Thai chậm phát triển là gì, nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng tránh

30/11/2023

Thai chậm phát triển là nỗi lo của hầu hết các bà mẹ Việt Nam, hậu quả khiến trẻ sinh ra thấp bé, suy dinh dưỡng, nhận thức kém hoặc thậm chí thiếu sót một số chức năng cơ bản. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết giúp mẹ có biện pháp điều trị kịp thời.

1. Nguyên nhân thai chậm phát triển

1.1. Tiền sản giật

Có rất nhiều nguyên nhân làm thai chậm phát triển nhưng phổ biến nhất là do các yếu tố bắt nguồn từ cơ thể mẹ, dị tật ở trẻ hoặc chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý. Tiền sản giật là bệnh lý khiến huyết áp tăng cao đột ngột, chèn ép vào tĩnh mạch gây cản trở sự lưu thông máu qua bào thai, dẫn đến tử cung không đủ chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển hoàn thiện. Đây là một trong các rủi ro xảy ra phổ biến ở phụ nữ mang thai muộn nên trước khi mang thai bạn cần tìm kiếm sự tư vấn của bác sĩ để phòng tránh tiền sản giật cũng như cung cấp đủ dưỡng chất cho con trong suốt 9 tháng 10 ngày.

Thai chậm phát triển có giữ được không và nguyên nhân do đâu?

Thai chậm phát triển có giữ được không và nguyên nhân do đâu? (Nguồn: baomoi.com)

1.2. Đa thai

Thật dễ hiểu khi dinh dưỡng trong cơ thể mẹ chỉ có hạn nhưng lại phải chia cho tới 2, 3 bào thai. Lúc này tử cung sẽ không thể nhận đủ chất để cung cấp cho trẻ môi trường phát triển tốt nhất. Chính vì thế, có khoảng 20 – 25% các bé sinh đa thai không phát triển bình thường, nhẹ cân hơn so với tuổi và các bạn cùng trang lứa.

1.3. Nhiễm trùng

Một số bệnh nhiễm trùng ở mẹ như sởi, cytomegalovirus, giang mai… là nguyên nhân gây chậm phát triển ở trẻ. Các vi khuẩn xâm lấn vào tử cung lấy đi các dưỡng chất cần thiết khiến cơ thể mẹ không kịp đáp ứng cho sự phát triển ngày một nhanh của bào thai. Dẫn đến tình trạng con sinh ra suy dinh dưỡng hoặc thậm chí lây nhiễm các vi khuẩn có hại khác.

1.4. Nước ối thấp

Nước ối là môi trường bảo vệ trẻ khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn cũng như cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho con, hỗ trợ con hô hấp và hoàn thiện cơ xương. Chính vì thế, việc thiếu nước ối sẽ gây nên tình trạng thai chậm phát triển, ngược ngôi thai hoặc thậm chí là lưu thai vô cùng nguy hiểm.

1.5. Nhau thai yếu

Nhau thai là bộ phận gián tiếp cung cấp các dưỡng chất, oxy qua thành tử cung giúp trẻ phát triển toàn diện. Nhau thai yếu tức hoạt động trao đổi chất bị hạn chế khiến trẻ không được tiếp nhận dinh dưỡng đều đặn, giảm dần theo thời gian, để lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng thấp còi ở trẻ.

Nhau thai yếu

Nhau thai yếu (nguồn: eva.vn)

2. Dấu hiệu thai chậm phát triển

2.1. Bề cao tử cung tăng chậm

Có thể bạn chưa biết nhưng nếu chiều cao tử cung thấp hơn tuổi thai từ 5cm thì có nghĩa bé đang bị chậm phát triển rồi đó. Các bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán bằng cách siêu âm đo chiều cao, so sánh với yêu cầu thực tế để có kết luận chính xác.

Siêu âm để có số đo chính xác của bề cao tử cung và chẩn đoán bệnh

Siêu âm để có số đo chính xác của bề cao tử cung và chẩn đoán bệnh (Nguồn: baomoi.com)

2.2. Thai nhẹ cân

Hãy thường xuyên đến gặp các bác sĩ để nắm rõ thể trạng của con, kích thước cũng như cân nặng của thai một phần thể hiện tình trạng sức khỏe của bé. Các thai nhi chậm phát triển thường nhẹ hơn bình thường 7-10g. Khi có sự chênh lệch quá lớn bạn cần tiếp nhận điều trị ngay lập tức để tránh tình trạng sinh non hay các hệ quả nghiêm trọng khác.

2.3. Bụng mẹ chậm to

Thông thường từ tháng thứ 4 của thai kỳ bạn đã cảm nhận sự lớn dần của thai nhi cũng như kích thước bụng. Nếu số đo này chững lại ở một giai đoạn nào đó, trong thời gian dài thì rất có thể thai chậm phát triển rồi đó. Ngay lúc này hãy nhấc điện thoại lên và đặt ngay một gói khám thai sản từ bệnh viện uy tín để làm rõ nguyên nhân và chẩn đoán bệnh nếu có.

2.4. Thai nhi yếu

Bằng cảm nhận của người mẹ hãy lắng nghe các biểu hiện của con để nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường nhé. Các cử động yếu ớt của con là hồi chuông cảnh báo bé đang bị thiếu dinh dưỡng trầm trọng, chậm phát triển và mất sức sống. Hãy đến các bệnh viện khám thai uy tín trên cả nước, liên hệ trực tiếp các bác sĩ chuyên khoa sản để được chẩn đoán chính xác.

2.5. Mẹ thiếu ối

Thiếu ối có thể diễn ra ngay từ 3 tháng đầu của thai kỳ và dễ nhận biết qua các dấu hiệu ở mẹ như khát nước, đi tiểu ít, con đạp mạnh hoặc cử động rất yếu…. Nếu bạn đang nghi ngờ một trong các biểu hiện trên thì nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Chỉ số AFI sau siêu âm giúp đo lường mức độ nước ối, nếu kết quả dưới 7cm thì có nghĩa con của bạn đang rơi vào tình trạng khô hạn rồi đó.

Thiếu ối khiến trẻ chậm phát triển trầm trọng

Thiếu ối khiến trẻ chậm phát triển trầm trọng (Nguồn: giadinhtre.vn)

3. Thai chậm phát triển có ảnh hưởng gì không?

Đây là một trong các nguyên nhân gây sinh non ở những tháng cuối thai kỳ, ngăn chặn sự hoàn thiện của xương khớp, nội tạng khiến trẻ sinh ra mắc các dị tật bẩm sinh, giảm chất lượng cuộc sống của bé và cả gia đình. Ngoài ra, nếu không can thiệp kịp thời có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu hoặc thậm chí đe dọa tới tính mạng của mẹ.

4. Cách khắc phục thai chậm phát triển cho mẹ bầu

4.1. Khám thai định kỳ

Việc khám thai định kỳ mỗi tuần một lần giúp bạn sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường của thai nhi cũng như được tư vấn cách chăm sóc an toàn nhất. Có một lời khuyên là bạn nên đặt mua các dịch vụ khám phụ sản chuyên khoa để không phải chờ đợi lâu, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí đi lại.

Khám thai định kỳ để nhận biết sớm dấu hiệu bất thường của thai nhi

Khám thai định kỳ để nhận biết sớm dấu hiệu bất thường của thai nhi (Nguồn: vicare.vn)

4.2. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước là biện pháp cải thiện tình trạng thiếu nước ối hiệu quả, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho nhau thai, giúp tử cung tuần hoàn trở lại và trẻ cũng vì thế phát triển đều đặn mỗi ngày. Ngoài việc sử dụng nước khoáng thì bạn có thể kết hợp thêm canh rau củ quả tươi xanh, nước trái cây thanh mát và tránh xa cà phê hay thức uống có cồn nhé.

4.3. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng 

Các dưỡng chất đến từ sữa, thực phẩm làm từ sữa, thực phẩm chứa chất béo không bão hòa, omega 3, omega 6… sẽ giúp cơ thể mẹ phục hồi, nhau thai được cung cấp đủ dinh dưỡng để giúp trẻ phát triển nhanh hơn, cải thiện các chức năng tuần hoàn và giúp xương khớp chắc khỏe. Ngoài ra, với các mẹ bị bong huyết cũng nên sử dụng thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, ngũ cốc từ thành phần tự nhiên, cá để khắc phục và nạp đủ năng lượng cho con mỗi ngày. Bên cạnh đó, việc sử dụng các thực phẩm chức năng an toàn theo chỉ định của bác sĩ cũng giúp trẻ kết nạp nhanh dinh dưỡng và phát triển trở lại.

Đa số các triệu chứng thai chậm phát triển thường chỉ được phát hiện khi siêu âm hoặc nội soi nên bạn cần đến khám tiền sản định kỳ để phát hiện sớm nhé.

Hy vọng những thông tin bổ ích trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ tác hại của hiện tượng thai chậm phát triển và có được biện pháp khắc phục đúng cách. Hiện nay Useful đang cung cấp các dịch vụ thai sản trọn gói với giá cả phải chăng, giúp bạn phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của thai nhi và có khoảng thời gian mang bầu trọn vẹn.

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :Thai chậm phát triển là gì, nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng tránh