Tại sao có hiện tượng trầm cảm sau phẫu thuật dù vẫn hồi phục tốt?

30/11/2023

Trầm cảm sau phẫu thuật là một biến chứng phổ biến của phẫu thuật, mặc dù hiện tượng này ít khi được nhắc đến.

Tháng 11 năm ngoái, sau khi phẫu thuật cổ tử cung, Emma Wolf, 27 tuổi, bắt đầu cảm thấy chán trường, mặc dù đây chỉ là tiểu phẫu. Trên thực tế, bác sĩ nói cô chỉ cần một ngày nghỉ ngơi là mọi chuyện trở lại bình thường, nhưng không ai cảnh báo về các triệu chứng tuyệt vọng sẽ kéo dài trong nhiều tuần.

Emma chia sẻ: “Tôi cảm thấy cơ thể không còn là của mình. Cảm giác tội lỗi vì chẳng thể làm những việc hàng ngày theo ý muốn. Gia đình và cuộc sống trước mắt, vì vậy, tôi như đang phải đấu tranh vậy. Tôi không mong điều đó xảy ra.” Cô đang gặp trầm cảm sau phẫu thuật, một biến chứng phổ biến sau phẫu thuật ít khi được nhắc đến.

Trầm cảm sau phẫu thuật ít được nhắc đến

Trầm cảm sau phẫu thuật ít được nhắc đến (Nguồn: conradcurrylaw.com.au)

Có thể khó phân biệt trạng thái trầm cảm hậu phẫu và cảm giác buồn bã thông thường xuất hiện cùng với quá trình hồi phục. Người bệnh có thể gặp một số triệu chứng đan xen nhau, chẳng hạn như mệt mỏi và khó chịu, nhưng trầm cảm sau phẫu thuật khi xuất hiện sẽ kéo dài hơn hai tuần.

Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể tiếp tục trong nhiều tháng. Ngạc nhiên hơn nữa, cảm giác tuyệt vọng sẽ ám ảnh cả khi bệnh nhân đã phẫu thuật thành công và đang dần hồi phục hoàn toàn.

Tiến sĩ Amy Vigliotti, người sáng lập Self Works, chuyên gia trị liệu và là người giám sát trị liệu tâm lý ở Trung tâm Y khoa Jacobi, New York cho biết: “Không quan trọng là tiểu phẫu hay đại phẫu. Đó có thể là việc xóa nốt ruồi hay loại bỏ khối u và điều đó hoàn toàn rất bình thường khi có phản ứng cảm xúc với một hoạt động trên cơ thể.”

Bà Vigliotti cho biết khi giao phó sức khỏe vào tay một người khác (trong trường hợp này là bác sĩ phẫu thuật) sẽ khiến bệnh nhân cực kỳ dễ bị tổn thương và kích hoạt một loạt cảm xúc mạnh. Phẫu thuật là quá trình xâm phạm cơ thể của một người, khá đau đớn, cho dù họ có nhận biết được hay không.

Triệu chứng trầm cảm sau phẫu thuật xuất hiện vì sự đau đớn và khó chịu, giảm thiểu khả năng vận động và ngày càng phụ thuộc vào người khác. Đối với những bệnh nhân đã cắt bỏ một bộ phận cơ thể, cảm giác mất mát cũng là nguyên nhân chính gây ra trầm cảm.

Tiến sĩ nói thêm: “Tất cả chúng ta đều có cảm nhận rằng mình mạnh mẽ, bất khả chiến bại. Đang ở trạng thái khỏe mạnh và đột nhiên, cơ thể làm chúng ta thất vọng, bàng hoàng. Điều đó mang lại những cảm giác về sức khỏe thể chất, tỷ lệ tử vong và khả năng dễ bị tổn thương.”

Người bệnh sẽ cảm thấy thất vọng về thể trạng của mình

Người bệnh sẽ cảm thấy thất vọng về thể trạng của mình (Nguồn: ars.els-cdn.com)

Bà Vigliotti cho rằng: mất rất nhiều năng lượng để chuẩn bị cho nhu cầu thực tế của một bệnh nhân sau phẫu thuật (như ăn gì, mặc gì và cách kiểm soát cơn đau), nhưng không đủ và tập trung vào nhu cầu về tình cảm. Bà cho rằng các bác sĩ và bác sĩ phẫu thuật cần phải hướng dẫn bệnh nhân nhiều hơn về chứng trầm cảm sau phẫu thuật, để họ biết những gì sắp đến. Theo một nghiên cứu năm 2021 được công bố bởi Tạp chí Phẫu thuật Anh: “chứng trầm cảm và lo lắng thực sự có thể phá vỡ khả năng chữa lành về thể chất, làm cho quá trình hồi phục chậm hơn, khó khăn hơn, “

Những người có tiền sử bệnh tâm thần có nguy cơ mắc trầm cảm sau phẫu thuật cao nhất. Các triệu chứng khá khác nhau, nhưng phổ biến nhất là khó ngủ, mệt mỏi cực độ, tuyệt vọng, cảm giác tội lỗi, cáu kỉnh, chán ăn hoặc ăn quá nhiều, lo lắng và / hoặc hoảng loạn, tâm trạng buồn chán kéo dài. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bệnh nhân gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số đó.

Theo Vigliotti, tìm cho mình một sự hỗ trợ mạnh mẽ là chìa khóa để phục hồi. Đó là có một người để nói chuyện, một người biết lắng nghe. Đây có thể là một bác sĩ trị liệu, hoặc bất cứ ai mà người bệnh tin tưởng.

Cô Wolf đồng ý với điều này: “ Tôi thực sự cần những người khác, như chồng, hay gia đình. Giống như, tôi đang trải qua một thời gian khó khăn, và cần phải được chăm sóc, nghỉ ngơi, không phải lúc nào cũng tự làm hết mọi việc”

Những hoạt động khác có thể giúp bệnh nhân chống lại tình trạng trầm cảm này bao gồm: ở ngoài trời nhiều hơn (ánh sáng mặt trời là một chất tăng cường tâm trạng tích cực tự nhiên), ngủ đủ giấc, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, dành thời gian cho những người thân yêu và tìm cách sử dụng thời gian hợp lý với những thói quen như nghe nhạc, đọc sách, chơi trò chơi, trong quá trình phục hồi sau phẫu thuật. Khi cơ thể đã sẵn sàng, người bệnh có thể từ từ trở lại thói quen thông thường.

Gia đình, bạn bé cần bên cạnh để bệnh nhân nhanh phục hồi, tránh rơi vào trầm cảm sau phẫu thuật

Gia đình, bạn bé cần bên cạnh để bệnh nhân nhanh phục hồi, tránh rơi vào trầm cảm sau phẫu thuật (Nguồn: progressivehome.net)

Tiến sĩ Vigliotti nói thêm: “Nếu mọi người đang trải qua một thời kỳ khó khăn, đó là vì họ đã chôn vùi những cảm xúc này và kìm hãm chúng. Đây là điều cuối cùng chúng tôi muốn mọi người thực hiện. Hãy thường xuyên nói chuyện cởi mở về những gì người bệnh đang trải qua, điều đó sẽ giúp họ vượt qua tất cả.”

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :Tại sao có hiện tượng trầm cảm sau phẫu thuật dù vẫn hồi phục tốt?