Vắt sữa mẹ bị ra máu có nguy hiểm không, nguyên nhân, cách xử trí

30/11/2023
Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhưng một số trường hợp vắt sữa mẹ bị ra máu khiến các mẹ lo lắng.

Vắt sữa mẹ bị ra máu có nguy hiểm không, nguyên nhân, cách xử trí ...

1. Tại sao sữa mẹ có máu khi vắt?

1.1. Ngực mẹ bị vỡ các mao mạch máu

Những tổn thương hoặc chấn thương các mạch máu nhỏ hay mao mạch máu ở vú mẹ khiến máu rò rỉ vào ống dẫn sữa rồi chảy vào sữa mẹ khiến khi cho con ti có máu ở sữa.

Sữa mẹ có máu đáng lo hay không (Nguồn: chamchut.com)

1.2. Mẹ bị chảy máu từ các u nhú giữa các ống sữa

U nhú xuất hiện bên trong ống dẫn sữa là một nguyên nhân không phổ biến khiến sữa mẹ lẫn máu. Những khối u nhỏ này lành tính trông giống như nốt mụn cơm hình thành trong ống dẫn sữa, chúng có thể gây chảy máu. Tình trạng này thông thường sẽ tự biến mất mà không cần phải điều trị. Có khi các mẹ thấy đau nhưng những u nhú này không gây ra cục u nào cả.

1.3. Mẹ bị u nang xơ

U nang xơ khiến vú bạn sờ vào bị sần sùi, đây là tình trạng lành tính nhưng bạn cũng không được chủ quan, cần tiến hành kiểm tra sức khoẻ tổng quát định kỳ nếu có những dấu hiệu bất thường. Bệnh thường gặp ở những bà mẹ trên 30 tuổi đặc trưng bởi các bướu cục lổn nhổn.

1.4. Do tình trạng cương vú

Các mẹ mới sinh con lần đầu sau vài ngày sinh thường có tình trạng cương vú, khi đó có 2 hiện tượng cùng xảy ra 1 lúc là tăng lưu lượng máu đến ngực và tạo thành sữa nhanh ở các tuyến sữa. Thông thường tình trạng này xảy ra ở cả 2 ngực, đôi khi chỉ xảy ra ở 1 ngực. Mẹ sẽ cảm thấy khó chịu chút ít thậm chí không. Lưu lượng máu tăng tràn tới ngực dẫn tới hiện tượng máu thoát vào sữa mẹ, điều này chỉ kéo dài khoảng 2 tuần.

1.5. Dùng máy hút sữa không đúng cách

Bạn sử dụng máy hút sữa không đúng cách tạo áp lực quá lớn lên núm vú khiến cho vùng vú bị tổn thương bên trong nên có máu tiết ra sữa khi vắt.

Nhiều nguyên nhân khiến sữa mẹ có máu (Nguồn: mekheochamcon.com)

1.6. Núm ti bị nứt gây chảy máu

Nứt núm ti xuất hiện trong khoảng vài tuần đầu sau khi sinh, bé chưa có khả năng bú mẹ hiệu quả hoặc mẹ không cho con ngậm hết núm vú khiến núm vú bị phồng rộp, trầy xước hoặc có cả vết thương hở. Các mô bị chảy máu do sức căng khi bé mút hoặc nếu bạn dùng máy hút sữa.

1.7. Ung thư vú

Đây là nguyên nhân hiếm gặp nếu vắt sữa mẹ bị ra máu. Một số dạng ung thư vú giống như ung thư biểu mô ống dẫn sữa và bệnh Paget dễ dẫn tới tình trạng chảy máu núm vú. Bạn đến các cơ sở y tế khám chuyên khoa có bác sĩ giỏi để được chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

1.8. Do viêm vú

Viêm vú là tình trạng vú bị nhiễm trùng gây ra chảy máu, các cụ u xuất hiện ngày càng nhiều cho thấy bạn đang ở trong giai đoạn sớm của viêm vú. Thông thường, bạn sờ thấy sưng đau ở bên vú bị viêm, bên cạnh đó vú cũng nóng, đỏ, đau nhức mỗi khi chạm vào.

2. Phải làm gì khi vắt sữa mẹ bị ra máu?

2.1. Tìm hiểu các dấu hiệu bất thường

Theo dõi các triệu chứng bất thường như sốt, sưng, đau, đỏ nóng ở vú. Hãy tìm hiểu các dấu hiệu bất thường đối với vấn đề này để bảo đảm rằng sức khoẻ của mẹ không sao. Để giảm tình trạng nứt, khô núm vú bạn có thể thoa các loại kem an toàn cho bé lên núm vú. Để duy trì nguồn sữa phải vắt sữa thường xuyên và tìm giải pháp khác thay thế sữa mẹ khi mẹ đang điều trị bệnh.

Việc vệ sinh núm ti cũng cực kì quan trọng, sau khi bé mút vú các mẹ hãy dùng khăn ấm lau sạch tránh tình trạng viêm nhiễm. Sau một tuần mà vẫn thấy máu lẫn sữa thì cần đi kiểm tra để biết chính xác nguyên nhân gây ra.

Chú ý các dấu hiệu bất thường kèm theo khi thấy máu trong sữa mẹ (Nguồn: thegioihoinhap.vn)

2.2. Vẫn tiếp tục cho bé bú sữa mẹ đều đặn

Nếu bạn đang dùng máy hút sữa thì nên chú ý chọn loại máy hút sữa có phễu vừa vặn với khuôn ngực của mình, lực hút vừa phải không xoa bóp mát xa quá mạnh trên ngực mẹ, tìm hiểu thêm hướng dẫn sử dụng máy hút sữa đúng cách.

Núm vú bị nứt thường do bé bú không đúng khớp ngậm, không đúng tư thế nên mẹ hãy hỏi những người có kinh nghiệm để không bị bỡ ngỡ. Các mẹ bế bé 2 tay, mặt đối diện với vú mẹ, thân và đầu thẳng hàng. Mẹ phải cho bé há miệng thật to ngậm hết cả vùng quầng ti thay vì chỉ ngậm riêng núm.

2.3. Hỏi bác sĩ để được tư vấn chính xác

Tốt nhất bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng sức khoẻ của mình và được tư vấn cụ thể về cách chăm sóc bé, cho bé bú sữa mẹ đúng cách. Nếu mẹ đang bị các bệnh lây nhiễm nhiễm trùng cần phải dừng cho bé ti đến khi máu hết chảy vì nhiễm trùng có thể truyền qua máu vào sữa và ảnh hưởng xấu tới cơ thể bé.

Vắt sữa mẹ bị ra máu thường không gây hại cho em bé nhưng bạn cần chú ý hơn tới sức khoẻ và đi khám ngay nếu thấy tình trạng bất thường để bảo đảm sức khoẻ, phát hiện sớm bệnh và có cách điều trị thích hợp.

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :Vắt sữa mẹ bị ra máu có nguy hiểm không, nguyên nhân, cách xử trí