Tắc tia sữa sau sinh là gì, nguy hiểm không, nguyên nhân, triệu chứng

30/11/2023

Không ít bà mẹ bị tắc tia sữa sau sinh nhưng không biết cách xử lý kịp thời dẫn tới áp xe vú, viêm vú ảnh hưởng tới quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Phải làm gì khi gặp tình huống này?

1. Hiện tượng tắc tia sữa là gì?

Đây là hiện tượng khá phổ biến ở những bà mẹ sinh con lần đầu chưa có kinh nghiệm. Tắc tia sữa xảy ra khi tuyến sữa vẫn hoạt động tiết sữa bình thường nhưng ống dẫn sữa hẹp hoặc ứ tắc khiến sữa bị giữ lại trong bầu ngực không thoát ra đầu vú được. Điều này có thể khiến vú căng lên, các mẹ bị đau đớn, khó chịu. Tắc sữa có thể diễn ra ở một bên ngực (tắc sữa cục bộ) hoặc cả 2 bên ngực, bất cứ trường hợp nào cũng cần phải điều trị càng sớm càng tốt.

Tắc tia sữa là nỗi phiền muộn của nhiều phụ nữ

Tắc tia sữa là nỗi phiền muộn của nhiều phụ nữ (Nguồn: icnm.vn)

2. Tắc tia sữa có nguy hiểm không?

Mặc dù tắc tia sữa sau sinh là hiện tượng bình thường không đe doạ tính mạng nhưng nếu không giải quyết kịp thời dễ dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ bà mẹ như viêm vú gây ra nhiễm trùng hoặc áp xe vú. Lâu dần áp xe vú trở thành các dải xơ hoá hoặc u xơ tuyến vú. Tắc tia sữa làm cho quá trình tạo sữa bị ảnh hưởng để lâu  khiến mẹ mất sữa phải dừng hẳn việc cho con ti hoặc bé phải uống sữa ngoài.

3. Nguyên nhân gây tắc tia sữa sau sinh

3.1. Không vắt hết sữa thừa ứ đọng

Bé sơ sinh thường bú ít đối với các mẹ nhiều sữa thì sữa đổ xuống sẽ bị thừa nếu các mẹ chưa vắt hết sữa ứ đọng gây ra tắc nghẽn. Bạn có thể dùng máy hút sữa chất liệu cao cấp, an toàn nhưng khi bạn sử dụng mà đặt chế độ lực hút yếu cũng không thể hút hết sữa ra ngoài gây ra tắc tia sữa.

Bé sơ sinh thường nhu cầu ăn không nhiều do dạ dày còn nhỏ, các mẹ nhiều sữa mà không chú ý vắt sữa sau mỗi lần bé ti dễ bị tắc tia sữa sau sinh.

3.2. Nhiễm khuẩn đầu vú

Khi cho con bú bàn tay của mẹ không vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại ở bên ngoài xâm nhập vào ống dẫn sữa thông qua đầu vú nên hệ thống ống dẫn sữa bị nhiễm khuẩn sẽ thu nhỏ hẹp lại cản trợ sữa chảy ra. Những sản phụ có đầu vú bị kéo vào trong hoặc quá to, bằng phẳng, biến dạng khiến bé bú khó khăn nên bé sẽ cắn, nhay đầu ti tạo thành các vết thương rồi loét rộng ra nên vi khuẩn dễ xâm nhập vào tuyến sữa qua các vết nứt này, chúng phát triển trong tuyến sữa dẫn tới viêm tắc.

3.3. Căng thẳng tinh thần

Sau sinh, ngoài việc cơ thể yếu cần thời gian phục hồi, các bà mẹ lại lo lắng muốn tự tay chăm sóc con khiến tinh thần mệt mỏi, tâm lý ảnh hưởng cũng là nguyên nhân gây ra tắc tia sữa. Sự căng thẳng là nguyên nhân làm chậm quá trình sản sinh hormone oxytocin giúp vú bạn giải phóng sữa.

Căng thẳng sau sinh có thể gây nên tắc tia sữa

Căng thẳng sau sinh có thể gây nên tắc tia sữa (Nguồn: cdn.nhanh.vn)

3.4. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Nhiều sản phụ quan niệm phải ăn nhiều, ăn những đồ thật bổ thì mới có sữa cho con bú nhưng lại không quan tâm tới thành phần dinh dưỡng mà đưa vào cơ thể số lượng quá nhiều đồ ăn dầu mỡ, đạm, thiếu các chất xơ, vitamin từ rau củ quả. Điều này góp phần khiến mẹ đau đớn do tắc tia sữa sau sinh đấy.

3.5. Mẹ còn sữa nhưng đã cai sữa cho con

Nhiều bà mẹ do công việc hoặc có thể lo lắng con bú làm mất dáng ngực nên cai sữa sớm cho con khiến sữa về nhiều mà không hút ra ngoài gây ra hiện tượng tắc sữa.

3.6. Các nguyên nhân khác

Việc các mẹ mặc áo ngực quá chật hoặc mang địu em bé phía trước ngực đôi khi khiến các tia sữa bị tắc. Nhiều mẹ mới sinh chưa biết cách cho bé bú đúng cách nên bé không ngậm hết quầng vú không bú đủ lượng sữa mẹ sản xuất nên sữa tồn đọng nhiều trong bầu ngực. Mẹ không cho bé ti thường xuyên do một lý do nào đó hoặc không hút hết sữa ra trong khoảng từ 5 giờ tới một ngày cũng dẫn tới tắc tia sữa.

4. Dấu hiệu nhận biết mẹ bị tắc tia sữa

4.1. Đầu vú sưng căng tức, nóng, nổi sần

Khi bị tắc tia sữa cảm giác rất khó chịu vì đầu vú sưng đau, nóng bạn dễ dàng cảm nhận được và sờ vào thấy vú căng. Cơn đau có thể lan tới cả nách và tắc sữa có hạch ở nách.

4.2. Sữa bị tắc không ra

Biểu hiện của tắc tia sữa là dù bạn nặn bằng tay, hút bằng máy hoặc cho bé bú thì sữa vẫn không chảy ra, sữa có thể đọng lại ở đầu vú màu trắng dễ nhận thấy.

4.3. Triệu chứng toàn thân khác

Biểu hiện là sốt cao trên 38,5 độ C, mệt mỏi đầu vú bị ửng đỏ đau rát khi sờ vào bầu ngực có một số cục cứng và kiểm tra bóp nhẹ ra có dịch có dịch mủ đặc.

Hãy chú ý các dấu hiệu thông báo khả năng bị tắc tia sữa

Hãy chú ý các dấu hiệu thông báo khả năng bị tắc tia sữa (Nguồn: mekheochamcon.com)

5. Thời điểm dễ bị tắc tia sữa nhất

Sau sinh vài ngày là thời điểm dễ bị tắc tia sữa nhất, các bà mẹ thường cảm thấy vú nóng, cứng, nặng. Sữa tiết ra bắt đầu thành các tia sữa trong tuyến vú cảm giác như nổi cục dù dịch sữa vẫn tiết ra. Nếu không can thiệp kịp thời sẽ dẫn tới biến chứng nguy hiểm. Có những trường hợp đang nuôi con bằng sữa mẹ cũng có thể bị tắc sữa.

6. Cách điều trị tắc tia sữa sau sinh như thế nào

6.1. Điều trị thông tắc tia sữa tại nhà

Cho bé bú bên tắc, thay đổi tư thế: Hãy cho bé bú đúng cách, bú ở bên tắc để sữa thông ra ngoài. Đặt đầu và người của bé nằm ở trên một đường thẳng để mặt bé quay vào bầu vú, bạn đỡ mông bé, giúp bé mút hết quầng vú không chỉ riêng phần đầu vú.

Massage: Dùng bàn tay đè ép bàu vú lên thành ngực hoặc có thể dùng 2 bày tay ép vào nhau ép lên thành ngực vừa day vừa ép làm tan các vị trí tắc sữa. Sử dụng lực ép mới có tác dụng đối với nơi tắc sữa nằm sâu trong bầu vú và làm tan được chỗ tắc sữa. Đè ép trong khả năng chịu đau được, day theo chiều kim đồng hồ hình tròn khoảng 20-30 lần và ngược lại.

Chườm nóng: Sau khi day ép ngực mà vẫn cảm thấy căng tức thì bạn nên chườm nóng, chú ý sử dụng nước nóng vừa đủ để phần sữa tắc tan dần khai thông dòng chảy giúp sữa mới chảy ra. Cùng với các động tác hỗ trợ mát xa tình hình tắc sữa sẽ được dần cải thiện.

Dùng máy hút sữa: Nếu bị tắc tia sữa sau sinh thì dùng biện pháp này có thể giúp giải quyết nhưng với vị trí tắc sâu bên trong hay ở tận nang sữa thì khó vì áp lực từ máy hút sữa nhỏ không làm tan được chỗ sữa tắc đông kết. Khi dùng áp lực lớn thì có thể gây ra tổn thương nặng hơn vì mạch máu, ống dẫn bị căng giãn đặc biệt là hiện tượng tắc sữa có yếu tố nhiễm khuẩn.

Dùng kháng sinh theo chỉ định (ngưng bú): Nếu tình trạng tắc tia sữa ở mức độ nặng bạn cần đến các cơ sở y tế khám, bác sĩ sẽ chỉ định kê đơn cho bạn uống kháng sinh khi bị mưng mủ, viêm tuyến vú nặng.

Nghỉ ngơi: Hãy thư giãn, nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục, tâm lý thoải mái hơn.

6.2. Điều trị thông tắc tia sữa tại bệnh viện

Can thiệp bằng vật lý: Phương pháp này gồm có dùng sóng siêu âm đa tần số cùng với chiếu tia hồng ngoại và dòng điện xung. Phương pháp này có ưu điểm giúp tan nhanh chóng những vị trí tuyến sữa bị vón cục, đông kết, không gây tổn thương tuyến sữa cũng như hệ thống ống dẫn sữa bình thường khác.

Dùng máy siêu âm đa tần số: Máy siêu âm điều trị chuyên dụng đa tần số có màn hình LCD rộng giúp hiển thị các thông số điều trị với 47 chương trình đã cài đặt sẵn. 4 chế độ xung SA là 1/10, 1/5, 1/3, 2/5, hai đầu phát siêu âm 1Mhz & 3Mhz, đầu phát SA bằng hợp kim TITAN cực kì an toàn và tiện dụng trong điều trị

Điều trị bằng đèn hồng ngoại: Dùng đèn lưu động điều chỉnh xoay mọi hướng cùng với 3 bóng có công tắc tắt/bật riêng, công suất là 250W/bóng, thời gian điều trị tự cài đặt, tự động ngắt và thông báo kết thúc thời gian điều trị. Mỗi lần sử dụng để điều trị là 30-45 phút.

Với phương pháp trị tắc tia sữa sau sinh này ngay sau lần đầu tiên bạn có thể cảm thấy ngực bớt đau tức, tuyến vú mềm và sữa bắt đầu tiết ra khi bé mút. Bạn nên điều trị đầy đủ 5 lần để có kết quả tốt. Cùng với đó, kết hợp giữa sóng siêu âm, hồng ngoại, điện xung giúp làm tan nhanh sữa đông kết, làm lỏng độ quánh của sữa dù vị trí tắc nằm sâu bên trong nên tuyến sữa được khai thông nhanh chóng. Hơn nữa, vùng bị tắc giảm sưng, đau, mô tuyến vú mềm và kích thích sự phóng sữa ra ngoài.

Sau khi bé bú bạn nên hút hết sữa trong bầu ngực ra ngoài

Sau khi bé bú bạn nên hút hết sữa trong bầu ngực ra ngoài (Nguồn: afamilycdn.com)

7. Đề phòng và hạn chế tắc sữa

7.1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Đây là 1 trong 10 cách kích sữa hiệu quả nhất con bú no nê. Mẹ cần bảo đảm chế độ dinh dưỡng, ăn chín uống sôi hạn chế thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn chứa chất béo bão hoà. Loại bỏ hoàn toàn rượu bia đồ uống có cồn, đồ ăn cay nóng khỏi thực đơn.

7.2. Giữ tâm lý thoải mái

Suy nghĩ tích cực, vui vẻ, thoải mái để chăm sóc bé tốt hơn và có đầy đủ sữa cho bé ti mỗi ngày. Đừng để những chuyện vặt vãnh phiền muộn khiến bạn phân tâm trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ vì có thể ảnh hưởng tới chất lượng sữa.

Luôn lạc quan, giữ tinh thần thoải mái khi chăm sóc bé để không bị tắc tia sữa

Luôn lạc quan, giữ tinh thần thoải mái khi chăm sóc bé để không bị tắc tia sữa (Nguồn: nhathuoclongchau.com)

7.3. Uống nhiều nước và chất xơ

Trong thời gian đầu cho bé bú bạn cần uống đủ nước, nên uống nước ấm, uống sữa ấm. Bổ sung các loại rau củ quả giàu chất xơ rất tốt cho sức khoẻ sản phụ, góp phần chống tắc tia sữa sau sinh hiệu quả.

7.4. Vệ sinh vú đúng cách

Trước và sau khi bé bú bạn nên rửa sạch tay rồi lấy khăn thấm nước ấm lau qua đầu vú rồi lau thật khô. Bạn không nên bôi xà phòng hoặc sử dụng dung dịch diệt khuẩn trên vùng ngực, việc này sẽ dẫn đến da bị khô và làm nứt núm vú. Nếu dùng máy hút sữa bạn cũng phải cẩn thận làm sạch khử trùng máy, vệ sinh đầu ti rồi mới bắt đầu hút.

7.5. Các điều mẹ nên kiêng khi bị tắc tia sữa

Kiêng ăn măng do chứa chất cyanide có thể gây ngộ độc. Kiêng ăn lá lốt vì chúng có thể gây mất sữa thậm chí giảm khả năng tiết sữa. Kiêng ăn các loại cá khi đang cho con bú là cá mập, cá thu hoàng hậu, cá kiếm và cá kình. Tránh tắm nước lạnh vì nhiệt độ của nước ấm giúp tăng tuần hoàn góp phần đánh tan tắc nghẽn trong tia sữa.

Hiện nay tại Useful đang có các gói dịch vụ hỗ trợ mẹ sau sinh chuyên nghiệp, chất lượng giúp sức khỏe mẹ hồi phục nhanh hơn, giúp thông tắc tia sữa hiệu quả do các cơ sở y tế nổi tiếng cung cấp, bạn hãy nhanh tay đặt mua để được chăm sóc, tư vấn hiệu quả bởi những người có chuyên môn.

Khi bị tắc tia sữa sau sinh bạn hãy bình tĩnh giải quyết từng bước một đừng quá lo lắng sẽ ảnh hưởng tới cả mẹ và bé đó.

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :Tắc tia sữa sau sinh là gì, nguy hiểm không, nguyên nhân, triệu chứng