Viêm tụy cấp là gì, có nguy hiểm không, triệu chứng, cách phòng tránh

30/11/2023

Viêm tuỵ cấp là căn bệnh nguy hiểm khiến người bệnh vô cùng đau đớn thậm chí tử vong nếu không cứu chữa đúng đắn, kịp thời. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng tránh bệnh để giữ gìn một cơ thể khoẻ mạnh.

1. Viêm tụy cấp là gì?

Viêm tuỵ cấp là tuyến tuỵ bị viêm đột ngột trong khoảng thời gian ngắn với các biển hiện từ nhẹ đến nặng và có thể đe doạ tính mạng. Tuyến tuỵ nằm ở phía sau dạ dày, cạnh ruột non có chức năng giải phóng enzyme tiêu hoá vào ruột non phối hợp tiêu hoá thức ăn và giải phóng hóc môn insulin, glucagon vào máu để kiểm soát việc tiêu hoá thực phẩm của cơ thể qua đó sản sinh năng lượng.

Viêm tụy cấp là gì, có nguy hiểm không, triệu chứng, cách phòng tránh

Bệnh viêm tuỵ cấp diễn biến nhanh, nguy hiểm (Nguồn: amazonaws.com)

2. Nguyên nhân viêm tụy cấp

2.1. Rượu

Rượu hầu như không thể thiếu trên bàn nhậu, đám cưới, đám hỏi… Số người uống rượu ở nước ta luôn ở con số lớn. Rượu ảnh hưởng tới nhiều bộ phận trong cơ thể con người, nếu uống không biết điểm dừng dễ bị viêm tuỵ cấp, nguyên nhân phổ biến gây ung thư gan, biến chứng xuất huyết hoại tử khiến người bệnh truỵ tim mạch, tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

2.2. Tắc nghẽn

Sỏi ống mật, sỏi túi mật chiếm 80% nguyên nhân gây bệnh viêm tuỵ cấp. Tỷ lệ này ở phụ nữ cao gấp 1,5 lần so với nam giới. Thông thường, tuyến tuỵ sẽ tiết dịch qua các ống tuỵ có lối thông với tá tràng, khi bị tắc nghẽn ống tuỵ do sỏi kẹt trong cơ vòng Oddi sẽ khiến dòng chảy dịch bị ngừng lại.

Nếu tắc nghẽn kéo dài liên tục khiến các enzyme bị tích tụ trong tuyến tuỵ kích hoạt gây ảnh hưởng cho cơ thể khiến người bệnh bị đau, viêm. Ngoài ra, sỏi còn có thể di chuyển vào ống tuỵ hoặc bóng vater gây tắc nghẽn ống tuỵ, do đó men tiêu hoá tràn vào chủ mô tuỵ.

2.3. Chấn thương dập vùng tụy

Viêm tuỵ sau chấn thương do ống tuỵ bị ảnh hưởng, tình trạng này được điều trị bằng can thiệp phẫu thuật.

2.4. Vô căn

Nguyên nhân này chiếm 10-15% trên tổng số các trường hợp mắc bệnh.

2.5. Nguyên nhân khác

Nhiễm khuẩn, virut, ký sinh trùng đường ruột chẳng hạn như Ascaris, có thể chui vào làm tắc ống tụy. Loét dạ dày: Khi các ổ loét dạ dày tá tràng dính thủng vào tuỵ gây nên viêm tuỵ cấp.

2.6. Rối loạn chuyển hóa

Tăng triglyceride: Mỡ máu cao khiến con người mắc nhiều bệnh nguy hiểm như xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Đây cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh nguy hiểm này mà nhiều người chủ quan không chú ý. Trong mỡ máu có chứa triglyceride, khi chất này tăng lên ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của tuyến tuỵ.

Tăng canxi máu: Canxi có vai trò lớn trong quá trình tự bảo vệ của tuỵ bằng cơ chế ức chế trypsin. Khi nồng độ canxi trong máu tăng lên quá cao nó phá vỡ cơ chế này khiến cho trypsin tăng tổng hợp làm hoạt hoá các tiền enzyme gây ra bệnh.

Viêm tụy cấp là gì, có nguy hiểm không, triệu chứng, cách phòng tránh

Bệnh viêm tụy cấp rất nguy hiểm và tốn nhiều chi phí chữa trị (Nguồn: phunuvietnam.vn)

3. Triệu chứng viêm tụy cấp

3.1. Triệu chứng cơ năng

Đau bụng: Khi mắc viêm tuỵ cấp người bệnh bị đau chủ yếu ở vùng thượng vị, cơn đau dữ dội, đột ngột phát tác ngay sau bữa ăn ngon thịnh soạn. Cơn đau thường kéo dài, lan dần xuống hạ sườn hoặc sau lưng.

Nôn, buồn nôn: Sau khi đau bụng, người bệnh sẽ có cảm giác buồn nôn, nôn những không hết đau, nôn cả ra dịch dạ dày, dịch mật, khi mắc bệnh ở thể nặng có thể nôn ra dịch máu loãng. Đại tiện phân lỏng có thể xuất hiện hoặc không.

3.2. Triệu chứng thực thể

Bụng chướng và bí trung đại tiện: Với những người đã bị viêm tuỵ cấp hoạt tử nặng sẽ xuất hiện các triệu chứng này khiến người bệnh cảm thấy bứt rứt, khó chịu.

Vàng da: Triệu chứng này thường gặp ở bệnh nhân có bệnh lý đường mật, sỏi ống mật chủ.

Điểm sườn thắt lưng đau.

3.3. Triệu chứng toàn thân

Toàn thân trong trạng thái nhiễm độc, da xanh xao, nhợt nhạt, mạch nhỏ đập nhanh, huyết áp tụt, nhịp tim nhanh, rối loạn ý thức.

Rối loạn chức năng hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu thường gặp khi bị kèm suy đa tạng.

3.4. Cận lâm sàng

Xét nghiệm Amylaza máu tăng cao sau khi xuất hiện cơn đau đau một giờ rồi giảm dần.

Amylaza trong nước tiểu tăng cao sau 12 đến 24 giờ.

Amylaza và Lypase trong máu tăng vượt mức 3 lần so với bình thường.

Bạch cầu tăng 10.000-25.000, bạch cầu đa nhân trung tính tăng.

Rối loạn điện giải, Canxi máu giảm đối với trường hợp bệnh nặng.

Toan máu.

Bệnh có biểu hiện xấu khi đường máu tăng

X quang: vùng bụng có nhiều hơi ở ruột, tập trung ở đại tràng.

Siêu âm: Tuỵ to, có thể từng bộ hay từng phần phình to; bờ, nhu mô tuỵ không đồng đều, có thể thấy dịch trong ổ bụng và bao quanh tuỵ. Ngoài ra, siêu âm có thể giúp tìm thấy các bệnh lý đường mật như giun, sỏi gây viêm tụy cấp.

Viêm tụy cấp là gì, có nguy hiểm không, triệu chứng, cách phòng tránh

Bia rượu là một trong những nguyên nhân lớn gây bệnh viêm tụy cấp (Nguồn: kenh14cdn.com)

4. Bệnh viêm tụy cấp có nguy hiểm không?

4.1. Viêm phúc mạc

Viêm nhiễm của tuyến tuỵ do nhiễm trùng có thể biến chứng gây ra viêm phúc mạc nếu vi khuẩn lan rộng ra ngoài khỏi tuyến tuỵ. Viêm phúc mạc là khi màng phúc mạc trong thành bụng và bao phủ quanh các cơ quan trong bụng bị ảnh hưởng.

4.2. Sốc nhiễm trùng

Nếu không được chữa trị kịp thời rất có thể biến chứng của bệnh gây ra sốc nhiễm trùng, lan ra các bộ phận khác xung quanh. Điều này cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng tới tính mạng và sức khoẻ lâu dài của bệnh nhân.

4.3. Xuất huyết tuyến tụy, trong xoang bụng

Khi enzyme trypsin và lipase được hoạt hoá trong mô tuỵ quá nhiều sẽ khiến cho mô tuỵ bị phá huỷ có thể gây hoạt tử tuỵ. Tổn thương này nếu diễn tiến nặng sẽ gây ra hoạt tử xuất huyết tuyến tuỵ. Các enzyme ở tuỵ xâm nhập nhiều vào xoang bụng gây tiết dịch, chảy máu ổ bụng hoặc thâm nhập vào hệ tuần hoàn và hoạt hoá các kinin, thông qua hệ tuần hoàn ảnh hưởng tới các cơ quan khác như gan, thận, phổi….

4.4. Nhiễm trùng tại tuyến tụy

Khi mắc bệnh, nhiều vi khuẩn phát sinh sẽ gây nhiễm trùng tuyến tuỵ. Chất độc từ đó có thể hấp thu từ ổ bụng vào mạch bạch khuyến, máu khiến người bệnh bị nhiễm trùng huyết, tụt huyết áp, tổn thương các cơ quan bên ngoài ổ bụng tuỳ theo cấp độ mắc bệnh.

4.5. Suy hô hấp cấp

Đối với những bệnh nhân bị bệnh này nặng trước đó khi đã suy hô hấp sẽ có tiên lượng xấu.

Viêm tụy cấp là gì, có nguy hiểm không, triệu chứng, cách phòng tránh

Nội soi, kiểm tra mật chuyên sâu tại các bệnh viện uy tín (Nguồn: cdn02.static)

5. Bệnh viêm tụy cấp có chữa được không?

5.1. Điều trị nội khoa

Người bệnh cần được nhập viện, điều trị bệnh tại các cơ sở y tế, hồi sức tích cực càng sớm càng tốt, theo dõi chặt chẽ mỗi ngày. Điều trị nội khoa của bệnh theo tính chất giảm triệu chứng và kiểm soát những dấu hiệu của bệnh. Bác sĩ sẽ theo dõi và đánh giá về hô hấp, tuần hoàn, chức năng thận, gan, suy đa tạng, từ đó hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm mà bệnh gây ra. Giảm bài tiết các enzyme của tuỵ như atropin, sandostatin…

Hồi sức chống đau bằng cách dùng thuốc tiêm tĩnh mạch. Hồi sức tuần hoàn trong 24h đầu sau nhập viện bằng cách bù 4-6 lít dịch muối đẳng trương, nếu bệnh nhân có biến chứng thì đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm để truyền dịch, nuôi dưỡng, đưa thuốc.

Hồi sức hô hấp với những biện pháp giúp người bệnh thở được như oxy kính mũi, oxy mặt nạ, thở máy xâm nhập đặc biệt, thở máy không xâm nhập…. Sử dụng kháng sinh phù hợp với tình trạng bệnh, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch. Nếu tình hình bệnh nhân trở nặng chuyển mổ cấp cứu khi có chỉ định.

Thông thường, bệnh nhân đều cảm thấy sức khoẻ ổn định tốt hơn trong vòng 1 tuần nhưng những trường hợp nặng cần có thêm thời gian phục hồi và có thể chịu nhiều biến chứng nghiêm trọng.

5.2. Can thiệp phẫu thuật

Khi điều trị cho bệnh nhân, bên cạnh biện pháp nội khoa, nếu tình hình diễn biến bệnh phức tạp thì bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp cao hơn như lọc máu và phẫu thuật. Trường hợp phẫu thuật nếu chảy máu cấp trong ổ bụng do viêm tuỵ cấp hoại tử ăn mòn vào mạch máu khiến máu chảy nhiều, mất máu nặng hoặc bị áp xe tuỵ cũng phải mổ để dẫn lưu. Bệnh nhân lưu ý tuyệt đối tránh các loại thực phẩm sau phẫu thuật để đảm bảo sức khỏe mau hồi phục.

Viêm tụy cấp là gì, có nguy hiểm không, triệu chứng, cách phòng tránh

Hãy chú ý giữ gìn sức khoẻ, bỏ rượu bia để tuỵ hoạt động tốt (Nguồn: amazonaws.com)

6. Cách phòng tránh bệnh viêm tụy cấp

6.1. Ngừng uống rượu

Bệnh có xu hướng xảy ra vào các dịp lễ, Tết khi người dân sử dụng nhiều bia rượu và ăn vào lượng lớn đồ ăn chứa dầu mỡ, đạm. Cơ thể bị quá tải với những chất này, nên ngừng uống bia rượu nếu không muốn phải vào bệnh viện.

Đối với người đã từng bị viêm tuỵ cấp phải ngừng hoàn toàn bia rượu vì một cơ thể khoẻ mạnh. Nên tới bệnh viện khám chuyên sâu bởi bác sĩ có chuyên môn giỏi nếu gặp các biểu hiện vàng da, nôn ra máu, sút cân, chuột rút, đầy hơi, chướng bụng…. Để phát hiện bệnh sớm.

6.2. Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Giữ cân bằng cơ thể để các bộ phận hoạt động ổn định bằng cách thường xuyên tập thể dục, không thức khuya, ăn nhiều rau xanh và trái cây dinh dưỡng dễ tiêu hóa tốt cho tuyến tụy… Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, cải thiện tư duy, đẩy lùi căng thẳng bằng những cách giảm stress hiệu quả đã được kiểm chứng, tăng cường năng lượng cho cơ thể.

6.3. Uống nhiều nước

Uống nước mỗi ngày giúp thải độc cho cơ thể, cân bằng các chất. Thay vì đồ uống có cồn, nước ngọt có ga, bạn bổ sung nước lọc, nước trái cây sẽ khiến các cơ quan hoạt động tốt hơn. Lưu ý phải uống nước đúng cách như sáng dậy uống nước ấm, uống từng ngụm nhỏ, mỗi lần uống với số lượng vừa phải….

Bảo vệ sức khoẻ giúp chúng ta tận hưởng cuộc sống trọn vẹn, thực hiện các mơ ước, lý tưởng sống. Mỗi hành động, đồ ăn, thức uống hàng ngày đều ảnh hưởng tốt hoặc xấu tới sức khoẻ. Viêm tuỵ cấp là căn bệnh có thể chữa trị, phòng ngừa nếu bạn chú ý giữ gìn sức khoẻ.

Để kiểm tra “máy móc” trong cơ thể hoạt động ra sao bạn hãy thường xuyên thăm khám toàn diện cho cơ thể ở cơ sở y tế uy tín. Bất cứ vấn đề nào về sức khoẻ nếu được phát hiện sớm nhất không những giúp việc điều trị thuận lợi hơn mà bạn sẽ chủ động về thời gian, kinh tế cho quá trình chữa trị.

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :Viêm tụy cấp là gì, có nguy hiểm không, triệu chứng, cách phòng tránh