Kinh nghiệm niềng răng hô: Ngân sách, Tác dụng, Biến chứng, Phân loại

30/11/2023

Niềng răng là một trong những phương pháp để có thể chỉnh được răng hô mọc lệch trở về trạng thái bình thường. Tuy nhiên khi niềng răng bạn cần phải lưu ý điều gì? Bỏ túi ngay những kinh nghiệm niềng răng hô hữu ích mà bạn không nên bỏ qua trong bài viết sau.

1. Kinh nghiệm cần biết trước khi niềng răng hô

1.1. Niềng răng bị hô mất bao lâu

Việc niềng răng khi bị hô sẽ phải mất một thời gian khá dài từ 1 đến 3 năm để có thể có được một hàm răng đẹp. Tuy nhiên thời gian này còn phụ thuộc rất nhiều vào nhiều yếu tố khác nhau như là phương pháp bạn chọn, độ tuổi, tình trạng mọc lệch của răng, tay nghề cũng như công nghệ mà bác sĩ sử dụng để niềng răng…

Niềng răng hô sẽ tốn một khoảng thời gian khá dài

Niềng răng hô sẽ tốn một khoảng thời gian khá dài (Nguồn: nhakhoahanquoc.com)

1.2. Độ tuổi niềng răng tốt nhất 

Theo lời khuyên của các nha sĩ thì độ tuổi thích hợp nhất để niềng răng là từ 6 đến 12 tuổi. Lúc này hàm răng của trẻ đang trong giai đoạn phát triển, việc điều chỉnh răng sẽ dễ dàng hơn. Nếu bạn qua độ tuổi này thì phải mất nhiều thời gian và hiệu quả sẽ không cao hơn khi tiến hành niềng răng.

1.3. Tìm hiểu các loại niềng răng hô

  • Niềng răng mắc cài kim loại tốn ít chi phí, có độ bền cao, ít bị gãy vỡ cũng như cho kết quả nhanh chóng tiện lợi. Đây là một sự lựa chọn niềng răng của nhiều người hiện nay khi bị tình trạng răng hô.
  • Niềng răng bằng mắc cài răng sứ là phương pháp thay vì sử dụng các mắc cài bằng kim loại thì nha sĩ sẽ dùng mắc cài bằng sứ. Mắc cài răng sứ sẽ đem lại sự thẩm mỹ cao hơn trong quá trình niềng răng, không cần sử dụng mắc chun hay buộc kẽm nên đem lại sự tiện dụng và thoải mái cho người dùng hơn. Cùng với đó, dịch vụ niềng răng mắc cài răng sứ tại Nha khoa Việt Đức với nhiều ưu điểm rõ rệt thu hút sự quan tâm của nhiều khách hàng.
  • Niềng răng bằng mắc cài tự đóng sẽ sử dụng các mắc cài ở mặt bên trong nên nhiều người có thể không phát hiện bạn đang niềng răng. Tuy nhiên phương pháp này chưa thực sự đạt được kết quả tối ưu trong những trường hợp phức tạp.
  • Niềng răng máng trong suốt hội tụ nhiều ưu điểm vượt trội là phương pháp mới nhất giúp bạn có thể thoải mái khi riềng năng. Vì máng cài trong suốt này có thể dễ dàng tháo và lắp ra trong một số trường hợp như ăn uống, vệ sinh răng miệng. Một gợi ý dành cho bạn là bạn có thể tham khảo và đăng ký gói niềng răng khay trong suốt tại Dr Hana với quy trình rõ ràng, an toàn, thoải mái, đảm bảo tính thẩm mỹ lâu dài.

1.4. Thăm khám và chọn lựa nha khoa tốt nhất

Theo kinh nghiệm niềng răng hô của nhiều người hiện nay thì bạn cần phải đến trực tiếp nha sĩ thăm khám. Các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng của bạn để có thể đưa ra một sự lựa chọn hay phương pháp niềng răng nha khoa tốt và phù hợp với răng của bạn.

1.5. Chuẩn bị ngân sách cho quá trình niềng răng

Sau khi đã thăm khám và bác sĩ đưa ra những lựa chọn tốt nhất thì bạn cũng phải chuẩn bị ngân sách phù hợp nhất cho quá trình niềng răng. Thông thường các phương pháp niềng răng sẽ được chia ra theo từng giai đoạn, hoặc bạn cũng có thể lựa chọn gói trả góp nếu không có tiền mặt ngay tại thời điểm hiện tại hay trả luôn 1 lần.

1.6. Lựa chọn kế hoạch niềng hợp lý

Sau khi đã chuẩn bị xong ngân sách thì bạn cũng nên lựa chọn kế hoạch niềng răng một cách hợp lý nhất vì thời gian niềng có thể kéo dài từ 1 đến 3 năm.

Khi niềng răng có trường hợp sẽ phải nhổ răng

Khi niềng răng có trường hợp sẽ phải nhổ răng (Nguồn: centennialsmiles.ca)

2. Kinh nghiệm trong quá trình niềng răng hô

2.1. Niềng răng hô có phải nhổ răng không

Việc niềng răng hô có trường hợp sẽ nhổ răng và có trường hợp sẽ không phải nhổ răng. Tùy vào số lượng răng cũng như tình trạng mọc lệch, khoảng cách trong cung răng để bác sĩ có thể đưa ra quyết định là có nhỏ bỏ bớt một số răng hay không.

2.2. Xử lý các vấn đề trước khi niềng răng

Theo kinh nghiệm niềng răng hô của nhiều người hiện nay thì trước khi tiến hành niềng răng hô thì bạn cũng phải xử lý trước các vấn đề răng miệng của mình. Đầu tiên nếu nướu của bạn đang bị viêm thì bạn cần phải điều trị dứt điểm tình trạng viêm này. Tiếp đó bạn phải tiến hành cạo vôi răng hay tiến hành xử lý những răng bị hỏng hay bị sâu…

2.3. Đeo thun tách kẽ để làm gì, đeo như thế nào

Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành chèn thun vào tách kẽ giữa răng hàm ở vị trí số 6 và số 7 ở hàm phía trên. Bước này sẽ giúp tạo khoang hở để bác sĩ có thể gắn khâu niềng vào răng.

2.4. Cách vệ sinh răng niềng

Khi đeo mắc cài bạn sẽ cảm thấy vướng víu khi vệ sinh và chải răng. Vì vậy bạn cần phải mua các bàn chải kẽ răng, chuyên dụng cho người niềng răng để có thể loại bỏ được thức ăn thừa và mảng bám len lỏi trong các vị trí khuất.

Còn khi bạn đeo máng niềng thì có thể tháo máng ra để vệ sinh răng miệng và ngâm máng niềng bằng nước muối sinh lý.

2.5. Làm sao để giảm bớt khó chịu khi niềng răng

Khi niềng răng xong bạn sẽ cảm thấy cực kỳ khó chịu và vướng víu. Vì thế bạn cần phải tập làm quen với điều này. Sau một khoảng thời gian thích ứng, bạn sẽ thấy được việc niềng răng sẽ hết sức bình thường.

2.6. Lưu ý về việc nên ăn gì khi niềng răng

Theo kinh nghiệm niềng răng hô của nhiều người thì sau khi mới niềng răng chỉ nên ăn các loại thức ăn mềm như cháo, phở, bún hay uống sữa… để cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể. Sau đó bạn cũng có thể ăn uống bình thường nhưng tránh ăn các loại thức ăn cứng hay hạn chế uống thức uống có màu …

2.7. Tái khám định kỳ với bác sĩ

Bạn cũng nên tái khám nha khoa định kỳ theo lịch của bác sĩ đã lên trước đó để có thể kịp điều chỉnh trong quá trình niềng răng.

Với những thông tin về các giai đoạn niềng răng hô trên đây sẽ giúp bạn có được kiến thức tổng quan hơn khi bạn tiến hành niềng răng. Điều này sẽ giúp những người sắp niềng răng có thể chuẩn bị tâm lý tốt hơn.

Khi niềng răng bạn có nguy cơ bị sâu răng

Khi niềng răng bạn có nguy cơ bị sâu răng (Nguồn: rangsutot.com)

3. Các vấn đề phát sinh trong quá trình niềng răng

3.1. Sâu răng

Trong quá trình niềng răng bạn rất dễ gặp tình trạng sâu răng. Nguyên nhân của việc sâu răng là do bạn vệ sinh răng miệng khó khăn và không kỹ. Dẫn đến các mảng thức ăn thừa vẫn bị mắc trong kẽ hay chân răng dẫn đến tình trạng bị sâu răng mà không hề hay biết. Để khắc phục được tình trạng này bạn cần phải sử dụng bàn chải đánh răng chuyên dụng hay dùng chỉ nha khoa làm sạch răng ở mọi ngóc ngách để loại bỏ thức ăn thừa một cách triệt để.

3.2. Bung rớt mắc cài

Do quá trình bạn ăn uống thức ăn có thể mắc vào mắc cài và gây ra các tác động lực dẫn đến việc mắc cài bị bung ra. Trong tình huống này bạn nên đến ngay bác sĩ chuyên khoa đang điều trị cho bạn để xử lý. Bên cạnh đó bạn cũng nên hạn chế ăn các loại thức ăn cứng.

3.3. Răng nứt vỡ

Do tác động lực siết chặt răng quá mạnh hay nhai trúng phải thức ăn cứng sẽ làm cho răng bị nứt hay vỡ. Để tránh được tối đa tình trạng này bạn nên chỉ ăn thức ăn mềm, tránh thức ăn cứng, với mỗi lần thăm khám nếu cảm thấy quá đau hay khó chịu thì nên báo bác sĩ.

3.4. Đau nhức răng

Là tình trạng chung của những bạn niềng răng nhất là giai đoạn đầu và những ngày sau khi siết niềng răng.

3.5. Răng đổi màu

Trong quá trình niềng răng nếu bạn sử dụng quá nhiều đồ ăn hay đồ uống có màu có thể làm cho răng bạn bị đổi màu, mất tự nhiên và xấu. Chính vì vậy trong suốt thời gian niềng răng bạn nên hạn chế ăn hay uống thức ăn có màu, vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

4. Kinh nghiệm sau khi niềng răng cần nhớ

4.1. Đeo hàm duy trì sao cho đúng

Có nhiều bạn cũng hay đưa ra thắc mắc liệu niềng răng có hết hô không thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm về điều này. Niềng răng sẽ giúp bạn hết tình trạng hô răng đang có của bạn. Tuy nhiên sau khi niềng xong bạn cũng phải duy trì đeo hàng để giữ răng ở đúng vị trí, được cố định hơn và tránh tình trạng bị hô trở lại.

4.2. Cách tập lưỡi sau niềng

Trong và sau niềng răng bạn cũng nên bỏ thói quen đẩy lưỡi vào các vị trí răng. Điều này có thể làm sai lệch vị trí của răng khi niềng.

4.3. Cách ăn uống sau niềng răng

Bạn nên ăn uống bổ sung chất dinh dưỡng phù hợp sau khi niềng răng từ thực phẩm chế biến từ sữa: phô mai, các loại bánh mềm, các món nước, hầm, luộc hay rau củ quả trong quá trình niềng răng.

Bên cạnh đó bạn nên tránh thức ăn có nhiều đường như kẹo, nước ngọt có màu, các thức ăn chưa được chế biến kỹ, các loại trái cây cứng …

Khi niềng răng bạn chỉ nên ăn các loại thực phẩm mềm

Khi niềng răng bạn chỉ nên ăn các loại thực phẩm mềm (Nguồn: nhakhoanano.vn)

Hy vọng với những kinh nghiệm niềng răng hô trên đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin và đủ tự tin để bạn quyết định có niềng răng để khắc phục tình trạng hô của mình hay không. Ngoài ra để tiết kiệm chi phí và đảm bảo chất lượng khi niềng răng bạn có thể tham khảo mua voucher niềng răng trọn gói trên Useful. Các gói dịch vụ niềng răng này được cung cấp bởi những địa chỉ nha khoa uy tín nhất thị trường hiện nay.

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :Kinh nghiệm niềng răng hô: Ngân sách, Tác dụng, Biến chứng, Phân loại