Bệnh sỏi đường mật là gì, có nguy hiểm không, nguyên nhân, cách chữa

30/11/2023

Sỏi đường mật là một bệnh liên quan tới gan nguy hiểm và để lại các biến chứng khó lường nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do vậy, việc chủ động trang bị kiến thức về sỏi đường mật là vô cùng quan trọng, giúp bạn có thể tự phòng và chữa bệnh khi cần.

1. Sỏi đường mật là gì?

Sỏi đường mật là hiện tượng các hạt cứng giống sỏi trong túi mật di chuyển về phía dạ dày. Tuy nhiên, trong quá trình di chuyển vì lý do sỏi có kích thước quá to nên bị kẹt lại tại ống mật. Do vậy, chúng ta có thể hiểu sỏi đường mật là sỏi bị kẹt tại ống mật.

2. Sỏi đường mật trong gan là gì?

Sỏi đường mật trong gan được hình thành khi mật từ gan tiết ra, theo đường ống gan, ống mật chảy vào túi mật, khi đó mật bị kết tủa và hình thành sỏi mật.

Sỏi đường mật trong gan được chia làm ba loại khác nhau đó là sỏi cholesterol, sỏi mật sắc tố và sỏi hỗn hợp. Trong đó, sỏi cholesterol chiếm khoảng 80% tại Hoa Kỳ và sỏi mật sắc tố là sỏi phổ biến hơn ở Châu Á và đặc biệt là ở Việt Nam, với thành phần chính là bilirubin là nguyên nhân gây ra các triệu chứng như vàng da, vàng mắt, vàng móng tay,… Ở người bị bệnh.

3. Sỏi đường mật trong gan có nguy hiểm không?

Gan được xem là bộ phận quan trọng đối với cơ thể trong việc tiêu hóa chất béo và đào thải các chất độc có hại cho cơ thể ra ngoài. Sỏi đường mật trong gan xuất hiện sẽ làm xuất hiện các bệnh gây ảnh hưởng tới hoạt động và chức năng của gan như xơ gan, viêm gan, áp xe gan, ung thư đường mật,…

4. Nguyên nhân gây sỏi đường mật trong gan?

Nhờ những tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong nghiên cứu mà các chuyên gia đã có thể hiểu rõ hơn về quá trình hình thành bệnh. Các nguyên nhân làm sỏi đường mật trong gan được chia làm 4 nhóm chính:

Di truyền hóa học cơ thể;

Trọng lượng cơ thể;

Vận động túi mật (túi mật là một bao tải cơ bắp co lại);

Chế độ ăn uống và lối sống;

Sỏi đường mật ảnh hưởng lớn đến hoạt động và chức năng của gan (Nguồn: phunuvietnam.vn)

5. Cách điều trị sỏi đường mật trong gan

5.1. Chẩn đoán sỏi ống mật

5.1.1. Kiểm tra máu

Qua việc tiến hành xét nghiệm máu sẽ giúp các bác sĩ có thể kiểm tra được số lượng bạch cầu tồn tại từ đó có thể đua ra được chuẩn đoán chính xác nhất.

5.1.2. Siêu âm

Siêu âm là phương pháp chẩn đoán phổ biến nhất hiện nay. Bởi lẽ, siêu âm là quy trình không xâm lấn, không gây đau và đặc biệt là không để lại tác dụng phụ, bằng cách sử dụng sóng âm tần số cao, đầu dò được truyền qua bụng, qua đó hình ảnh sẽ được gửi đến màn hình bao gồm hình ảnh của các cơ quan bụng, bao gồm cả túi mật.

5.1.3. Quét CT

Quét CT vùng bụng cũng được xem là phương pháp chẩn đoán sỏi ống mật an toàn và hiệu quả. Bệnh nhân nằm trên bàn di chuyển cho máy quét qua, hình ảnh quét CT được hiển thị trên màn hình máy tính cho thấy cấu trúc vùng bụng bên trong của cơ thể như thể một lát cắt được lấy từ bệnh nhân.

Quét CT (Nguồn: ykhoavietduc.com)

5.1.4. ERCP

ERCP (hay còn được gọi là chụp đường mật cộng hưởng từ) là phương pháp điều trị sỏi đường mật trong gan được áp dụng hơn 30 năm, dùng để nghiên cứu các ống dẫn mật và ống tụy. Do vậy, đây là phương phương thức tiêu chuẩn để chẩn đoán và điều trị các rối loạn của đường mật.

Trước khi thực hiện chẩn đoán bằng ERCP bạn sẽ được yêu cầu để lại bất cứ vật dụng, đồ vật gì có chất liệu là kim loại để tránh các thông tin sẽ bị xóa. Ví dụ như thẻ ngân hàng, quần áo có cúc cài kim loại, răng giả, đồ trang sức, ví và chìa khóa.

Sau khi uống thuốc an thần và tiêm thuốc gây tê vùng họng, các bác sĩ sẽ dẫn một ống nội soi có máy ảnh thu nhỏ từ họng qua thực quản và vào đến đường mật. Sau khi nhìn thấy các ống dẫn mật và tụy, các bác sĩ sẽ tiến hành dẫn một ống thông (ống nhựa hẹp)có chứa thuốc nhuộm tương phản qua ống nội soi. Qua đó, thuốc nhuộm được tiêm vào ống tụy và ống mật và tia X được chụp trên màn hình máy tính. Thủ tục thường sẽ diễn ra trong khoảng từ 60 đến 90 phút.

5.1.5. MRCP

MRCP là một công nghệ mới và là quy trình chẩn đoán không xâm lấn. Bằng công nghệ MRI sử dụng nam châm và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh của các ống dẫn mật hiển thị trên màn hình của máy tính. Để hình ảnh chân thực và rõ nét hơn, các bác sĩ sẽ chọn vùng da gần túi mật để tiêm thuốc nhuộm tương phản cho bệnh nhân.

MRCP thường là phương pháp chẩn đoán không qua chuẩn bị nội soi và quá trình an thần, là phương pháp chẩn đoán thay thế cho những trường hợp bệnh nhân thất bại hoặc không thể chẩn đoán bằng ERCP.

5.2. Điều trị sỏi đường mật

Hiện nay, có khá nhiều phương pháp có thể điều trị sỏi đường mật hiệu quả. Ngoài phương pháp phẫu thuật loại bỏ túi mật, bạn có thể sử dụng thuốc để kiểm soát nhiễm trùng, làm tan sỏi. Hoặc cũng có thể điều trị bằng kỹ thuật Endoscopic. Ngoài ra phương pháp sử dụng sóng âm để tán sỏi cũng được đánh giá khá cao.

5.2.1. Kỹ thuật Endoscopic

Khi đã được chuẩn đoán là có sỏi chặn ống mật hoặc tuyến tụy dựa trên X-quang, siêu âm hoặc hình ảnh MRI, nó có thể được loại bỏ bằng cách đưa các dụng cụ phẫu thuật thu nhỏ chuyên dụng qua ERCP. Những dụng cụ phẫu thuật này sẽ nhẹ nhàng mở to lỗ ống và cho phép lấy sỏi ra.

Lấy sỏi đường mật bằng phương pháp ERCP (Nguồn: media.ex-cdn.com)

5.2.2. Thuốc

Thuốc có tác dụng làm tan sỏi, tuy nhiên trong nhiều trường hợp dùng thuốc sẽ không mang lại hiệu quả cao hoặc là sỏi sẽ trở lại sau một thời gian ngưng sử dụng thuốc. Loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng để điều trị sỏi đường mật đó là thuốc uống ursodiol, bằng cách làm tan cholesterol trong sỏi.

5.2.3. Dùng sóng âm thanh tần số cao

Dùng sóng âm thanh tần số cao thường được chỉ định với những trường hợp bệnh nhân chỉ có một viên sỏi, trường hợp bệnh nhân bị viêm đường mật hoặc viêm túi mật thì sử dụng sóng âm thanh tần số cao không phải là lựa chọn.

Phương pháp điều trị này sẽ sử dụng sóng âm thanh tần số cao để phá vỡ sỏi mật. Sau đó, bệnh nhân phải sử dụng thêm viên uống ursodiol, đôi khi là vô thời hạn, để hòa tan các mảnh và để đảm bảo rằng sỏi không quay trở lại. Thủ tục này mất khoảng 45 phút và bệnh nhân sẽ thường được an thần nhẹ trước khi bắt đầu điều trị.

5.2.4. Phẫu thuật

Phẫu thuật để loại bỏ túi mật, hay còn được gọi là cắt túi mật, là một phương pháp điều trị phổ biến và được áp dụng rộng rãi hiện nay. Trong trường hợp bệnh nhân bị sỏi mật hoặc sỏi mật bị tắc ống mật có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc viêm các cơ quan trong đường mật, các bác sĩ phẫu thuật sẽ đề nghị người bệnh cắt bỏ túi mật.

Nội soi

Trong khi mổ nội soi, bác sĩ phẫu thuật tạo ra một số vết mổ trong bụng, sau đó chèn các dụng cụ nội soi và phẫu thuật thu nhỏ, một máy ảnh nhỏ. Hình ảnh từ máy ảnh được gửi đến màn hình máy tính cho phép bác sĩ phẫu thuật tiến hành loại bỏ túi mật. Bệnh nhân phẫu thuật nội soi sẽ có thể vận động bình thường sau khoảng một vài ngày phẫu thuật.

Phẫu thuật mở

Phẫu thuật mở sẽ được bác sĩ chỉ định đối với trường hợp bệnh đang ở mức độ nghiêm trọng và không thể thực hiện bằng phương pháp nội soi. Khi phẫu thuật mở, bác sĩ sẽ tiến hành mổ một vết mở lớn và cắt bỏ túi mật.

Thời gian phục hồi của phẫu thuật mở cũng lâu hơn và thường mất khoảng 2 đến 3 tuần. Đôi khi, bác sĩ sẽ quyết định phẫu thuật mở trong quá trình phẫu thuật nội soi khi phương pháp nội soi không khả thi.

Những trường hợp này không thường xuyên và thường được tiến hành khi bác sĩ phát hiện túi mật bị nhiễm trùng hoặc khi niêm mạc túi mật bị cứng lại, khiến cho cơ quan này không thể cắt bỏ bằng phương pháp phẫu thuật nội soi.

Hình ảnh phẫu thuật nội soi (Nguồn: baolongan.vn)

6. Biến chứng sỏi đường mật nếu không kịp thời điều trị

6.1. Xơ gan do ứ mật

Ứ mật chính là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh xơ gan. Đây là tình trạng mật bị ứ đọng hoặc bị tắc mật nhiều lần. Mật sẽ chịu tác động nhiều lần làm ảnh hưởng và gây tổn thương tới gan, lâu ngày dẫn đến xơ gan, xét nghiệm thấy chức năng gan bị suy giảm. Người bệnh có thể nhận biết biến chứng khi thấy các biểu hiện như vàng da, vàng mắt, mệt mỏi, tiêu phân mỡ,… Hoặc nghiêm trọng hơn là nôn ra máu, lơ mơ, chân phù nề,…

Thăm khám và điều trị bệnh sỏi đường mật tại bệnh viện Vinmec (Nguồn: amazonaws.com)

6.2. Viêm tụy mãn

Người bị viêm tụy mãn, khi mổ nắn đầu tụy sẽ thấy có một nhân cứng (nhân viêm tụy) làm chít đ­ường mật. Đa số trường hợp bệnh nhân xuất hiện biến chứng viêm tụy mãn đó là bị đau vùng bụng và càng đau mạnh sau khi ăn uống.

Cơn đau có thể lan ra đau lưng và liên tục làm ảnh hưởng tới sinh hoạt, vận động hàng ngày của người bệnh. Một số triệu chứng đi kèm khác bao gồm buồn nôn, kém ăn, sụt cân và tiêu phân mỡ. Những triệu chứng này xuất hiện do người bệnh bị rối loạn tiêu hóa do thiếu năng tụy.

Đối với bệnh sỏi đường mật trong gan, phát hiện và điều trị sớm nhất là phương pháp điều trị hiệu quả nhất và có thể hạn chế được những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Vì lẽ đó, mỗi người cần quan tâm sức khỏe bản thân, chủ động kiểm tra, khám tổng quát theo quy trình khoa học định kỳ.

Đặc biệt, trang bị cho bản thân những kiến thức sức khỏe cần thiết để ngay khi có dấu hiệu bệnh nhanh chóng đi khám chuyên sâu mật phát hiện bệnh sớm tăng khả năng điều trị dứt điểm.

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :Bệnh sỏi đường mật là gì, có nguy hiểm không, nguyên nhân, cách chữa