Tam cá nguyệt là gì? Mang thai tuần thứ 36 ăn gì tốt cho thai nhi

30/11/2023

“Tam cá nguyệt” là gì? Tại sao khám thai mốc 36 tuần lại quan trọng? Lịch khám thai từ tuần 36 như thế nào cho hợp lý? Hãy cùng tìm hiểu những kiến thức căn bản này để có một sự chuẩn bị vững vàng cho cuộc hành trình làm mẹ nhé!

1. Tam cá nguyệt là gì & tầm quan trọng của giai đoạn mang thai tuần thứ 36

“Tam cá nguyệt” là thuật ngữ chỉ ba giai đoạn của một thai kỳ, gồm: tam cá nguyệt đầu tiên, tam cá nguyệt thứ hai và tam cá nguyệt cuối cùng.

Có nhiều cách để đánh dấu điểm đầu và điểm cuối cho một kỳ tam cá nguyệt, nhưng cách tính đơn giản nhất, thường được các mẹ áp dụng như sau:

Tuần thai thứ 36 là thời điểm quan trọng của giai đoạn tam cá nguyệt cuối cùng, khi mẹ và bé bước vào giai đoạn sẵn sàng để đón bé chào đời

Tuần thai thứ 36 là thời điểm quan trọng của giai đoạn tam cá nguyệt cuối cùng, khi mẹ và bé bước vào giai đoạn sẵn sàng để đón bé chào đời (Nguồn: loveofmom.vn)

1.1. Tam cá nguyệt đầu tiên

Được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối tới ngày kết thúc của tuần thứ 13 trong thai kỳ.

Đây chính là 3 tháng đầu tiên trong quá trình mang thai của người mẹ, là lúc cơ thể mẹ trải qua quá trình rụng trứng, mang thai. Tình trạng sức khỏe của mẹ lúc này tùy vào cơ địa của mỗi người mà có những biến chuyển và phản ứng khác nhau. Có người mệt mỏi, có người chỉ buồn ngủ, có người lại dị ứng với thứ gì đó…

1.2. Tam cá nguyệt thứ hai

Được tính từ tuần thứ 14 của thai kỳ, kéo dài tới hết tuần thứ 27 của thai kỳ.

Giai đoạn này, cơ thể mẹ bắt đầu có những thay đổi ở bụng và ngực.  Thai nhi phát triển ổn định hơn. Tuy nhiên, các mẹ cần chú ý bổ sung  đủ Vitamin, Protein, Canxi và thực phẩm giàu chất xơ, ăn thêm thức ăn trong mỗi bữa và có thể dùng thêm các loại thực phẩm bổ sung vi dưỡng chất khác để tăng cường sức đề kháng.

1.3. Tam cá nguyệt cuối cùng

Được tính từ tuần thứ 28 của thai kỳ và kết thúc vào thời gian bé chào đời.

Trong thời gian này, thai nhi phát triển nhanh hơn hẳn 2 kỳ tam cá nguyệt trước. Đặc biệt là từ tuần thai thứ 36 trở đi, cơ thể mẹ nặng nề hơn, cảm nhận rõ áp lực dồn xuống bụng dưới. Lá phổi và dạ dày của mẹ được “nới rộng” ra một chút, giúp mẹ hô hấp và tiêu hóa dễ hơn, nhưng đôi khi vẫn có cảm giác khá mệt mỏi, hay đi tiểu đêm và gặp nhiều dấu hiệu sinh giả.

Những dấu hiệu sinh giả khiến cho triệu chứng lo âu cũng bắt đầu xuất hiện thường xuyên ở những tuần cuối trước khi sinh. Mẹ bầu sinh con đầu lòng thì sợ sinh sớm, mẹ bầu sinh lần 2, lần 3 thì sợ con bị nhau cuốn thai hay các tình huống thai ngược ngoài ý muốn… Vì vậy, tuy là ở giai đoạn khi thai nhi đã cứng cáp nhưng mẹ vẫn không thể hết lo lắng.

Lúc này, các mẹ nên bình tĩnh, tham gia một số hoạt động như học một khóa học tiền thai sản để chuẩn bị cả tâm lý lẫn kiến thức cho ngày con chào đời, mua sắm vật dụng và chuẩn bị phòng ốc, đồ dùng cho con, tìm hiểu thêm về dịch vụ thai sản trọn gói và lựa chọn một gói phù hợp với mình và lên lịch khám thai định kỳ hay chế độ dinh dưỡng thích hợp trong giai đoạn này.

2. Mang thai tuần thứ 36 nên ăn gì

Vào những ngày cuối của tuần thứ 36, thai nhi đã đủ tháng và sẽ ra đời bất cứ lúc nào. Vì vậy, dinh dưỡng cho mẹ vào thời gian này có thể không cần tập trung đầu tư kỹ lưỡng nhiều như thời gian trước, nhưng cần đa dạng và đảm bảo dinh dưỡng.

2.1. Ăn đủ bữa – uống đủ nước

Dù là ở giai đoạn nào trong thai kỳ, điều quan trọng nhất trong chế độ dinh dưỡng của mẹ vẫn là ăn đủ bữa và uống đủ nước. Với các mẹ không ăn được nhiều có thể chia ra thành các bữa nhỏ trong ngày và dùng thêm thực phẩm bổ sung vi dưỡng chất và Vitamin. Tuyệt đối không được bỏ bữa hay nhịn ăn.

2.2. Tăng cường Canxi

Canxi là dưỡng chất mà các mẹ bầu cần bổ sung ngay từ khi bắt đầu thai kỳ, không chỉ ở thời gian này. Bởi đây là nguồn dinh dưỡng cần thiết giúp phát triển hệ xương của bé, đồng thời cũng hạn chế nguy cơ chuột rút hay loãng xương cho mẹ sau khi sinh.

Để bổ sung nguồn dưỡng chất này, các mẹ nên tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm giàu canxi, bao gồm: các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa, sữa chua; trái cây như cam hoặc trái cây khô; các loại rau xanh: cải xoăn, bông cải xanh (súp-lơ); các loại hạt như đậu nành, hạnh nhân; bột ngũ cốc dinh dưỡng như yến mạch, cốm… và các loại cá, đặc biệt là cá mòi.

Các loại đậ hạt, bông cảnh xanh, cá, rau xanh lá đậm và chế phẩm từ sữa hay các loại ngũ cốc dinh dưỡng là các loại thực phẩm giúp mẹ bầu bổ sung nguồn canxi thiết yếu giúp phát triển hệ xương cho thai nhi và tăng cường sữa cho mẹ

Các loại đậu hạt, bông cảnh xanh, cá, rau xanh lá đậm và chế phẩm từ sữa hay các loại ngũ cốc dinh dưỡng là các loại thực phẩm giúp mẹ bầu bổ sung nguồn canxi thiết yếu giúp phát triển hệ xương cho thai nhi và tăng cường sữa cho mẹ (Nguồn: conlatatca.vn)

2.3. Mang thai tuần thứ 36 cần bổ sung dưỡng chất và Vitamin thiết yếu gì

Omega-3

Omega-3 có trong mỡ cá hay thịt các loại cá béo sẽ giúp phát triển trí não toàn diện cho trẻ. Nếu không thích cá, mẹ cũng có thể dùng một số loại tảo dinh dưỡng hay viên uống bổ sung để thay thế.

Sắt

Việc bổ sung thêm các loại thực phẩm nhiều chất sắt trong bữa ăn hàng ngày của mình sẽ giúp các mẹ tránh được nguy cơ thiếu máu và thiếu sắt. Một số loại thực phẩm giàu sắt có thể kể tới, bao gồm: thịt bò, thịt gà, bí ngô, lòng đỏ trứng gà, các loại hạt, các loại trái cây như mía, chuối, nho…

Vitamin K

Vitamin K là dưỡng chất quan trọng giúp  mẹ cải thiện mật độ xương và ngăn ngừa loãng xương, đồng thời, có tác dụng với sự đông máu. Mẹ bầu khi mang thai ở tuần thứ 36 nhất định không được bỏ qua các loại thực phẩm có chứa chất này.

Bổ sung chất sắt trong giai đoạn tuần thứ 36 của thai kỳ sẽ giúp mẹ tránh nguy cơ thiếu máu và thiếu sắt

Bổ sung chất sắt trong giai đoạn tuần thứ 36 của thai kỳ sẽ giúp mẹ tránh nguy cơ thiếu máu và thiếu sắt (Nguồn: vinamilk.com.vn)

Các loại thực phẩm mẹ có thể tìm thấy Vitamin K gồm: các loại rau lá xanh như cải bó xôi, xà lách, bông cải xanh (súp lơ), bắp cải, rau càng cua; các loại rau gia vị như húng quế, cần tây, mùi tây; các loại trái cây khô và cà rốt; dầu oliu; trứng gà…

Ngoài những chú ý về dinh dưỡng kể trên, các mẹ cũng cần hạn chế ăn quá mặn và các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ hay ăn đồ sống. Bởi ăn quá mặn và uống nhiều nước sẽ khiến các mẹ có nguy cơ bị phù nề, trong khi đó thì việc ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ vừa không tốt cho sức khỏe lại dễ gây ra nguy cơ dư thừa cân nặng trong thai kỳ. Đồ sống hay các loại thực phẩm chưa được tiệt trùng sẽ gây ra nguy cơ mắc các bệnh và có thể dẫn đến sinh non.

Bên cạnh đó, một chút vận động sẽ mang lại cảm giác thư thái, giải tỏa bớt căng thẳng cho mẹ. Tùy vào điều kiện và thể trạng của mình mà các mẹ lựa chọn bộ môn phù hợp để tập luyện, như yoga hay đi bộ.

Việc bổ sung thực phẩm chứa vitamin K trong chế độ ăn ở tuần thai thứ 36 giúp mẹ cải thiện mật độ xương, ngăn ngừa loãng xương và có tác dụng với sự đông máu

Việc bổ sung thực phẩm chứa vitamin K trong chế độ ăn ở tuần thai thứ 36 giúp mẹ cải thiện mật độ xương, ngăn ngừa loãng xương và có tác dụng với sự đông máu (Nguồn: wp.com)

3. Thai 36 tuần cần khám những gì

Khám thai mốc 36 giúp mẹ xác định  tình trạng sức khỏe của bản thân và thai nhi, đồng thời kiểm tra, phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của thai kỳ để kịp thời xử lý.

Vào tuần thứ 36, hầu hết thai nhi đều quay đầu xuôi xuống dưới theo chiều thuận (còn gọi là ngôi thai thuận). Nhưng một tỷ lệ khoảng 4% các bé vào thời điểm này vẫn nằmngang tử cung (còn gọi là ngôi thai ngược) hoặc ở tình trạng ngôi mông. Điều này sẽ ảnh hưởng tới quá trình mẹ và bé vượt cạn. Vì vậy, mẹ cần lên lịch khám từ tuần 36 với bác sĩ để được tư vấn về hình thức sinh phù hợp.

Một vài những nguy cơ cần lưu ý cho mẹ khi khám thai ở giai đoạn này, gồm:

Ngôi thai

Giảm nguy cơ sinh non

Sau tuần 36, em bé có thể ra đời bất cứ lúc nào vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc khám thai định kỳ trong thời gian này giúp mẹ phát hiện sớm các biểu hiện, dấu hiệu và được bác sĩ tư vấn về giải pháp.

Tránh nguy cơ tiền sản giật

Tiền sản giật thường gây co các mạch máu, làm huyết áp tăng cao và mức độ protein trong nước tiểu tăng lên, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì thế, trong giai đoạn tuần thai thứ 36, mẹ cần làm xét nghiệm nước tiểu định kỳ, siêu âm và theo dõi tim thai của bé một cách thường xuyên để đề phòng biến chứng.

Phát hiện sớm nguy cơ chậm tăng trưởng ở bé.

Trong một số trường hợp, dù đã qua tuần thai thứ 36, trọng lượng của thai nhi vẫn không đủ tiêu chuẩn, đồng thời có biểu hiện suy dinh dưỡng nhưng mẹ không phát hiện được. Lúc này, cần phải thăm khám để các bác sĩ siêu âm, làm xét nghiệm thường qui và theo dõi tim thai để xác định chính xác tình trạng của con. Từ đó, tư vấn cho mẹ về chế độ dinh dưỡng một cách hợp lý để cải thiện cân nặng hay bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho bé.

Theo dõi thai sản tuần 36 đẻ thường, thai đơn tại Bệnh viện Đa khoa Vinmec Times City với chi phí 37,200,000đ/gói là dịch vụ đang được các mẹ bầu rất quan tâm

Theo dõi thai sản tuần 36 đẻ thường, thai đơn tại Bệnh viện Đa khoa Vinmec Times City với chi phí 37,200,000đ/gói là dịch vụ đang được các mẹ bầu rất quan tâm (Nguồn: vinmec.com)

4. Khám thai tuần 36 ở đâu Hà Nội an tâm chu đáo nhất

Nếu các mẹ nắm vững những kiến thức cần thiết về thai sản và sinh nở, lại có sẵn một bác sĩ sản khoa thân thiết và một bệnh viện gần nhà, thuận tiện thì không còn gì tuyệt vời hơn. Chỉ cần  đặt lịch khám đều đặn và lắng nghe tư vấn của bác sĩ.

Nhưng nếu các mẹ vẫn đang băn khoăn, chưa biết chọn dịch vụ nào, hay các mẹ mới chỉ “nhập môn làm mẹ” thì lời khuyên là nên chọn thai sản trọn gói tuần 36 tuần tại Vinmec Times City với các loại hình và chi phí tương ứng theo từng nhu cầu.

Đây là hình thức giúp mẹ giảm bớt áp lực, tiết kiệm thời gian và công sức rất nhiều. Dù mẹ đặt gói dịch vụ nào (đẻ thường/đẻ mổ thai đơn hay thai đôi) thì các quyền lợi cho mẹ cũng đều trải dài 3 giai đoạn: trước sinh, trong khi sinh và sau sinh với các xét nghiệm thường qui cần thiết và những tư vấn hết sức thiết thực cho mẹ trong giai đoạn này. Tham khảo thêm các gói thai sản thai đơn, đôi cùng ưu đãi giá hấp dẫn tại Useful để có quyết định thông thái nhất nhé.

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :Tam cá nguyệt là gì? Mang thai tuần thứ 36 ăn gì tốt cho thai nhi