Tiêm phòng viêm gan B muộn có sao không, có phòng bệnh được cho trẻ

30/11/2023

Viêm gan B vốn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tốc độ lan truyền bệnh rất nhanh. Đặc biệt bệnh gây viêm, gây hoại tử tế bào gan cấp tính và mãn tính. Vậy tiêm phòng viêm gan B muộn có sao không? Mũi thứ 2, thứ 3 trễ có nên tiêm lại hay không? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết sau.

1. Lịch tiêm phòng viêm gan B đầy đủ

1.1. Nên bắt đầu tiêm phòng viêm gan B mũi đầu tiên khi nào

Thực tế cho thấy, việc tiêm phòng viêm gan B là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe. Hiện nay loại vắc xin viêm gan siêu vi B được giới chuyên gia đánh giá cao trong việc phòng bệnh viêm gan B. Đặc biệt loại vắc xin này không gây ra nhiều tác dụng phụ, có tỉ lệ phản ứng với cơ thể ở mức 1/600000. Vậy nên bắt đầu tiêm phòng viêm gan B mũi đầu tiên khi nào? Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo nên thực hiện việc tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan B trong 24 giờ sau khi sinh. Việc này không chỉ giúp trẻ sơ sinh phòng tránh được bệnh lây nhiễm từ mẹ sang con mà còn bảo vệ bé khỏi các loại virus gây viêm gan B có trong môi trường.

Nên tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ nhỏ sau 24 giờ sau khi sinh (Nguồn: benhvienthienmy.com)

1.2. Tiêm phòng viêm gan B nên tiêm bao nhiêu mũi

Cùng với các thông tin liên quan đến bệnh viêm gan B bao gồm: nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa giúp bạn hiểu rõ căn bệnh phổ biến này thì biện pháp ngăn chặn từ đầu chính là tiêm phòng. Hiện tại, đa phần các nước trên thế giới đều thực hiện lịch tiêm phòng viêm gan B cho trẻ nhỏ theo đúng lịch 0-1-6.

Tức là mũi tiêm thứ thứ 2 sẽ cách mũi đầu sang một tháng, mũi tiêm thứ 3 sẽ cách mũi đầu tiên 6 tháng. Tuy nhiên với trường hợp người mẹ bị mắc bệnh viêm gan B mãn tính sẽ áp dụng lịch tiêm phòng viêm gan B 0-1-2-12 cho trẻ nhỏ. Với người lớn cần thực hiện đúng lịch tiêm chích ngừa viêm gan B theo lịch trình: 1-2-3.

Thực tế cho thấy, vắc xin tiêm phòng viêm gan B chỉ phát huy hiệu quả khi tiêm đầy đủ 3 mũi. Vì thế, bạn cần thực hiện theo đúng lịch trình phòng bệnh viêm B trên và thường xuyên đăng ký dịch vụ khám sức khỏe tổng quát toàn diện bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Tiêm phòng viêm gan B bao nhiêu mũi? (Nguồn: vnvc.vn)

2. Tiêm phòng viêm gan B muộn có sao không

Tiêm phòng viêm gan B muộn có sao không? Trong trường hợp bạn quên không tiêm phòng viêm gan B hãy chủ động đến gặp bác sĩ để được tiêm bổ sung và không cần chích lại. Nếu chích ngừa viêm gan B mũi thứ hai bị trễ bạn nên tiêm mũi thứ 3 cách đó 8 tuần là tốt nhất. Riêng trường hợp chích ngừa viêm gan B mũi thứ ba bị trễ hãy thực hiện việc tiêm bổ sung càng sớm càng tốt.

Bên cạnh đó, bạn cũng nghiêm túc thực hiện việc tiêm phòng bổ sung đầy đủ, tuyệt đối không vì tình trạng quên mà bỏ qua các mũi tiêm quan trọng. Việc này không chỉ dẫn đến tình trạng không thể tạo ra đủ nồng độ kháng thể chống lại bệnh mà còn giúp bệnh viêm B ngày càng phát triển và gây nguy hiểm tới sức khỏe.

Tiêm phòng viêm gan B muộn có sao không? (Nguồn: nhathuoclongchau.com)

3. Nên làm gì khi tiêm phòng viêm gan B không đúng lịch

3.1. Kiểm tra sức khỏe trước khi tiêm

Việc kiểm tra, thăm khám sức khỏe chuyên sâu định kỳ 6 tháng/lần hay tìm hiểu hiểu điều kiện để chích ngừa và không được chích ngừa cũng góp phần phòng bệnh viêm gan B hiệu quả. Theo đó, những nhóm bệnh nhân sau sẽ không đủ điều kiện tiêm chích ngừa viêm gan B, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe: người có tiền sử sốc phản vệ, người có tiền sử dị ứng nặng, người bệnh đã từng bị viêm gan siêu vi B cấp và mãn tính.

3.2. Tiêm nhắc lại đầy đủ theo lịch hẹn

Là bệnh truyền nhiễm có mức độ lây lan nhanh, vì thế, việc chủ động phòng bệnh cũng như thực hiện đúng theo lịch tiêm chích ngừa viêm gan B rất cần thiết. Trong những trường hợp quên tiêm phòng bệnh viêm gan B hãy bổ sung đầy đủ các mũi tiêm theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

3.3. Theo dõi định kỳ sau khi tiêm

Hiệu quả của vắc xin viêm gan B chỉ kéo dài từ 5 đến 10 năm. Vì thế, sau khi tiêm, bạn nên thường xuyên theo dõi sức khỏe định kỳ cũng như lên thời gian tiêm nhắc lại cụ thể.

Đăng ký khám sức khỏe nhi khoa tổng quát theo định kỳ cũng là cách chủ động phòng bệnh viêm gan B hiệu quả cho trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó, trong các bữa ăn hàng ngày, bạn nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất có tác dụng đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh viêm gan B. Một số món ăn được cho là rất tốt cho người bị viêm gan B nên cung cấp hàng ngày gồm có: cháo hải sâm, cháo cà rốt, cháo thịt bò, cháo gạo lứt…

Tiêm nhắc lại đầy đủ theo đúng lịch hẹn là cách ngừa viêm gan B hiệu quả cho bé (Nguồn: phunudep24h.com)

Trên đây là bài viết giải đáp chi tiết câu hỏi tiêm phòng viêm gan B muộn có sao không mà Blog Useful muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách phòng tránh và điều trị căn bệnh nguy hiểm này. Chủ động đưa trẻ khám nhi thường xuyên dõi theo tình trạng sức khỏe và nhận tư vấn từ bác sĩ khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường.

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :Tiêm phòng viêm gan B muộn có sao không, có phòng bệnh được cho trẻ