Biểu hiện triệu chứng say nắng nặng, nhẹ và cách khắc phục nhanh

30/11/2023

Khi gặp các triệu chứng say nắng, say nóng bạn cần nhanh trí xử lý ngay để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết các triệu chứng khi bị say nắng, cách khắc phục và phòng tránh hiệu quả!

1. Nguyên nhân vì sao dẫn đến say nắng, say nóng

1.1. Say nắng

Những cơn nắng oi ả ngày hè có thể là tác nhân trực tiếp và lớn nhất dẫn đến việc bạn bị say nắng. Đặc biệt là khi bạn lao động, di chuyển ở ngoài trời quá lâu. Lúc này, các tia nắng gay gắt sẽ chiếu vào vùng gáy cổ – trung tâm điều hòa thân nhiệt cơ thể khiến bạn bị rối loạn điều hòa thân nhiệt cũng như cơ thể bị mất nước. Nếu điều này diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến cơ thể bị mất sức, thậm chí là tụ máu trong não, dưới màng cứng… rất nguy hiểm.

Biểu hiện triệu chứng say nắng nặng, nhẹ và cách khắc phục nhanh

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gay gắt có thể khiến bạn bị say nắng (Nguồn: media.healthplus.vn)

1.2. Say nóng

Ánh nắng gay gắt của mặt trời còn khiến nhiệt độ không khí tăng cao. Lúc này, cơ thể sẽ phải chịu hai tác động của cả sức nắng và độ nóng lên cao từ môi trường. Khi cơ thể phải chịu đựng quá lâu sẽ dẫn đến rối loạn điều hòa thân nhiệt, lượng nhiệt cơ thể tỏa ra môi trường lớn hơn so với lượng nhiệt hấp thu. Cơ thể bạn sẽ bị mất nước toàn thể, say nóng.

1.3. Điều kiện làm việc

Điều kiện làm việc cũng là nguyên nhân dẫn đến việc bạn bị say nắng say nóng. Trong đó, những ai phải thường xuyên lao động, di chuyển ngoài trời thì khả năng chịu tác động của ánh nắng và sức nóng càng lớn dẫn đến nguy cơ bị say nắng rất cao. Đó có thể là những người công nhân xây dựng, công nhân vệ sinh môi trường, những người làm việc về ngành vận tải, dịch vụ…

1.4. Các yếu tố nguy cơ say nắng

Yếu tố nguy cơ đầu tiên của say nắng đó là đối tượng những người có sức đề kháng kém như người già, người đang bị ốm cần dưỡng sức hoặc những người sống trong các căn hộ không thông thoáng, không có điều hòa. Những người uống nhiều rượu bia, uống không đủ nước cũng là nhóm nguy cơ cao bị say nắng, say nóng.

Nhóm nguy cơ khác cũng có khả năng bị say nắng say nóng cao đó là trẻ em sơ sinh, trẻ nhỏ dưới bốn tuổi vì các đối tượng này thích nghi chậm với nhiệt độ. Những người đang bị bệnh về tiểu đường, đang sử dụng thuốc kháng sinh, giảm cân, lợi tiểu hoặc điều trị bệnh tim cũng rất dễ bị say nắng, nóng khi sống trong môi trường nắng nóng, không khí trì trệ, không có gió thông thoáng.

Biểu hiện triệu chứng say nắng nặng, nhẹ và cách khắc phục nhanh

Trẻ em là rất dễ bị say nắng (Nguồn:media.npr.org)

2. Các triệu chứng say nắng say nóng thường gặp

2.1. Biểu hiện nhẹ

Khi ở giai đoạn đầu của say nắng hoặc với những người bị say nắng nhẹ có thể có những biểu hiện như: thân nhiệt tăng cao do tác động của nhiệt độ, ánh nắng bên ngoài; hệ thần kinh bị ảnh hưởng nên cảm thấy đau nhức đầu óc; hệ tuần hoàn bị tác động nên bạn sẽ thấy hoa mắt, chóng mặt, đầu óc choáng váng. Bên cạnh đó, da cơ thể sẽ cảm thấy bỏng rát rất khó chịu.

2.2. Dấu hiệu cần chú ý

Khi bị say nắng say nóng nặng hơn, người giúp đỡ người bị say nắng cần chú ý xem họ có các biểu hiện nguy hiểm hơn không. Ví dụ như bị yếu cơ, tay chân bủn rủn không đứng vững, thậm chí bị chuột rút, không cử động được. Đi kèm với đó là buồn nôn, nôn, nhịp tim nhanh, thở dốc.

2.3. Triệu chứng nặng

Khi bị các triệu chứng say nắng như thay đổi hành vi, mất phương hướng, lú lẫn, co giật hay hôn mê thì người bệnh đã bị ở mức độ nặng cần kịp thời điều trị ngay.

2.4. Khi nào nên gặp bác sĩ?

Bất cứ ai trong chúng ta đều có thể bị say nắng, say nóng. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần đi gặp bác sĩ. Nếu bạn gặp các triệu chứng nhẹ, trong một giờ cảm thấy cơ thể khỏe hơn sau khi thực hiện các biện pháp khắc phục thì chỉ cần theo dõi tại nhà.

Còn trong trường hợp đã một giờ sau khi tiến hành khắc phục, cứu chữa mà người bệnh không có dấu hiệu cải thiện hoặc bị nặng hơn thì cần đến các trung tâm y tế ngay lập tức. Hoặc khi bạn thấy người bệnh có các triệu chứng nặng thì cũng cần đi gặp bác sĩ ngay. Lúc này bác sĩ sẽ đưa ra các phương án chữa trị kịp thời để không nguy hại đến sức khỏe cũng như đưa ra những nhận định tiềm ẩn mà người bệnh có thể mắc phải.

Biểu hiện triệu chứng say nắng nặng, nhẹ và cách khắc phục nhanh

Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi là những biểu hiện ban đầu của say nắng (Nguồn: myaloha.vn)

3. Cách khắc phục tình trạng say nắng tại nhà

3.1. Di chuyển đến khu vực mát mẻ, có bóng râm

Đây là điều bạn cần làm ngay khi có các biểu hiện say nắng, say nóng. Nếu không thể di chuyển thì hãy nhờ mọi người xung quanh giúp đỡ. Việc ở ngoài trời dưới ánh nắng gay gắt khiến bạn bị say nắng thì hãy xử lý từ nguyên nhân này trước tiên. Tránh đến mức tối đa khả năng phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Khi vào nơi mát mẻ, bạn nên cởi bỏ bớt quần áo để hạ thân nhiệt.

3.2. Chườm nước đá, hạ nhiệt độ

Để xử trí bị say nắng bạn cần hạ nhiệt độ cơ thể bằng cách uống nước và tiếp xúc với không khí mát mẻ. Trong trường hợp người bệnh không thể uống nước do hôn mê, nôn liên tục, sốt cao nằm li bì thì hãy chườm đá vào những vị trí quan trọng như nách, bẹn, cổ… Nếu phải di chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế thì hãy thường xuyên chườm mát bằng cách mang đá dự trữ đi kèm.

3.3. Uống nước đúng cách

Bổ sung nước là cách để bạn khắc phục cũng như phòng tránh bị say nắng. Tuy nhiên, bạn cần uống nước đúng cách để tránh phản tác dụng. Uống ít nhất tám ly nước mỗi ngày kèm các loại nước ép hoa quả nguyên chất. Không uống nước quá nhiều một lúc mà nên uống dải đều thời gian trong ngày. Không nên để cơ thể khát mới uống, mỗi lần nước từ từ từng ngụm nhỏ để nước thấm vào thành mao mạch đi vào cơ thể. Không nên vận động mạnh sau khi uống nước để tránh đau xóc và mất nước nhanh hơn.

3.4. Thuốc giãn cơ

Bạn có thể bị chuột rút, đau nhức cơ thể bị bị say nắng, say nóng. Lúc này, dưới sự hướng dẫn và cho phép của bác sĩ bạn có thể uống thuốc giãn cơ để khắc phục.

3.5. Dùng nước trái cây hoa quả để giải say nắng

Khi bị có các triệu chứng say nắng bạn nên uống một ly nước ép dưa hấu vì dưa hấu là loại trái cây có lượng nước lớn, chứa nhiều vitamin giúp hạ nhiệt nhanh. Bạn có thể làm nước ép dưa hấu và cà chua để tăng thêm tác dụng giải nhiệt. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng cà chua ngâm đường để ăn hoặc cắt cà chua đắp lên da để làm dịu da, chống cháy da hiệu quả.

Một ly nước mía cũng có thể giúp bạn giải say nắng hiệu quả. Bạn có thể mua ở bất cứ đâu hoặc có thể ăn trực tiếp nếu không mua được nước ép. Nước mía có khả năng điều hòa thân nhiệt rất nhanh.

Uống nước ép đào cũng giúp cơ thể bạn có thêm sức đề kháng, giải nhiệt rất tốt. Bạn chỉ cần rửa sạch, gọt vỏ, cắt phần thịt đào cho vào xay sinh tố và uống. Bạn nên dự trữ đào trong tủ lạnh để sử dụng khi cần.

Nước chanh, nước cam cũng là những thức uống giải say nắng say nóng rất tốt. Bạn vắt lấy nước, pha cùng nước sôi để nguội, cho thêm ít đường và vài hạt muối. Hỗn hợp này sẽ giúp bù nước, bù muối, giúp cơ thể lấy lại sức đề kháng.

Biểu hiện triệu chứng say nắng nặng, nhẹ và cách khắc phục nhanh

Nước mía có khả năng giải say nắng, điều hòa thân nhiệt rất tốt (Nguồn: media.laodong.vn)

4. Cách phòng tránh say nắng

Say nắng say nóng là điều có thể xảy ra với bất cứ ai và chúng ta đều có thể chủ động phòng tránh. Trước hết, khi đi ra ngoài đường bạn nên mặc quần áo rộng và sáng màu để giảm khả năng hấp thụ ánh sáng cũng như thoáng gió, không bị bí bách. Nếu có điều kiện thì tốt nhất không nên hoạt động ở ngoài trời khi trời đang nắng đỉnh điểm. Với những người phải làm việc bên ngoài thường xuyên thì nên tránh hoạt động liên tục.

Khi đi ra đường bạn nên đội mũ nón, sử dụng kem chống nắng để tránh các tác động của ánh nắng. Đeo kính râm chống lại tia UV để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe đôi mắt. Mỗi ngày nên uống nước đầy đủ 2 lít hoặc nhiều hơn nếu bạn phải thường xuyên làm việc nặng nhọc ngoài trời nắng nóng. Khi có các dấu hiệu của việc say nắng cần di chuyển vào chỗ mát ngay để tránh bị nặng hơn, gây nguy hiểm cho tính mạng.

Biểu hiện triệu chứng say nắng nặng, nhẹ và cách khắc phục nhanh

Không quên bôi kem chống nắng khi đi ra ngoài trời (Nguồn:agarwood.org.vn)

Trên đây là những triệu chứng say nắng, cách khắc phục cũng như phòng tránh hiệu quả. Đặc biệt bạn nên chủ động phòng tránh bằng việc uống nước đầy đủ kèm các loại nước ép hoa quả trái cây có tính giải nhiệt cao. Theo đó, bạn có thể tự mua trái cây sạch, thơm ngon theo ý thích, nhiều nước thì càng tốt về cho vào máy xay sinh tố hoặc nếu bạn bận rộn, không có thời gian thì những hộp/ chai nước ép nguyên chất 100% hoa quả đóng sẵn tiện lợi sẽ là lựa chọn tốt nhất.

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :Biểu hiện triệu chứng say nắng nặng, nhẹ và cách khắc phục nhanh