Tiêm phòng sởi cho bà bầu: Thời gian tiêm, Lưu ý, Các tác dụng phụ

30/11/2023

Tiêm phòng sởi cho bà bầu là biện pháp giúp phòng tránh nguy cơ mắc bệnh sởi của cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Cần chú ý gì khi tiêm phòng? Dõi theo bài viết sau để hiểu rõ hơn.

1. Bệnh sởi là gì

Bệnh sởi do virus họ Paramyxoviridae xâm nhập và gây ra, đây là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp ở trẻ em và cả người lớn. Bệnh sởi có khả năng trở thành dịch cao do đặc tính lây nhiễm đường không khí đặt biệt với những người khả năng miễn dịch với bệnh thấp.

Bệnh sởi biểu hiện bằng các nốt sởi lan rộng khắp cơ thể màu hồng nhạt, dần sẽ đỏ lên, lan nhanh và kín toàn thân. Người bệnh sởi thường tăng nhiệt độ toàn thân khiến người nóng, ngứa và khó chịu. Bệnh sởi có thể gây ra các biến chứng như viêm phổi, viêm thanh quản, viêm tai giữa, viêm não tủy, viêm ruột… ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh đặc biệt là phụ nữ mang thai còn gây nguy hiểm cho thai nhi trong bụng.

Bệnh sởi gây nguy hiểm cho sức khỏe mẹ và bé

Bệnh sởi gây nguy hiểm cho sức khỏe mẹ và bé (Nguồn:nhathuoclongchau.com)

2. Nguy cơ mắc sởi khi mang thai

Nếu xung quanh môi trường sống có virus sởi, bà bầu rất dễ mắc sởi khi mang thai. Bệnh sởi cũng nằm trong danh sách 35 bệnh nguy hiểm khi mang thai. Việc nhiễm sởi tạo nên những nguy hiểm cho sức khỏe mẹ và bé. Cụ thể, bà bầu dễ gặp các biến chứng viêm đường tiết niệu, viêm phổi ảnh hưởng đến hô hấp của mẹ và thai nhi. Không những thế, bà bầu mắc sởi thường có biểu hiện sốt cao đặc biệt nhiệt độ buồng tử cung sẽ tăng cao hơn cơ thể mẹ 1 – 1,5 độ C. Trong 3 tháng đầu mắc bệnh sởi, mẹ dễ đối mặt với việc sảy thai, thai dị dạng, trẻ nhẹ cân, dị tật… Trong 3 tháng giữa thai kỳ khi bà bầu mắc sởi dễ dẫn đến nguy cơ con dị dạng, sẩy thai, lưu thai. Đối với 3 tháng cuối thai kỳ mắc bệnh sởi dễ dẫn đến việc thai lưu, đẻ non.

Khi mang thai mẹ bầu bị bệnh sởi dễ dẫn đến nguy hiểm đến thai nhi

Khi mang thai mẹ bầu bị bệnh sởi dễ dẫn đến nguy hiểm đến thai nhi (Nguồn: blog.Useful.com)

3. Khi nào nên tiêm ngừa sởi cho mẹ bầu

Tiêm phòng sởi cho bà bầu nên tiêm trước khi có thai ít nhất 1 tháng. Bà bầu không nên tiêm phòng sởi sau khi mang thai dễ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi. Nếu khi mang thai mà không có miễn dịch với bệnh sởi cũng như không chắc chắn về việc khả năng miễn dịch của mình, mẹ bầu nên hạn chế tiếp xúc ở các nơi có dịch, trong đám đông.

4. Tiêm phòng sởi cho bà bầu cần lưu ý gì

4.1 Lịch tiêm phòng

Vacxin MMR là vacxin 3 trong 1 có tác dụng ngừa bệnh sởi, quai bị và rubella là vắc xin quan trọng với phụ nữ có kế hoạch mang thai để tránh di chứng cho trẻ khi chào đời nghiêm trọng hơn là tử vong. Mũi tiêm 3 trong 1 này nên thực hiện trước khi mang bầu ít nhất 1 tháng hoặc tiêm từng mũi các loại bệnh. Vì thế, bạn nên tiêm trước khi có ý định mang thai theo chỉ định của bác sĩ. Chú ý căn cứ tiêm theo lịch tiêm phòng cho bà bầu, chi phí, thời gian để biết các thông tin tiêm phòng sởi kịp thời.

4.2 Tác dụng phụ sau tiêm

Một số tác dụng phụ sau khi tiêm phòng sởi dễ mắc phải như mệt mỏi, sốt, ngất, chóng mặt, nổi mẩn đỏ, khó chịu, tiêu chảy, nôn mửa, đau khớp, nhức đầu, viêm phổi, ho, viêm mũi… không phải ai cũng có những tác dụng phụ này và các tác dụng phụ thường không quá nguy hiểm, tự khỏi sau vài ngày. Nếu các triệu chứng tác dụng phụ kéo dài nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn chi tiết. Bạn nên lựa chọn mua dịch vụ thai sản trọn gói để các bác sĩ thăm khám và phát hiện những tác dụng phụ bất thường.

Tiêm phòng sởi cần thực hiện trước khi mang thai ít nhất 1 tháng

Tiêm phòng sởi cần thực hiện trước khi mang thai ít nhất 1 tháng (Nguồn: benhvienthucuc.vn)

5. Phòng ngừa bệnh sởi khi mang thai

Việc phòng ngừa bệnh sởi tốt nhất cho bà bầu là nên tiêm phòng trước thời điểm mang thai, giúp cơ thể bà bầu có đủ kháng thể chống virus sởi. Bên cạnh đó, tiêm phòng sởi cho bà bầu lưu ý gì, nên chú ý giữ vệ sinh cơ thể, phòng ốc để hạn chế khả năng nhiễm bệnh truyền nhiễm, sử dụng nước rửa tay có tỷ lệ diệt khuẩn cao để ngăn chặn vi khuẩn lây nhiễm. Để cẩn thận hơn nên đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người, ra khỏi nhà, đảm bảo thường xuyên vệ sinh sát trùng họng và mũi bằng nước muối sinh lý để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh.

Hy vọng những tư vấn về tiêm phòng sởi cho bà bầu trên sẽ giúp bà bầu có thêm những kiến thức về các vấn đề phòng tránh, thời điểm tiêm phòng thích hợp để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé. Chọn lựa đăng ký dịch vụ thai sản và sinh con trọn gói, chuyên nghiệp để giúp bảo vệ mẹ bé toàn diện.

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :Tiêm phòng sởi cho bà bầu: Thời gian tiêm, Lưu ý, Các tác dụng phụ