Siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không, nguy hiểm như thế nào

30/11/2023

Bằng cách sử dụng sóng âm tần số cao cho những hình ảnh của thai nhi, siêu âm thai giúp theo dõi thai kỳ được sử dụng phổ biến của các mẹ bầu. Tuy nhiên việc lạm dụng và siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không? Bài viết này sẽ giúp các mẹ bầu hiểu hơn về vấn đề này nhé.

1. Siêu âm thai để làm gì?

1.1. Siêu âm thai là gì?

Siêu âm là một phương pháp chuẩn đoán y khoa hiện đại không tác động, không mổ xẻ mà sử dụng công nghệ sóng âm để ghi lại hình ảnh của thai nhi, nhau thai, cổ tử cung và các bộ phận nằm trong khung xương chậu.

Trong quá trình siêu âm, máy siêu âm sẽ truyền sóng âm tần số cao qua tử cung và cơ thể thai phụ, khi đó cơ thể của thai nhi sẽ phản xạ với loại máy này. Máy tính sẽ dịch chúng thành sóng âm thanh, phác họa bằng hình ảnh, video nhờ đó mà các mẹ bầu có thể nhìn thấy được hình dạng và các cử động của bé.

1.2. Lợi ích của siêu âm thai nhi

  • Xác nhận xem bạn hiện có mang thai hay không.
  • Kiểm tra nhịp tim của trẻ: Bằng cách sử dụng máy Doppler cầm tay, có thể nghe được nhịp tim của trẻ và phát hiện sớm những vấn đề bất thường.
  • Biết được ngày dự sinh: Tuy không phải chính xác 100% nhưng nó sẽ chỉ chênh lệch không đáng kể.
  • Kiểm tra buồng trứng, nhau thai, tử cung, cổ tử cung và những phần nằm trong khung xương chậu.
  • Chẩn đoán chửa ngoài dạ non.
  • Phát hiện giới tính và đa thai.
  • Đáng giá tình trạng nước ối của mẹ bầu.

1.3. Các phương pháp siêu âm thai hiện nay

1.3.1. Siêu âm trắng đen thường quy

Phương pháp siêu âm trắng đen là phương pháp siêu âm lâu đời nhất, kết quả phản ánh là những hình ảnh trắng đen của phôi thai. Từ đó giúp xác định được người mẹ có mang thai hay không, xác định có phải đa thai hay không, xác định vị trí thai nhi nằm trong hay ngoài tử cung, chẩn đoán và phát hiện những bất thường của thai nhi,… Và cũng thường dùng để đo kích thước và độ của thai nhi.

1.3.2. Siêu âm Doppler

Siêu âm Doppler là phương pháp siêu âm nhằm phát hiện hướng chảy, dòng chảy và vận tốc của các dòng chảy. Do vậy nhờ phương pháp siêu âm này có thể dùng để kiểm tra tim và các mạch máu của thai nhi như trường hợp hở van 2, 3 lá ở tim; trường hợp hẹp tim thai;…

Trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ thai yếu, thai nhỏ siêu âm Doppler giúp đo lường các chỉ số trở kháng tại động mạch rốn, não giữa…, qua đó giúp các bác sĩ đưa ra được các đánh giá cụ thể về tình trạng sức khỏe của thai nhi, từ đó đưa ra chỉ định cần nên tiếp tục theo dõi thêm hoặc lấy thai do thai đang có dấu hiệu yếu dần.

1.3.3. Siêu âm thai 3D – 4D

Điểm khác biệt và cũng là ưu điểm của phương pháp siêu âm  3D – 4D với siêu âm đen trắng thường quy đó là độ chính xác của nó cao hơn. Các sóng siêu âm sẽ được truyền vào cơ thể của người mẹ, thai nhi sẽ phản xạ với sóng này và đưa ra những tín hiệu sóng âm.

Các sóng âm này sẽ được đưa qua máy tính xử lý cho ra những hình ảnh trên không gian 3 chiều (3D), 4 chiều (4D). Do vậy, siêu âm  3D – 4D thường được chỉ định khi muốn thấy được rõ hơn khuôn mặt và các cấu trúc động như tim của thai nhi.

1.4. Siêu âm có phát hiện được hết dị tật của thai nhi không?

Siêu âm là phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh, do vậy siêu âm không thể thấy hết được tất cả những bất thường của thai nhi như nhiễm sắc thể bất thường hoặc đột biến gen. Ví dụ, khi siêu âm ở tuần 22 chỉ giúp chẩn đoán được 50% hội chứng Down.

Với các dị tật của tim thai, siêu âm cũng chỉ có thể phát hiện được khoảng 40 – 80% và tùy vào chất lượng máy, tay nghề của bác sĩ.

2. Siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Tâm lý chung của các chị em mang bầu đó là lo lắng do vậy hay đi siêu âm. Vì nhìn thấy thai nhi cử động mới là yên tâm. Vậy, siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Đến thời điểm hiện giờ, chưa có một kết quả nghiên cứu chỉ ra được tác hại của sóng siêu âm sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến thai nhi, nhưng các chuyên gia khuyến cáo là không nên chọn siêu âm Doppler khi thai nhi chỉ 1 – 2 tháng tuổi. Việc các sản phụ thường xuyên đi siêu âm là không cần thiết và chỉ làm lãng phí thời gian và tiền bạc.

Do vậy, các mẹ bầu không nhất thiết phải đi siêu âm quá nhiều lần, nên đi siêu âm đúng theo lịch đã hẹn bác sĩ đưa ra và đặc biệt chú ý đến 4 mốc siêu âm quan trọng để có thể phát hiện các bất thường của thai nhi, từ đó các bác sĩ có thể có các kế hoạch cho từng trường hợp cụ thể để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh nhất có thể.

3. Siêu âm ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Có nên siêu âm nhiều khi mang thai không? Siêu âm nếu tiếp xúc hợp lý ở mức độ vừa phải thì sẽ rất an toàn với thai nhi, tuy nhiên nếu lạm dụng siêu âm, siêu âm nhiều lần với cường độ quá dày thì chắc chắn phôi thai sẽ bị ảnh hưởng.

Theo kết quả nghiên cứu gần nhất ở Thụy Điển, việc các bà mẹ lạm dụng siêu âm có thể làm não bộ của thai nhi bị ảnh hưởng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra não bé trai có nguy cơ tổn thương và để lại dị tật nhiều hơn so với bé nữ.

Cũng theo một nghiên cứu ở Anh, các bà và trẻ khỏe mạnh thường xuyên lạm dụng siêu âm 2 màu trở lên gặp nguy cơ tử vong chu sinh cao gấp 2 lần so với trẻ siêu không lạm dụng nhiều loại siêu âm này.

Việc lạm dụng siêu âm Doppler làm tăng nhiệt độ của cơ thể người mẹ và thai nhi lên trên mức an toàn là 1,4 – 1,8 độ C và điều này làm tăng nguy cơ  dị tật ở trẻ.

4. Các mốc siêu âm thai mẹ bầu nên lưu ý

4.1. Từ tuần 6 đến tuần thứ 10

Từ tuần 6 đến tuần thứ 10 là mốc thời gian quan trọng để xác định thai đã vào tử cung hay chi, có phải đơn thai hay đa thai, có tim thai (sự sống của thai nhi) hay không.

4.2. Từ tuần 11 đến tuần 13

Đây là thời điểm bác sĩ tính tuổi thai cũng như đo khoảng sáng ở vị trí sau gáy nhằm phát hiện các nhiễm sắc thể bất thường – nguyên nhân gây nên căn bệnh Down, dị dạng tay chân, dị dạng tim,…

Lúc này mẹ bầu có thể lựa chọn dịch vụ theo dõi thai sản ở tuần 12 Vinmec để yên tâm nhất cho cả thai kỳ của mình từ đây.

4.3. Từ tuần 22 đến tuần 24

Từ tuần 22 đến 24 là thời điểm siêu âm quan trọng, bởi đây là thời điểm các bộ phận nội tạng của thai nhi gần như là đã hoàn thiện. Do vậy các bác sĩ có thể kiểm tra được tổng quát tình hình phát triển của thai nhi.

Thêm vào đó, đây là thời điểm còn giúp các bác sĩ phát hiện ra tất cả các bất thường về mặt ngoại hình của thai nhi như bị dị dạng, hở hàm ếch,… Do vậy, việc cân nhắc gói thai sản theo dõi tuần 27 trở đi là rất cần thiết.

4.4. Từ tuần 30 đến 32

Từ tuần 30 đến 32 giúp kiểm tra động mạch, cấu trúc não, tim, vị trí của tế bào thai, tình trạng nước ối (Bình thường/trong/đục, ít/nhiều), dây rốn có tốt để làm nhiệm vụ vận chuyển dinh dưỡng cho bào thai,…

Hy vọng rằng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về siêu âm và giải đáp được thắc mắc “siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không?”. Ngoài ra, mẹ bầu nên quan tâm tìm hiểu xem bệnh viện siêu âm dị tật thai nhi chẩn xác để lựa chọn siêu âm giúp sớm phát hiện vấn đề giúp có hướng giải quyết kịp thời, hợp lý nhất

Đồng thời tham khảo dịch vụ trọn gói thai sản sinh con chất lượng và phù hợp để nhận được sự chăm sóc toàn diện nhất, hoàn toàn yên tâm trong cả quá trình mang thai và cả sau sinh.

Chúc bạn và gia đình sớm đón một thành viên mới mạnh khỏe và đáng yêu!

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :Siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không, nguy hiểm như thế nào