Tế bào gốc là gì, lấy từ đâu, phân loại, các ứng dụng hiện nay

30/11/2023

Hiện nay, chúng ta được nghe rất nhiều tới cụm từ “tế bào gốc” trong các hoạt động nghiên cứu và chữa bệnh, có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của con người. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ này.

1. Tế bào gốc là gì?

Có thể hiểu tế bào gốc (tế bào nền móng) chính là những tế bào đã hình thành nên cơ thể, xuất hiện ngay sau quá trình thụ tinh( giao tử). Các tế bào này chưa được biệt hóa, vẫn giữ nguyên tính chất đầu, còn các tế bào tim, tế bào gan, tế bào mô cơ,… là những tế bào ban đầu đã được biệt hóa để cấu thành một vùng riêng biệt. Nó tồn tại và duy trì trong cơ thể, có khả năng tái tạo, biệt hóa, thay thế cho các tế bào chuyên hóa chức năng bị tổn thương, duy trì sự sống của cơ thể.

Tế bào gốc là gì (Nguồn: chiroeco.com)

2. Tế bào gốc lấy từ đâu

Để phục vụ cho nghiên cứu, y học và đời sống con người thì công nghệ nghiên cứu về nó ngày càng phát triển mạnh mẽ. Trong quá trình nghiên cứu, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu và công bố những nguồn gốc của loại tế bào này.

2.1. Nhau thai

Nhau thai là 1 trong những phần quan trọng trong quá trình nghiên cứu nguồn gốc của tế bào gốc. Các tế bào đó lấy từ nhau thai được kiểm định là hiệu quả và có tính ứng dụng cao (theo đánh giá của các chuyên gia hàng đầu). Tuy nhiên, việc lấy nó từ nhau thai không hề dễ dàng, đòi hỏi  kỹ thuật cao và tính ra số lượng lấy được cũng không đáng kể. Hơn nữa, vấp phải những luồng ý kiến trái chiều, về vấn đề đạo đức, nhân văn mà hoạt động lấy các tế bào này từ nhau thai người phải hạn chế, nghiên cứu các nguồn khác phù hợp hơn.

2.2. Tủy xương

Lấy các tế bào là gốc từ tủy xương cần chuyên môn cao và kỹ thuật khó, có thể gây ra nhiều đau đớn cho bệnh nhân. Tuy nhiên đây lại là một phương pháp được đánh giá cao về tiềm năng trong nghiên cứu, chữa trị và cải thiện những bệnh có tính chất phức tạp. Các bệnh được điều trị từ tế bào lấy từ tủy xương phổ biến nhất là bệnh liên quan về máu, đang trong quá trình nghiên cứu để áp dụng trong các bệnh về xương hàm, nội tiết,…

Tế bào gốc lấy từ đâu (Nguồn: jvhealthbridge.com)

2.3. Phôi thai động vật

Do những vấn đề về đạo đức mà lấy các tế bào từ phôi thai người đã hạn chế, thậm chí là nghiêm cấm ở một vài nơi. Do đó người ta đã thử nghiệm phôi thai động vật, những tế bào này trên phôi thai chuột được đánh giá là có những kết quả nhất định trên cơ thể người, tuy nhiên do chưa có nhiều thí nghiệm chứng minh an toàn và hiệu quả nên phương pháp chưa được ứng dụng phổ biến.

2.4. Mô mỡ

Thực tế cho thấy trong cơ thể người có khá nhiều mô mỡ, thuận lợi và dễ dàng trong việc tận dụng để áp dụng trong y học. Các tế bào là gốc lấy trong mô mỡ đa phần là các tế bào trưởng thành, nhiều tiềm năng lớn trong điều trị  bệnh vì nó không cần nuôi cấy. Tuy nhiên, cũng chính vì là tế bào trưởng thành nên khó để biệt hoá, tái tạo cơ quan khác.

2.5. Tủy răng sữa

Có thể nói, tủy răng sữa là nguồn lấy tế bào là gốc phổ biến nhất vì những hiệu quả mà nó mang lại là vô cùng lớn, có thể tái tạo lại các tế bào cơ quan khác nhau cho cơ thể, là tế bào rất mạnh, có thể nói là tế bào vạn năng, có thể biệt hóa thành tế bào thần kinh rất vượt trội so với các nguồn khác, thậm chí được nghiên cứu và áp dụng trong ngành thẩm mỹ, làm đẹp. Các tế bào là gốc lấy từ tủy răng sữa được kiểm định an toàn và số lượng cũng khá lớn, hơn nữa dễ dàng lấy và bảo quản hơn những nguồn khác.

Tủy răng sữa được cho là nguồn hiệu quả nhất (Nguồn: sevgidis.com.tr)

3. Hoạt động của tế bào gốc

Hoạt động cấy ghép và tái tạo các loại tế bào gốc trong phòng thí nghiệm nhằm mục đích nhờ các tế bào ấy làm nhiệm vụ chuyển dịch, biệt hóa thành các tế bào cơ quan chuyên vùng trong cơ thể để nó thay thế, phát triển thành bất cứ loại tế bào nào đã bị tổn thương, ngưng hoạt động ở cơ thể của người bệnh. Đó có thể là tế bào thần kinh, tế bào xương hàm, tế bào cơ, tế bào thần kinh, tế bào máu,…

Sau khi tế bào nền móng được nghiên cứu, tái tạo trong phòng thí nghiệm và biệt hóa thành các tế bào cơ quan thì sẽ được cấy vào cơ thể người bệnh, thay thế cho các tế bào không còn hoạt động, giúp hỗ trợ phục hồi cơ quan đó, chữa các bệnh lý ở người. Ví dụ, với người bị bệnh về xương, tức là đã có một số tế bào xương bị tổn thương, không hoạt động.

Lúc này, các tế bào xương không thể tự sinh ra nó mà phải cần đến hoạt động của tế bào gốc, nhờ các tế bào này biệt hóa thành và cấy vào cơ thể thay thế cho các tế bào xương kia, sửa chữa và phục hồi phần xương bị thương.

Tế bào gốc có thể thay thế các tế bào tổn thương (nguồn: earthspectrum.com)

4. Ứng dụng của tế bào gốc trong đời sống

Ngày nay các nhà nghiên cứu đang chỉ ra những lợi ích không nhỏ của tế bào nền móng trong ngành y học khám chữa bệnh. Một số liệu pháp tế bào tươi kết hợp tế bào nền móng xương chậu 6 ngày 5 đêm tại CHLB Đức, liệu pháp tế bào tươi kết hợp tế bào là gốc tự thân (mỡ, máu) 7 ngày 6 đêm tại CHLB Đức,… là một trong những liệu pháp áp dụng lợi ích của nó để chữa trị các bệnh ở con người.

4.1. Điều trị bệnh ung thư

Có hay không việc nó có thể điều trị bệnh ung thư? Tác dụng của tế bào này trong việc điều trị bệnh ung thư nhiều khi bị hiểu 1 cách sai lệch. Trên thực tế, nó chỉ có vai trò hỗ trợ điều trị, không tiêu diệt được các tế bào ung thư. Cụ thể hơn, trong quá trình điều trị ung thư, bạn sẽ phải trải qua các biện pháp chữa trị như hóa trị, xạ trị, mổ,… điều này tiêu diệt, phá vỡ các tế bào nhiễm bệnh.

Lúc này, tế bào gốc đã được nghiên cứu và biệt hóa thành tế bào của vùng bệnh đã bị tiêu diệt sẽ được cấy vào cơ thể, tái tạo các mô cơ, tế bào kia, hỗ trợ cho việc hồi phục vùng bị bệnh chứ không trực tiếp tiêu diệt được các tế bào ung thư.

4.2. Điều trị bệnh tim mạch

Đối với những người có bệnh liên quan đến tim mạch, đây có lẽ là tin vui khi các nghiên cứu và kết quả chỉ ra rằng tế bào là gốc đã thành công trong điều trị các bệnh dẫn đến suy tim, nhồi máu cơ tim. Bệnh về tim mạch là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, đã gây ra cái chết cho hàng chục triệu người mỗi năm, nhất là tại các quốc gia đang phát triển, trong khi nguồn cung cấp tim để cấy ghép lại không thể đáp ứng đủ.

Do vậy, nghiên cứu về cấy ghép tế bào là gốc cho tim mạch thành công là một điều đáng khâm phục, là hướng đi đúng đắn, nó đã được thực hiện an toàn và không gây biến chứng, giúp cải thiện hiệu quả chức năng của tim ở bệnh nhân.

4.3. Điều trị tổn thương tủy sống

Có thể thấy chấn thương tủy sống là một dạng chấn thương phổ biến, nguy hiểm và ảnh hưởng lớn tới cuộc sống người bệnh. Ngoài các biện pháp điều trị cũng như các trị liệu vật lý, sóng xung kích,… thì người ta cũng nghiên  cứu sử dụng các tế bào này. Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ nó không phải là một phương pháp điều trị  hoàn toàn mà nó được cấy ghép vào cơ thể để đảm nhận vai trò cải thiện, hỗ trợ cho quá trình phục hồi, giảm triệu chứng.

4.4. Điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh

Khi các tế bào thần kinh bị thoái hóa dẫn đến các bệnh liên quan, các tế bào là gốc sẽ thực hiện nhiệm vụ điều trị bằng cách cấy ghép nó vào cơ thể bệnh nhận, nó sẽ góp phần điều chỉnh, sửa chữa và tái tạo thay thế các tế bào thần kinh, phục hồi và cải thiện tình trạng bệnh.

4.5. Ngăn ngừa lão hóa

Ngày nay,  các loại tế bào gốc cũng có tác động không nhỏ tới thẩm mỹ, làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa. Việc đưa nó vào các sản phẩm làm đẹp da được thực hiện rộng rãi. Tuy nhiên, các sản phẩm làm đẹp, chống lão hóa thường có nguồn gốc từ tế bào gốc thực vật, trong khi các nghiên cứu về tác dụng của nó thì hầu như là từ con người.

Mặc dù có nhiều tranh cãi về thực hư của việc nó có thật sự có tác dụng trẻ hóa, giúp làn da chống tác nhân xấu, nhiều công ty mỹ phẩm tuyên bố đã xử lý để nó mang tính ổn định, giúp những thành phần này hoạt động và tác động lên da con người tuy nhiên vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu rõ ràng hơn nữa.

Ứng dụng trẻ hóa, chống lão hóa cho làn da đang được nghiên cứu và thẩm định (Nguồn: thanhnien.vn)

Khoa học hiện đại đang ngày một phát triển, công nghệ cấy tạo tế bào gốc trở thành vấn đề được tập trung và quan tâm hơn cả vì những tính chất và ứng dụng lớn của nó trong y học. Tuy nhiên, đó vẫn là con đường dài, cần có sự nghiên cứu chuyên sâu, tìm hiểu hơn nữa về tính ứng dụng của các tế bào nền móng này trong việc điều trị các bệnh lý ở người, tìm ra các nguồn hiệu quả nhất,…

Mặc dù vậy, những lợi ích của việc lưu trữ tế bào máu cuống rốn đã được các nhà khoa học chứng thực. Vì thế, các gia đình không nên bỏ lỡ chiếc bảo hiểm sinh học vô cùng giá trị này bằng cách chọn dịch vụ lưu trữ máu cuống rốn chất lượng tốt khi sinh con để dự phòng cho tương lai của con lại vừa có thể dùng được cho người thân trong gia đình khi cần thiết.

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :Tế bào gốc là gì, lấy từ đâu, phân loại, các ứng dụng hiện nay