14 cách trị hăm tã cho trẻ nhàn tênh khỏi lo mẩn đỏ khó chịu vùng kín

30/11/2023

Hăm tã là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, đau rát và quấy khóc. Bạn lo lắng và không biết cách nào khắc phục tình trạng dai dẳng khó chịu này? Các mẹ hãy tham khảo qua cách trị hăm tã an toàn, hiệu quả của Useful.

1. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng bé bị hăm tã

Vì sao bé lại bị hăm tã? Khi hăm tã bé thường xuất hiện những triệu chứng gì? Cách trị hăm tã cho trẻ ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng khi bé bị hăm tã để bố mẹ kịp thời phát hiện và chữa trị nhé.

1.1. Nguyên nhân

Nguyên nhân chính gây hăm tã ở trẻ là do độ ẩm của vùng mông bé khá cao khi tiếp xúc với tã khiến da bị hăm, nhiều trường hợp tã bị dơ khi tiếp xúc với da ẩm còn có thể khiến da bé bị tổn thương.

Nước tiểu tưởng chừng vô hại nhưng khi kết hợp với vi khuẩn bám trên da bé làm da mẩn đỏ, rất khó chịu.

Tiêu chảy cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hăm tã. Phân dính trên tả bốc mùi hôi gặp vi khuẩn là cơ hội thuận lợi khiến hăm tã xuất hiện và làm bé khó chịu.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hăm tã ở trẻ (Nguồn: conlatatca.vn)

Dù cho các mẹ giữ da bé luôn khô thoáng, thường xuyên thay tã thì bé vẫn có thể bị hăm tã tấn công bởi nhiều trường hợp da bé quá nhạy cảm, không phù hợp để mang tã hay mặc đồ. Đôi khi bé ăn phải loại thực phẩm dị ứng, khiến làn do bị xuất hiện mẩn đỏ, gây ngứa rát. Da bé còn rất non nớt và nhạy cảm nhưng nhiều bà mẹ lại sử dụng loại tã quá thô ráp, dày khiến bé bị hăm tã, da bị tổn thương.

Khi bị hăm tã bé sẽ quấy khóc và khó chịu nhiều (Nguồn: toilamme.com)

Ngoài ra, khi giặt tã hay áo quần các mẹ nên lựa chọn các loại bột giặt, nước giặt phù hợp dành riêng cho trẻ, không sử dụng các loại nước giặt thường chứa hóa chất làm tổn hại làn da nhạy cảm của bé.

Nhiều trường hợp các mẹ dùng quần lót bằng nhựa cho bé bởi nó khiến quần áo của bé sạch sẽ và khô thoáng tuy nhiên nó lại rất bí khiến da bé bị ẩm dẫn đến hăm tã.

Sử dụng các loại nước giặt dành riêng cho da nhạy cảm của trẻ (Nguồn: canifa.com)

1.2. Các triệu chứng khi bé bị hăm tã mẹ cần chú ý

Để biết cách trị hăm tã cho trẻ các mẹ cần xác định được các biểu hiện bệnh hăm tã. Khi trẻ bị hăm tã thường tỏ ra rất khó chịu, khi ngủ thường hay thức giấc, quấy khóc và nhõng nhẽo vì vùng hăm đau rát khiến bé khó chịu.

Khi thay tã nếu thấy vùng da nơi tiếp xúc với tã xuất hiện mẩn đỏ, vùng da xuất hiện dị ứng bị khô hay ướt thì lúc này bé đã bị hăm tã tấn công.

Kiểm tra phần tiếp xúc với tã có bị nổi đỏ không khi thay tã cho bé (Nguồn: meonuoicon.com)

Kiểm tra phần da tiếp xúc trực tiếp với tã của bé bao gồm các ngấn ở đùi và khu vực mông, bộ phận sinh dục. Nếu thấy vùng da ở các vị trí này nổi mẩn đỏ thì bé đã bị hăm tã.

Hăm tã nếu nặng có thể xuất hiện các vết sưng cũng như mụn nước đỏ gây lở loét trên da, đó là triệu chứng cảnh báo bé đã bị hăm tã nặng, cần chữa trị gấp.

Trẻ bị hăm tã thường có những triệu chứng gì?

Trẻ bị hăm tã thường có những triệu chứng gì? (Nguồn: dwbxi9io9o7ce.cloudfront.net )

2. Bé bị hăm tã có nguy hiểm không?

Vậy trẻ bị hăm tã có nguy hiểm không? Hăm tã nếu mới bùng phát thường không nguy hiểm nhưng nếu không khắc phục và điều trị kịp thời có thể khiến bé mắc phải những bệnh cơ hội khác như nhiễm nấm và nhiễm trùng cực kỳ nguy hiểm.

Nhiễm nấm thường rất hay mắc phải ở những trẻ sử dụng nhiều kháng sinh bởi vì kháng sinh sẽ tiêu diệt hết các vi khuẩn có lợi, giúp nấm mốc phát triển nhanh. Hăm tã không điều trị sẽ làm làn da bé xuất hiện các đốm đỏ nhỏ sau đó lây lan khắp trên cả một vùng da.

Hăm tã để lâu không chữa trị sẽ làm da bé bị nhiễm trùng, biểu hiện là những cơn sốt, vùng da bị nhiễm trùng sẽ bị lở loét, chảy nước vàng và có mụn mủ.

Hăm tã nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm (Nguồn: lamdeponline.net)

3. 14 cách trị hăm tã cho trẻ an toàn, hiệu quả, dễ áp dụng

3.1. Chữa hăm tã tự nhiên

  • Để phòng tránh tình trạng hăm tã thường hay xảy ra ở trẻ nhỏ các mẹ nên chú ý giữ bé  luôn khô thoáng và thường xuyên thay tã, vệ sinh sạch sẽ làn da của bé.
  • Không nên cho bé mang tã quá nhiều, thỉnh thoảng nên để bé ở truồng để thông thoáng và có thể tiếp xúc với không khí. Hoặc có thể cho bé nằm khỏa thân trên khăn mềm ở nơi khô mát.
  • Da bé rất nhạy cảm và mềm mỏng nên không được sử dụng các loại khăn lau có chứa cồn, nó sẽ làm da bé bị tổn thương, bỏng rát. Để mua được khăn lau chất lượng, phù hợp với trẻ nhỏ, đến từ các thương hiệu uy tín các mẹ có thể truy cập vào Useful.vn, ở đây hội tụ những sản phẩm khăn lau chất lượng, an toàn cho bé đến từ nhiều thương hiệu nổi tiếng, với mức giá rất hấp dẫn.
  • Một cách trị hăm tã hiệu quả nữa mà các mẹ nên áp dụng là chọn mua các loại tã thấm hút tốt, mềm mại và thông thoáng tạo cảm giác dễ chịu cho bé khi sử dụng. Các mẹ có thể lựa chọn các thương hiệu nổi tiếng như tã dán Huggiestã quần Merries,… Những thương hiệu này đều có bán trên Useful.vn, các mẹ có thể chọn mua ở đây.
  • Khi sử dụng khăn ướt để vệ sinh cho bé các mẹ nên chú ý lựa chọn sử dụng các loại khăn ướt có độ pH trung tính, không chứa xà phòng hay cồn, chất tẩy rửa tránh làm tổn thương da bé.
  • Trong trường hợp bé bị hăm tã nhẹ do bị nước tiểu dây vào thì các mẹ cần làm dịu cơn đau cho bé bằng cách vệ sinh sạch sẽ, để da thông thoáng.

3.2. Chữa hăm tã bằng các loại lá cây, thảo mộc

  • Lá trầu có khả năng chống khai, tiêu viêm, sát trùng nên rất được nhiều bà mẹ áp dụng để chữa hăm rất hiệu quả. Dùng một vài lá trầu rửa sạch, cho vào nồi để đun sôi rồi để nguội. Sau đó dùng khăn nhúng vào nước trầu không đã nguội, cẩn thận thấm lên chỗ bị hăm của bé, để hiệu quả các mẹ cần làm thường xuyên trong một tuần, ngày khoảng 3 lần, chắc chắn sẽ thuyên giảm.
  • Trị hăm cho bé bằng lá khế cũng rất hiệu quả. Chỉ cần dùng lá khế, đem rửa sạch rồi để ráo, giã nát với chút muối và cho vào nồi đun sôi với nước rồi chắt lấy nước. Sau đó dùng khăn sạch, giặt trong nước lá khế và thấm nhẹ nhàng lên vùng da bị hăm của bé.
  • Trà hay chè xanh là thảo dược số một giúp trị hăm tã ở trẻ nhỏ. Đối với túi trà, có thể đặt trực tiếp trong tã của bé, nó có tác dụng giúp da khô thoáng, vùng da bị hăm ít bị tổn thương. Còn đối với nước trà hoặc chè thì  các mẹ có thể sử dụng để tắm cho bé để tiêu diệt vi khuẩn bám trên da bé.
  • Một loại lá tiếp theo cũng trị hăm tã rất hiệu quả là cây mã đề. Lấy một vài lá mã đề, rửa sạch, sau khi ráo nước thì giã nát để chiết phần nước tiết ra thoa nhẹ lên da bé, nó có khả năng làm dịu da, giúp phục hồi làn da bị tổn thương.
  • Một loại lá rất quen thuộc mà các mẹ có thể chữa hăm tã cho bé đó là búp ổi non. Các mẹ chỉ cần lấy lá ổi đem rửa sạch, đun sôi với nước, sau đó để nước lá ổi nguội lấy rửa lên phần da bị hăm cho bé. Đây là cách chữa hăm tã rất hiệu quả.
  • Cây cỏ sữa tưởng chừng vô tác dụng nhưng lại có khả năng chữa hăm cho bé tốt. Chỉ cần dùng một ít cây cỏ sữa, đem rửa sạch rồi vò nát, sau đó chiết lấy nước, dùng nước đó bôi nhẹ nhàng lên chỗ bị hăm cho bé.
  • Một phương pháp nữa cũng thường được các mẹ bỉm sữa sử dụng để trị hăm cho bé là dùng cỏ roi ngựa. Đem phơi khô cỏ roi ngựa  rồi cho vào nước ấm ngâm khoảng tầm 10 phút, sau đó dùng khăn mềm thấm ướt và thoa nhẹ nhàng vào vùng da bị hăm của bé.

3.3. Chữa hăm tã bằng các sản phẩm chăm sóc da cho bé

  • Sử dụng dầu Oliu xoa nhẹ nhàng vào vùng da bị hăm của bé sẽ giúp bé khỏi bị hăm, giảm mẩn đỏ, nhanh phục hồi làn da. Các loại tinh dầu cho bé giúp da thoáng mát cũng có tác dụng rõ rệt.
  • Một sản phẩm giúp bé chữa hăm tã khác cũng rất hiệu quả đó là phấn rôm. Trong phấn rôm có chứa Talc tác dụng hút ẩm và giúp da bé mềm mịn. Phấn rôm có mùi hương nhẹ nhàng, loại bỏ cảm giác ngứa cho bé một giấc ngủ ngon.
  • Nếu bé thường xuyên bị hăm tã thì hãy sử dụng các loại kem chống hăm tã có tác dụng nhanh chóng và rõ rệt. Tuy nhiên các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi dùng để đảm bảo sức khỏe cho bé.

Các loại kem chống hăm tã (Nguồn: moki.vn)

Trị hăm tã kịp thời sẽ giúp các mẹ có thể chăm sóc bé yêu luôn mạnh khỏe, cho bé có một làn da mịn màng khỏe mạnh. Tham khảo cách trị hăm tã trên và sử dụng các sản phẩm chăm sóc da cho bé chính hãng, chất lượng sẽ giúp các mẹ biết cách phòng chống và điều trị hăm tã hiệu quả, an toàn và rất đơn giản.

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :14 cách trị hăm tã cho trẻ nhàn tênh khỏi lo mẩn đỏ khó chịu vùng kín