Tầm quan trọng của vitamin đối với cơ thể và những điều cần biết khi sử dụng

30/11/2023
Vitamin và khoáng chất là các dưỡng chất thiết yếu của cơ thể và có tầm ảnh hưởng quan trọng trong bất kỳ độ tuổi nào từ sơ sinh cho đến khi già. Nó tham gia vào quá trình xây dựng tế bào, chuyển hóa năng lượng, giúp cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. Vitamin có thể được tổng hợp và hấp thu qua đường ăn uống hằng ngày. Thiếu hụt vitamin và khoáng chất sẽ dẫn tới nhiều chứng bệnh như suy giảm hệ miễn dịch, thiếu sắt, biếng ăn… Hôm nay, Useful sẽ giúp các bạn tìm hiểu về tầm quan trọng của vitamin đối với cơ thể và những điều cần biết khi sử dụng.

Vitamin và khoáng chất: Dùng thế nào cho an toàn?

1. Vai trò của vitamin là gì?

Vitamins là những hợp chất hữu cơ mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, phần lớn phải lấy từ ngoài vào qua các loại thực phẩm sử dụng hằng ngày. Vitamin tồn tại trong cơ thể với một lượng nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống cũng như các hoạt động sống của cơ thể.

Chức năng của vitamin trong cơ thể:

  • Là một trong những thành phần thiết yếu cấu tạo nên tế bào, cần thiết cho sự phát triển và duy trì sự sống của các tế bào.
  • Tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất.
  • Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Tham gia điều hòa hoạt động của tim với hệ thần kinh.
  • Vitamin trong cơ thể như một chất xúc tác giúp đồng hóa và biến đổi thức ăn, tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể.
  • Vitamin có khả năng bảo vệ tế bào khỏi các tấn công của các tác nhân nhiễm trùng nhờ đặc tính chống lại quá trình oxy hóa, khử độc và sửa chữa các cấu trúc bị tổn thương.
  • Tham gia hỗ trợ điều trị các bệnh lý của cơ thể, làm cường sức khỏe cho cơ thể.

Vitamin có rất nhiều loại khác nhau, ngoài những chức năng chung của vitamin, mỗi loại lại đóng vai trò riêng đối với cơ thể:

Vitamin B: kích thích ăn uống, giúp da tóc bóng mượt, đặc biệt góp phần vào sự phát triển của hệ thần kinh.

Vitamin A: Giúp làm sáng mắt, chống lại quá trình lão hóa của cơ thể.

Vitamin C: Làm chậm sự oxy hóa, ứng dụng nhiều trong da liễu, có khả năng làm tăng sức bền của thành mạch, ứng dụng trong điều trị các bệnh lý xuất huyết.

Vitamin D: Cùng với canxi giúp kích thích sự phát triển của hệ xương. Thiếu vitamin D sẽ gây nên các tình trạng bệnh lý về xương khớp như còi xương, xương sống cong, chậm mọc răng…

Vitamin E: Liên quan đến các bệnh lý về da và tế bào máu.

Vitamin K: Là một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến sự đông máu. Thiếu vitamin K khiến máu bị khó đông, các vết thương sẽ bị chảy máu liên tục.

Ảnh hưởng của việc thiếu vitamin D ở người lớn
Vitamin D cùng với canxi giúp kích thích sự phát triển của hệ xương

Vitamin là một chất quan trọng đối với cơ thể nhưng không có nghĩa là bổ sung vitamin càng nhiều càng tốt. Tình trạng thừa hay thiếu vitamin đều gây nên những bệnh lý của cơ thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nguyên nhân gây thiếu vitamin:

  • Thành phần thức ăn không đầy đủ.
  • Do mắc các bệnh lý về ống tiêu hóa dẫn đến giảm hoặc không hấp thu vitamin.
  • Sau dùng thuốc kháng sinh, một số vi khuẩn đường ruột bị tiêu diệt nên ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp vitamin.
  • Cung cấp lượng vitamin không đáp ứng đúng theo lứa tuổi hay theo nhu cầu của cơ thể.
  • Các nguyên nhân khác: do thiếu men di truyền, thiếu yếu tố nội, do sử dụng thuốc,…

Nguyên nhân gây thừa vitamin trong cơ thể:

  • Thừa vitamin hay gặp ở nhóm vitamin tan trong dầu như vitamin A, vitamin D. Các vitamin tan trong nước ít bị dư thừa hơn do chúng được thải trừ nhanh, ko gây hiện tượng tích lũy.
  • Thừa vitamin do lạm dụng thuốc bổ sung vitamin.
  • Ăn quá nhiều thức ăn chứa vitamin trong dầu.

Vai trò khoáng chất đối với cơ thể

Sắt chuyển hóa thế nào trong cơ thể?
Sắt cần thiết cho quá trình tạo các tế bào máu

Đối với sức khỏe, khoáng chất có vai trò quan trọng tương tự như vitamin. Khoáng chất cũng là một loại dinh dưỡng chuyên biệt tham gia vào cấu tạo tế bào, tham gia các hoạt động sống và đặc biệt quan trọng trong việc cân bằng các chất lỏng, duy trì sự phát triển của răng xương, cơ cũng như hỗ trợ cho chức năng của hệ thần kinh.

Cũng giống như vitamin, chất khoáng là chất mà cơ thể không tự sản xuất ra được. Chất khoáng được cung cấp chủ yếu qua đường ăn uống. Một chế độ ăn khoa học đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ đảm bảo được sức khỏe.

Khoáng chất gồm natri, clorua, kali, canxi, photpho, magie hay các chất khoáng vi lượng như sắt, selen, mangan, flo, đồng, i-ốt. Mỗi chất khoáng lại có những công dụng chức năng riêng. Vai trò của một số khoáng chất quan trọng sử dụng phổ biến:

Magie: Cần thiết cho chức năng của hệ tiêu hóa nhất là các cơ co thắt và xung thần kinh. Đồng thời Magie còn tham gia kiểm soát lượng đường trong máu, điều hòa huyết áp, duy trì sự chắc khỏe của xương.

Selen: Là cấu thành của men glutathione peroxidase ảnh hưởng đến mọi thành phần của hệ miễn dịch, tác động đến sự phát triển của bạch cầu. Thiếu hụt selen gây ức chế miễn dịch, suy giảm chức năng bạch cầu, ngăn chặn rối loạn chuyển hóa trong hệ tiêu hóa.

Sắt: Cần thiết cho quá trình tạo các tế bào máu. Thiếu sắt sẽ gây thiếu máu, rụng tóc, đau đầu chóng mặt.

Kẽm: Kích thích hoạt động của các enzyme, hỗ trợ hệ miễn dịch, bảo vệ vị giác, khứu giác, liên quan đến sự tổng hợp DNA.

Clorua: Là một khoáng chất đặc biệt trong cơ thể, là thành phần của dịch dạ dày. Clorua cùng với Natri giúp cơ thể cân bằng hệ chất lỏng trong cơ thể.

Kali: Cần thiết cho hệ thần kinh trung ương, cũng tham gia vào cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Khi nồng độ Kali bị rối loạn có thể gây rối loạn nhịp tim.

Natri: Kết hợp với Clorua sẽ giúp cân bằng dịch ngoại bào, điều chỉnh huyết áp.

Vitamin và khoáng chất là những chất quan trọng của cơ thể, tham gia vào mọi chức năng hoạt động của cơ thể. Hiện nay, do thay đổi các phương thức chế biến, thay đổi các thói quen ăn uống sinh hoạt cũng như các cách nuôi trồng thực phẩm mà lượng vitamin khoáng chất được đưa vào cơ thể cũng bị thay đổi theo. Dù là yếu tố vi lượng nhưng khi cơ thể có hiện tượng thừa hay thiếu vitamin khoáng chất đều gây những ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy thiết lập cho mình một chế độ dinh dưỡng phù hợp để có thể đảm bảo cho sức khỏe phát triển tốt nhất.

Thông tin trên tham khảo nguồn: Viện dinh dưỡng Quốc gia

Những điều cần biết khi sử dụng vitamin là gì?

Có thể chia loại 14 vitamin thiết yếu thành hai nhóm: vitamin tan trong nước và vitamin tan trong dầu.

Vitamin tan trong nước: Các vitamin nhóm B có vai trò khác nhau, một số vitamin nhóm này liên quan đến các tác dụng như phối hợp với điều chỉnh cơ thể sử dụng năng lượng từ thức ăn. Axit folic là một yếu tố quan trọng trong điều chỉnh lớn lên và phát triển của cơ thể. Trong giai đoạn đầu thai kỳ axit folic rất quan trọng giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh như khiếm khuyết ống thần kinh. Vitamin C còn gọi là acid ascorbic có nhiều chức năng như chống oxy hóa, tác dụng tăng cường miễn dịch (cảm cúm, cần khi bị các chứng bệnh lây nhiễm), tăng cường chuyển hóa…

Như tên gọi, các vitamin đều dễ tan trong nước. Cơ thể chúng ta cần duy trì mức độ tối ưu từng loại vitamin tan trong nước cho nhu cầu trước mắt. Vitamin tan trong nước dư thừa sẽ bài tiết qua nước tiểu và mồ hôi, vì vitamin nhóm này không dự trữ trong cơ thể ở mức độ nào đáng kể. Do đó vitamin tan trong nước phải bổ sung gần như hàng ngày, tốt nhất nên ăn những loại thực phẩm giàu vitamin. Trái cây rau, ngũ cốc và đậu là nguồn giàu vitamin tan trong nước (ngoại trừ vitamin B12 chỉ thấy có ở thực phẩm nguồn gốc động vật). Tuy nhiên nếu bạn chọn vitamin tổng hợp để bổ sung một hay nhiều loại vitamin tan trong nước, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ hay dược sĩ đại học điều hành nhà thuốc cộng đồng hoặc các dược sĩ lâm sàng vì liều cao một số vitamin nhóm B có thể có những ảnh hưởng có hại cho sức khỏe, liều cao vitamin C có thể gây hoặc làm tăng sỏi thận, liều cao vitamin PP có thể gây dị ứng.

Vitamin tan trong dầu: Các vitamin tan trong dầu hay chất béo gồm A, D, E, và K, có trong thực phẩm bạn ăn hàng ngày. Vitamin nhóm này hấp thu vào máu và đi khắp cơ thể cùng với các phân tử chất béo. Bởi vì vitamin tan trong dầu có thể dự trữ trong cơ thể, vitamin nhóm này không cần phải bổ sung hàng ngày. Vitamin A và D dự trữ trong gan và có thể đủ cho 6 tháng. Dự trữ vitamin K chỉ có thể đủ cho một vài tuần và dự trữ vitamin E có thể kéo dài khoảng từ vài ngày tới vài tháng.

Dùng quá nhiều thường xuyên các dạng bào chế cũng như thực phẩm bổ sung hoặc thực phẩm chức năng có vitamin tan trong dầu sẽ tích lũy quá nhiều và có thể có hại cho sức khỏe. Khá may mắn là rất khó xảy ra tích lũy quá nhiều các vitamin tan trong dầu do ăn uống. Ví dụ beta-caroten, các phân tử tiền vitamin A có trong nhiều thực phẩm nguồn gốc thực vật như cà rốt, bí đỏ, soài, đu đủ, gấc. Các thực phẩm này chuyển đổi hạn chế beta-caroten thành vitamin A trong cơ thể. Các phản ứng hóa học chuyển đổi này được cơ thể kiểm soát theo một cơ chế chặt chẽ nên gần như không gây ngộ độc vitamin A do ăn nhiều rau quả màu vàng. Tuy nhiên có thể biểu hiện thấy vàng da nhưng đó chỉ là vàng da sinh lý không phải vàng da bệnh lý.

Các thực phẩm có vitamin D, E, và K cũng vậy rất khó bị ngộ độc do nguồn dinh dưỡng chứa các vitamin này. Tuy nhiên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin K có thể gây hoặc làm tăng thời gian đông máu ở những người dùng thuốc chống đông (làm loãng máu). Do đó thận trọng sử dụng các thức ăn cũng như thực phẩm bổ sung hoăc thực phẩm chứa nhiều vitamin K. Bổ sung Vitamin E cũng không được khuyến khích thường xuyên. Một lần nữa cũng nên nhắc lại dù nhiều người hiểu vitamin là thuốc bổ nhưng muốn sử dụng an toan hiệu quả đều nên hỏi ý kiến các nhân viên y tế để có tư vấn tốt nhất.

Kết: Trên đây là tất cả những thông về vitamin và cách sử dụng cũng như những lưu ý mà bất kỳ ai cũng nên biết khi bắt đầu bổ sung thêm các loại vitamin cho cơ thể ngoài nguồn ăn uống tự nhiên. Đồng thời, nếu muốn bổ sung thì nên tham khảo qua ý kiến bác sỹ và mua sản phẩm chính hãng tại các trưng tâm, website uy tín như https://www.watsons.vn

 

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :Tầm quan trọng của vitamin đối với cơ thể và những điều cần biết khi sử dụng