Độ tuổi mang thai và những khác biệt ở từng giai đoạn

30/11/2023

Phụ nữ luôn mang cho mình một thiên chức cao quý đó là thiên chức làm mẹ. Thế nhưng, để làm tốt được thiên chức ấy không phải là điều dễ dàng. Quyết định mang thai và sinh con thường sẽ được cân nhắc bởi hai vợ chồng với nhiều các yếu tố liên quan đến sức khỏe, điều kiện kinh tế, tâm lý,…

Có khá nhiều các yếu tố tác động đến việc mang thai cũng như quá trình phát triển của một thai nhi trong bụng mẹ, trong đó yếu tố tuổi tác ảnh hưởng khá nhiều tới sức khỏe, tâm lý không chỉ cho thai nhi mà cho cả các bà bầu. Vậy độ tuổi thích hợp để mang thai và mang thai ở từng giai đoạn sẽ có ảnh hưởng như thế nào cho cả mẹ và bé?

Mang thai ở độ tuổi trước 20

Cơ thể người phụ nữ ở độ tuổi trước 20 tuổi chưa được phát triển hoàn chỉnh, khung chậu còn hẹp nên quá trình mang thai và chuyển dạ sẽ gặp khá nhiều khó khăn, dễ gây nguy hiểm cho thai nhi cũng như của mẹ. Bên cạnh đó, những đứa bé sinh ra khi mẹ trong độ tuổi dưới 20 có tỷ lệ tử vong và cân nặng dưới 2.5kg cao hơn những bà mẹ đã đủ tuổi với nhiều các nguyên nhân: cơ thể người mẹ chưa phát triển hoàn chỉnh, không có kiến thức làm mẹ, không biết cách và không được chăm sóc đúng cách khi mang thai.

Ngoài ra, các bà mẹ sinh con trước tuổi 20 sẽ bị hạn chế khả năng học tập và cơ hội nghề nghiệp không ổn định, dẫn đến kinh tế khó khăn, không có điều kiện tốt để chăm sóc cho con sau này.

Mang thai ở độ tuổi từ 22 – 29

Cơ thể người phụ nữ ở độ tuổi này đã được phát triển toàn diện, chất lượng của trứng cũng ở thời kỳ tốt nhất. Bên cạnh đó, ở độ tuổi này người phụ nữ đã phát triển đầy đủ cả về tâm – sinh lý cho việc mang thai và làm mẹ.

Việc mang thai ở độ tuổi từ 22 – 29 giúp các bà mẹ giảm các nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng sau này, thêm vào đó tỷ lệ sinh khi mang thai ở độ tuổi này rất cao, nguy cơ bị sẩy thai chỉ còn dưới 12%.

Ngoài ra, ở độ tuổi này tỷ lệ phụ nữ đã có được một công việc ổn định và có nguồn thu nhập tài chính cho bản thân là khá cao, điều này cũng giúp cho tinh thần và tâm lý sinh con cũng định và an tâm hơn.

Đối với thai nhi được mang thai ở độ tuổi này sẽ được chăm sóc tốt từ những hiểu biết và sự trưởng thành của người mẹ. Giai đoạn này, số lượng trứng của người mẹ cũng còn nhiều, giúp nhiễm sắc thể của bé ít có khả năng phát triển bất thường, dẫn đến giảm nguy cơ rối loạn di truyền, đặc biệt là hội chứng Down.

Mang thai ở độ tuổi 30 – 40

Giai đoạn mang thai từ 30 – 35 tuổi các nguy cơ sinh nở mới chỉ khác chút ít so với giai đoạn 22 – 29 tuổi, nhưng giai đoạn này người mẹ đã hoàn toàn có đầy đủ điều kiện kinh tế cũng như tâm lý cho việc mang thai và sinh con.

Giai đoạn bước sang tuổi 35, quá trình mang thai của người phụ nữ sẽ gặp khá nhiều khó khăn, khả năng thụ thai thấp hơn do chu kỳ rụng trứng bắt đầu rối loạn, chất lượng trứng không đảm bảo, thời gian thụ thai sẽ dài hơn, việc sinh nở cũng gặp khó khăn do độ giãn nỡ của khung chậu bị hạn chế. Ngoài ra, các nguy cơ khi sinh con muộn ở độ tuổi này gây ảnh hưởng đến thai nhi nhiều: sẩy thai, sinh non, tiền sản giật, thai lưu, khó sinh, tỷ lệ bé mắc hội chứng Down tăng cao hơn bình thường.

Với các điểm khác biệt ở độ tuổi mang thai trên, hi vọng các bà mẹ tương lai sẽ có kế hoạch tốt nhất cho việc sinh con của mình để tránh những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe và tâm lý cho cả mẹ và thai nhi.

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :Độ tuổi mang thai và những khác biệt ở từng giai đoạn