷ và hỗ trợ phát triển, học hỏi. Việc can thiệp sớm trong độ tuổi trẻ đi mẫu giáo là phù hợp nhất để giúp trẻ học tối đa kỹ năng xã hội, giao tiếp, các kỹ năng về hành vi và chức năng. Tùy vào mức độ bệnh và tuổi tác mà tỷ lệ cải thiện bệnh là khác nhau.

Bệnh tự kỷ có chữa khỏi không?

Bệnh tự kỷ có chữa khỏi không? (Nguồn: khoanhi.hongngochospital.vn)

6.2. Khi nào nên gặp bác sĩ?

Việc điều trị chứng rối loạn tự kỷ ở trẻ không hề đơn giản và cần phải có một phương pháp cũng như một chiến lược điều trị rõ ràng, phù hợp. Vậy nên, việc lựa chọn địa chỉ khám bệnh chuyên khoa tâm thần học uy tín, có bác sĩ giỏi, đặc biệt là tham khảo ý kiến của bác sĩ là điều rất cần thiết. Nhất là, trong một số trường hợp sau đây, cha mẹ nên gặp bác sĩ sớm nhất có thể để nhanh chóng tìm được phương pháp điều trị phù hợp cho trẻ.

Trẻ dưới 24 tháng tuổi có dấu hiệu tự kỷ

Trẻ dưới 24 tháng tuổi có dấu hiệu tự kỷ (Nguồn: vinamilk.com.vn)

Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ nhỏ dưới 24 tháng thường gặp: Thực tế cho thấy ngày càng có nhiều trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi bị tử kỷ với các dấu hiệu như trẻ không bập bẹ nói, không có các cử chỉ thông thường như vẫy tay, bắt tay, cười, đáp,… khi 12 tháng tuổi. Trẻ chậm nói, chậm giao tiếp và cả các hành vi, cử chỉ thì đó là những dấu hiệu trẻ mắc bệnh tự kỷ rất cao, bố mẹ nên cho bé đi khám ngay để được tư vấn điều trị phù hợp.

Triệu chứng tự kỷ ở trẻ trong độ tuổi đi học và trưởng thành: Việc phát hiện trẻ rối loạn phổ tự kỷ ở độ tuổi đi học sẽ dễ dàng hơn nhưng ngược lại việc chữa trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Vậy nên, khi nhận thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh này, bố mẹ cần đưa bé đi khám càng sớm càng tốt.

Phát hiện sớm, thì khả năng can thiệp chữa khỏi càng cao: Đây là một nguyên lý có thể nói là đúng đắn đối với mọi chứng bệnh. Việc điều trị tâm lý vô cùng phức tạp, vậy nên hãy cố gắng đưa trẻ đi khám sớm nhất có thể để phát hiện và chữa bệnh một cách kịp thời. Đó là lý do vì sao các chuyên gia y tế khuyên các bậc phụ huynh nên cho trẻ khám sức khỏe toàn diện định kỳ nhằm theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của trẻ một cách tốt nhất.

6.3. Có các phương pháp điều trị nào?

Việc điều trị chứng rối loạn phổ tự kỷ có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các phương pháp cần phải có sự chỉ dẫn của y bác sĩ hay những người có chuyên môn để mang đến hiệu quả cao hơn.

Phục hồi hành vi ở trẻ tự kỷ

Phục hồi hành vi ở trẻ tự kỷ (Nguồn: bookingcare.vn)

Phục hồi kỹ năng hành vi và chức năng: hiện tại có rất nhiều chương trình giải quyết các khó khăn về giao tiếp, ngôn ngữ và hành vi liên quan tới chứng bệnh này ở trẻ. Tham gia các chương trình đó phần nào giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ tốt hơn.

Liệu pháp giáo dục: liệu pháp được thực hiện bởi các chuyên gia và các hoạt động giúp tăng cường kỹ năng xã hội, giao tiếp và hành vi.

Liệu pháp kỹ năng: cha mẹ, thầy cô có thể tăng cường các hoạt động để trau dồi kỹ năng giúp trẻ nhanh nhẹn hơn.

Liệu pháp hòa nhập: Hãy tạo nên nhiều hoạt động cộng đồng để trẻ sẵn sàng và tự tin hòa nhập với mọi người hơn.

Vật lý trị liệu: Các phương pháp vật lý trị liệu luôn hữu hiệu trong việc cải thiện hành vi và suy nghĩ của trẻ một cách tốt hơn.

Có chế độ chăm sóc trẻ phù hợp

Có chế độ chăm sóc trẻ phù hợp (Nguồn: baomoi.com)

Chăm sóc trẻ tự kỷ, dinh dưỡng: Bổ sung các loại thực phẩm bổ dưỡng, nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo, đặc biệt cần ưu tiên các loại thực phẩm tốt cho hoạt động của não bộ trong bữa ăn hàng ngày để đảm bảo cơ thể trẻ luôn khỏe mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều trị bệnh.

Dùng thuốc: Mặc dù không có loại thuốc nào có thể điều trị tận gốc các dấu hiệu của chứng bệnh tự kỷ này nhưng một số thuốc cụ thể có thể giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh.

Các điều trị khác: Các chuyên gia, bác sĩ sẽ cho bạn những liệu pháp điều trị thích hợp và tốt hơn cho trẻ.

6.4. Liên hệ với chuyên gia

Đối với chứng bệnh rối loạn phổ tự kỷ rất cần đến một phương pháp và chiến lược điều trị phù hợp. Vậy nên, liên hệ và trao đổi với các chuyên gia tâm lý giỏi, có tiếng luôn là giải pháp cần thiết trong quy trình điều trị bệnh cho trẻ.

6.5. Nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng

Cha mẹ không nên che giấu bệnh tình của trẻ. Bởi đôi khi những người không biết rõ tình trạng bệnh có thể có những hành động, lời nói làm tổn thương trẻ nghiêm trọng hơn. Vậy nên hãy chia sẻ với mọi người và nhờ đến sự giúp đỡ của cộng đồng để trẻ cảm nhận được sự yêu thương, quan tâm và chăm sóc của tất cả mọi người.

Rối loạn phổ tự kỷ ngày càng trở thành chứng bệnh đáng lo ngại đối với xã hội, đặc biệt là trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Đó là lý do mỗi người cần phải hiểu rõ về chứng bệnh này để có thể chủ động phòng tránh và điều trị, chăm sóc sức khỏe bản thân một cách phù hợp nhất.

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :Rối loạn phổ tự kỷ là gì, triệu chứng, phân loại, cách điều trị khỏi