Câu chuyện “bia kèm lạc”: giận thì giận mà mua thì vẫn mua

30/11/2023

Câu chuyện “bia kèm lạc”: giận thì giận mà mua thì vẫn mua: Người tiêu dùng đang khấp khởi vui mừng chờ đón nhiều mẫu xe mới ra mắt những tháng cuối năm 2020 để mua xe kịp chơi Tết 2021 thì bị “dội gáo nước lạnh” khi các đại lý giở trò “bán bia kèm lạc”, nhưng người mua xe vẫn giữ kiểu “vừa xuống tiền, vừa la làng”.

Câu chuyện “bia kèm lạc”: giận thì giận mà mua thì vẫn mua

Mua ô tô "bia kèm lạc": Sao người Việt vẫn cứ xuống tiền?

Thị trường ô tô Việt Nam ngày nay có nhiều thay đổi trong quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô, kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô. Theo đó, số lượng xe nhập khẩu về khá ít, tận dụng cơ hội này một số đại lý xe của các hãng đã “dùng chiêu” cho phép khách hàng đặt cọc xe kèm theo các phụ kiện để nhận xe sớm hơn, chiêu này còn được nhiều người gọi là mua “bia kèm lạc”.

Và đâu đó trên mạng xã hội nhiều người ca lại điệp khúc bán xe bia kèm lạc với đủ kiểu cảm xúc hỉ, nộ, ái, ố rằng vì sao không giảm giá, ngược lại tăng giá khi thị trường gặp khó khăn vì dịch bệnh, chỉ nghĩ tới cái lợi trước mắt mà không sợ người dùng quay lưng.

Bán xe kiểu 'combo bia kèm lạc' khiến người mua ức chế - Báo An Ninh Thủ Đô

Bán xe kiểu bia kèm lạc – Không muốn cũng phải mua

Trong vai khách hàng, chúng tôi đến một đại lý bán xe ô tô, khi hãng công bố giá bán chính thức cho dòng xe mới, đại lý đã nhanh nhảu áp dụng hình thức bán xe kèm theo các gói phụ kiện và bảo hành bắt buộc với mức giá từ 30 – 70 triệu đồng, thậm chí cả trăm triệu đồng.

Kiểu bán hàng này xưa nay chúng ta vẫn hay được ví von  mua bia kèm lạc này không còn gì lạ lẫm tại Việt Nam. Không riêng gì với sản phẩm ô tô, xe máy. Chuyện bán hàng “đính kèm” này tôi dường như đọc thấy gần như thường xuyên trên mặt báo.

Chuyện 'bia kèm lạc', giận thì giận mà… mua thì mua

Thực tế chuyện bán hàng kiểu “bia kèm lạc” vốn dĩ xưa nay đã thành “chuyện thường phố huyện”. Nó không còn quá xa lạ tại Việt Nam. Nhưng đồng thời tôi cũng thắc mắc, tại sao một mặt hàng tiêu dùng phổ biến như ô tô hay xe máy mà tình trạng này vẫn tiếp diễn hết năm này qua tháng nọ? Bởi lẽ theo tôi thấy, rõ ràng những người cầm tiền đi mua xe khác xa những kẻ phải phải cắn răng, quỵ lụy khi đi vay ngân hàng hoặc đi mua sách… vì con

Mua ô tô đi Tết: Có nên "tậu" xe ngay từ bây giờ? - BaoHaiDuong

Dễ hiểu hơn, bạn thử hình dung. khi một người rơi vào cảnh túng thiếu hoặc cần gấp một số tiền kinh doanh. Hoặc khi ai đó phải bằng mọi cách tìm mua cho con một bộ sách giáo khoa đúng chuẩn và tươm tất để con kịp vào lớp cùng chúng bạn, trong khi từng địa phương các sở – phòng dường như đã “chỉ định” sẵn nhà phân phối và bạn chẳng có lựa chọn nào khác. Hai trường hợp này rõ ràng bạn đã ở vào thế bị động và gần như rất khó “lật ngược thế cờ”.

Nhưng, riêng với trường hợp mua xe nói riêng và một số mặt hàng tiêu dùng phổ biến nói chung thì khác hoàn toàn. Bạn hoặc tôi cầm trong tay số tiền lớn và thị trường có nhiều, nếu không muốn nhấn mạnh là rất nhiều lựa chọn. Nếu mẫu xe này bán đắt hoặc đại lý thách giá, không tôn trọng khách hàng, bất chấp chạy theo lợi nhuận trước mắt thì bạn và tôi hoàn toàn có quyền tìm mua một mặt hàng khác. Rõ rành rành là những người tiêu dùng như chúng ta đang nắm trong tay quyền tự quyết.

Vậy tại sao câu chuyện “bia kèm lạc” vẫn còn đó?

Cứ nhìn lại mà xem. Khách hàng Việt Nam thực tế những năm qua quá dễ dãi. Cần thẳng thắn rằng, trong một nền kinh tế thị trường, giá cả vốn dĩ được định đoạt dựa vào quy luật cung cầu. Chính vì vậy, với khung pháp lí hiện tại, các đại lý ô tô áp dụng kiểm bán “bia kèm lạc” họ không phạm luật. Có chăng, việc “kiếm chác” bất chấp bối cảnh nhà nhà người người lao đao vì đại dịch Covid-19 thể hiện sự tham lam, kém đạo đức của doanh nghiệp.

Trong khi đó, về phía người tiêu dùng, chúng ta rõ ràng là những người nắm quyền tự quyết. Không mua mẫu xe này bạn có thể tìm mẫu xe khác. Không mua xe lúc này, bạn có thể mua lúc khác. Tiền trong tay chúng ta thì chúng ta là người làm chủ lựa chọn. Nhưng điều kiện cần là chúng ta phải đoàn kết và hành động vì lợi ích chung.

Bán xe kiểu 'bia kèm lạc' - người mua cũng đáng trách - Con người mới

Đại lý tận dụng yếu tố mới của sản phẩm, nhiều người quan tâm nên tăng giá bằng kiểu “ép” mua phụ kiện. Nhưng người mua hoàn toàn có thể né tránh việc này bằng việc chờ đợi đến khi nguồn cung tốt lên, giá ổn định. Hoặc có thể phản ứng mạnh hơn bằng việc phản ánh đến các hãng xe, thậm chí là không mua xe nữa.

Chỉ tiếc là đa phần những người hay kêu than… chỉ để cho sướng miệng. Nhân viên bán xe hô hào, ép giá, họ giận dỗi qua loa, rồi thì vẫn vung tiền ẵm xe. Vậy nên, bia muôn đời cứ đi kèm với lạc!

Toyota lên tiếng về việc Corolla Cross mở bán kiểu "bia kèm lạc" | Báo Dân trí

Thị trường bây giờ đã có hàng chục hãng khác nhau, sản phẩm nhiều lựa chọn, giá cạnh tranh, tại sao chúng ta lại vẫn “lao vào” sản phẩm của một hãng. Viện dẫn lý do nhu cầu đang cần xe, nhưng việc này không đến mức phải mua sản phẩm ấy, vào thời điểm ấy cho bằng được. Điều này chẳng khác nào tự làm khó mình, tự lộ ra sơ hở cho đối thủ.

Để có một thị trường ô tô cạnh tranh, không chỉ trông chờ vào các hãng hay đại lý, bản thân khách hàng cũng cần trang bị cho mình kiến thức để trở thành người tiêu dùng thông minh. Nếu khách hàng quyết không thỏa hiệp với kiểu “ép” mua thêm phụ kiện để nhận xe từ đại lý, việc bán bia kèm lạc sẽ không thể tái diễn.

Cách tiếp cận hay tâm thế khi mua ôtô sẽ quyết định phần nhiều những gì mình nhận lại. Mua xe không bị ép mua thêm phụ kiện, đó là việc không khó!

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :Câu chuyện “bia kèm lạc”: giận thì giận mà mua thì vẫn mua