20 bước chuẩn bị trước khi mang thai lần đầu để bé chào đời khỏe mạnh

30/11/2023
Lần đầu làm cha mẹ, bạn có quá nhiều nỗi lo, băn khoăn về quá trình mang thai, sinh nở và nuôi dạy con cái. Vậy nên chuẩn bị trước khi mang thai như thế nào để bé yêu chào đời thật khỏe mạnh. Với 20 bước gợi ý sau sẽ giúp các bạn gạt bỏ những nỗi bận tâm này!

1. Chuẩn bị tài chính đảm bảo trước khi mang thai

Để chào đón sự ra đời của một sinh linh bé nhỏ, có rất nhiều thứ mà cha mẹ cần phải nghĩ đến như chi phí khám thai, chi phí sinh nở, đồ dùng cho mẹ bầu và bé cần thiết… Đồng thời, chuẩn bị tài chính trước khi mang thai một cách kỹ lưỡng là điều tối ưu, bạn có thể tính đến các phương án như mua bảo hiểm thai sản, bảo hiểm y tế, gửi tiền tiết kiệm, nuôi heo đất…

Chuẩn bị gì trước khi mang thai? Hãy lên kế hoạch tài chính cho kế hoạch sinh con

Chuẩn bị gì trước khi mang thai? Hãy lên kế hoạch tài chính cho kế hoạch sinh con (Nguồn: kidsplaza.vn)

2. Một sức khỏe thật tốt cho cả vợ và chồng

Mang thai và sinh con là quá trình cần chuẩn bị chu đáo cho cả hai vợ chồng. Vì thế, hãy giữ gìn và chăm sóc cơ thể thật tốt. Điều này còn giúp tăng khả năng thụ thai cũng như hạn chế các biến chứng xấu xảy ra trong quá trình mang bầu.

3. Tham gia khám sức khỏe tiền mang thai

Khám sức khỏe tiền mang thai cho cả nam và nữ cũng là điều hết sức quan trọng nhất là khi cả hai vợ chồng chuẩn bị trước khi mang thai lần đầu. Việc làm này sẽ giúp phát hiện ra những vấn đề sức khỏe ở cả hai người. Đồng thời các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn những lưu ý để việc mang thai và sinh con có thể diễn ra thuận lợi nhất.

4. Kiểm tra bệnh sử, bệnh lý di truyền của vợ và chồng

Để chuẩn bị trước khi mang thai, cả vợ và chồng cũng nên tiến hành việc kiểm tra các loại bệnh lý di truyền hoặc tiền sử mắc các bệnh có nguy cơ di truyền lại cho con. Việc kiểm tra này cũng diễn ra khá nhanh chóng, chỉ đơn thuần sử dụng mẫu máu hoặc nước bọt của cả hai vợ chồng.

5. Xây dựng lối sống lành mạnh

Để giữ cho sức khỏe ở trạng thái tốt nhất, làm tăng khả năng thụ thai cũng như có một thai kỳ khỏe mạnh. Cả vợ và chồng đều phải tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh, hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích như rượu bia, giảm căng thẳng, stress, ngủ đủ giấc…

Chuẩn bị trước khi mang thai cần chú ý gì về thói quen sinh hoạt

Chuẩn bị trước khi mang thai cần chú ý gì về thói quen sinh hoạt (Nguồn: tin247.com)

6. Lưu ý chế độ ăn uống

6.1. Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng

Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như Vitamin, chất xơ, protein… để tăng cường sức đề kháng và giữ cho cơ thể luôn trong trạng thái cân bằng về cả mặt thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, bạn chỉ cần ăn đủ chứ không cần dung nạp quá nhiều các chất dinh dưỡng để hạn chế tình trạng béo phì, thừa cân khi mang thai.

6.2. Giảm lượng caffeine

Caffeine có rất nhiều tác động không tốt đến cơ thể, trong đó phụ nữ sử dụng quá nhiều Caffeine có thể làm giảm khả năng sinh sản, đồng thời mắc phải một số bệnh lý về huyết áp, tim mạch…

6.3. Bổ sung axit folic

Thực phẩm giàu axit Folic rất tốt cho mẹ bầu và cả phụ nữ trong giai đoạn tiền mang thai. Cụ thể, axit Folic giúp giảm khả năng xảy ra dị tật ở thai nhi, hạn chế tình trạng trầm cảm và mệt mỏi, tăng cường sức đề kháng.

6.3. Chọn lựa nguồn thực phẩm sạch

Chuẩn bị trước khi mang thai không thể thiếu việc thiết lập chế độ dinh dưỡng và lựa chọn thực phẩm. Nên mua thực phẩm organic, tươi sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Hạn chế tối đa việc sử dụng đồ ăn nhanh, chế biến sẵn hoặc chứa nhiều loại phụ gia.

7. Cẩn thận tránh để nhiễm trùng

Hạn chế khả năng bị nhiễm trùng bằng cách rửa tay thật sạch với xà phòng, ăn thực phẩm đã được nấu chín, cẩn thận với các vết thương như mụn nhọt, đứt tay… đồng thời sử dụng khẩu trang khi ra đường để phòng ngừa các loại mầm bệnh, khói bụi.

8. Tiêm phòng một số bệnh trước khi mang thai

Để chuẩn bị trước khi mang thai và sinh con, các bác sĩ khuyến nghị phụ nữ cần tiêm phòng một số loại bệnh, chủng virus như mũi tổng hợp (Rubella + Sởi + Quai bị), viêm gan B, thủy đậu, cúm để bảo vệ sức khỏe cho bạn và cả thai nhi sắp tới.

9. Chọn bệnh viện khám và dự sinh tốt nhất

Bạn cũng nên lựa chọn trước một số bệnh viện để khám thai cũng như dự định để sinh con. Nên tham khảo trực tiếp những gia đình đã có kinh nghiệm hoặc tham khảo thông tin từ những website, diễn đàn đáng tin cậy. Đón nhận sự tin tưởng, hệ thống bệnh viện đa khoa chuẩn quốc tế Vinmec luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình sắp sinh em bé.

10. Chuẩn bị không gian cho bé yêu

Trẻ nhỏ xứng đáng được hưởng những điều tuyệt vời nhất, vì vậy hãy chuẩn bị trước khi mang thai cho bé yêu những không gian trong lành và dễ chịu. Hai bạn có thể nghĩ tới việc thay thế bằng một chiếc giường lớn hơn, mở thêm cửa sổ để cho bé có một không gian riêng, thực sự thoải mái trong 9 tháng tới đây. Với 53 món đồ sơ sinh  chuẩn bị cho bé cần thiết nhất chắc hẳn là gợi ý không thể bỏ qua.

11. Chọn khám thai sản trọn gói

Đa phần các gói bảo hiểm thai sản sẽ có những quy định về thời gian chờ và điều khoản để được hưởng các quyền lợi. Nếu vẫn chưa chắc chắn về việc mang thai thì bạn có thể đăng ký ngay khám thai sản trọn gói từ bệnh viện hàng đầu: Vinmec, bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc, Việt Pháp… vừa tiết kiệm chi phí cũng như có chương trình theo dõi, sinh con cụ thể.

12. Mua bảo hiểm thai sản

Tổng tất cả chi phí y tế của một ca sinh thường hoặc sinh mổ tại các bệnh viện lớn thông thường sẽ vào khoảng từ 10-30 triệu đồng. Riêng những bệnh viện quốc tế, chất lượng cao con số này có thể lên tới 50 – 60 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu đã có kế hoạch sinh con, bạn chỉ cần mua gói bảo hiểm thai sản với giá từ 3-5 triệu đồng là có thể yên tâm với quyền lợi chăm sóc sức khỏe, sinh con lên tới 40 triệu.

Gói bảo hiểm thai sản giúp tiết kiệm chi phí tối đa

Gói bảo hiểm thai sản giúp tiết kiệm chi phí tối đa (Nguồn: thebank.vn)

13. Không ở khu vực ô nhiễm, nhiều chất độc hại

Các chất độc hại như hóa chất, khói bụi, vi trùng… là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến dị tật ở thai nhi cũng như biến chứng sức khỏe cho phụ nữ có thai. Vì vậy, trước trong và sau khi mang thai, cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều hóa chất độc hại hoặc các tia phóng xạ…

14. Chuẩn bị một tinh thần thật tốt

Trở thành cha mẹ là một cuộc hành trình không hề dễ dàng, vì vậy bạn nên chuẩn bị trước khi mang thai một tâm lý thật tốt. Bởi lẽ, có rất nhiều điều khiến bạn phải lo toan, thậm chí là mệt mỏi, chán nản. Tuy nhiên, yên tâm rằng mọi thứ sẽ tốt hơn khi thiên thần nhỏ chào đời khỏe mạnh và đem đến những niềm vui, hạnh phúc cho cả gia đình.

15. Giữ thói quen luyện tập thể dục

Tham gia tập thể dục giúp bạn rèn luyện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng và sự dẻo dai, bền bỉ của cơ thể. Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể luyện tập một số bộ môn như Aerobic, Yoga hoặc đi bộ đều đặn 30 phút mỗi ngày.

16. Giữ cơ thể cân đối

Bên cạnh việc bổ sung các chất dinh dưỡng, để chuẩn bị trước khi mang thai thật tốt, bạn cũng nên giữ cho vóc dáng, cơ thể luôn trong trạng thái cân bằng cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Mẹ có thể thư giãn với 12 cách giải tỏa stress, thổi bay mọi lo lắng: đọc sách, spa hoặc trò chuyện với mọi người.

17. Điều trị triệt để bệnh lý có thể ảnh hưởng đến thai nhi

Một số bệnh lý có thể ảnh hưởng đến thai nhi và quá trình mang thai của người mẹ như đái tháo đường, các bệnh về tim mạch, viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung, hội chứng Down, sứt môi… đều nên được điều trị triệt để hoặc kiểm soát kỹ trước khi bước vào giai đoạn thai kỳ.

18. Lựa chọn ngày quan hệ phù hợp

Để đạt được hiệu quả thụ thai cao nhất, nên tính và xác định thời điểm trứng chín và rụng. Có rất nhiều cách để xác định thời điểm này như dựa trên chu kỳ kinh nguyệt, quan sát dịch nhầy cổ tử cung, sử dụng que thử hoặc tra cứu bằng công cụ tính online…

19. Vợ chồng bạn đã sẵn sàng chưa

Có con là một trong những quyết định và dấu mốc quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi người. Vì vậy, trước khi chào đón một thiên thần mới, cả hai cùng ngồi lại để xác định xem liệu mình đã thực sự sẵn sàng để làm cha mẹ? Mình đã chuẩn bị được những gì cho điều này và nếu có xảy ra những mâu thuẫn, khúc mắc trong việc sinh và nuôi dạy con cái, cả hai người sẽ có hướng giải quyết ra sao…? Thật ra, tất cả những điều này đều không cần một câu trả lời hoàn hảo và trọn vẹn thay vào đó là sự quyết tâm và thấu hiểu từ cả hai phía.

20. Ngưng dùng thuốc điều trị

Ngưng việc sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh và thuốc tránh thai để ổn định cơ thể, chu kỳ kinh nguyệt sẵn sàng cho việc thụ thai và sinh con. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung một số loại vitamin, thực phẩm chức năng chứa sắt và Folic.

Chuẩn bị trước khi mang thai bằng việc ngưng các loại thuốc điều trị

Chuẩn bị trước khi mang thai bằng việc ngưng các loại thuốc điều trị (Nguồn: sanphukhoa-vietphap.com)

Chuẩn bị trước khi mang thai là một trong số những tiền đề quan trọng cho sự ra đời và nuôi dạy của mỗi một đứa trẻ. Tuy nhiên, nếu chưa chuẩn bị kỹ mà niềm vui này “lỡ” đến đột ngột thì hãy vững tin lên vì những sinh linh bé nhỏ đó sẽ giúp cha mẹ vững vàng và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tìm hiểu thật nhiều kiến thức thai giáo chăm sóc mẹ và bé tại Blog Useful để chào đón bé yêu thông minh, khỏe mạnh ngay từ bây giờ nhé!

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :20 bước chuẩn bị trước khi mang thai lần đầu để bé chào đời khỏe mạnh