Thoái hóa điểm vàng là gì, nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị, phòng ngừa

30/11/2023

Mặc dù đã từng nghe đến nhiều lần nhưng không phải ai cũng biết rõ khái niệm về căn bệnh thoái hóa điểm vàng, nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị hay phòng ngừa ra sao… Do đó, hãy để bài viết dưới đây của Blog Adayroi giúp mọi người giải đáp vấn đề trên nhé!

1. Thoái hóa điểm vàng là gì

Thực ra, thoái hóa điểm vàng là tên gọi chung, cụm từ chuyên ngành được đặt cho nhóm bệnh liên quan về mắt, gây ảnh hưởng đến võng mạc và dẫn đến mất thị lực trung tâm. Có thể nói, căn bệnh này không bao giờ khiến con người bị mù hoàn toàn bởi tầm nhìn xung quanh vẫn bình thường nhưng lại làm suy yếu khả năng nhận dạng, khó nhận ra màu sắc, sự tương phản… Do đó, lời khuyên tốt nhất vẫn là nên chú ý để phát hiện, chẩn đoán và chữa trị bệnh kịp thời, tránh những biến chứng khôn lường và hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Đồng thời, cũng đừng quên nên bổ sung 30 thực phẩm tốt cho mắt, giàu dinh dưỡng tăng cường thị lực vào trong thực đơn hàng ngày của mình.

Thoái hóa điểm vàng là gì, nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị, phòng ngừa

Thoái hóa điểm vàng là gì? (Nguồn: nhathuoc365.vn)

2. Các dạng thoái hóa điểm vàng

Thông thường, có hai dạng là thể khô và thể ướt. Điểm chung của 2 loại bệnh này là đều bắt đầu từ trong lớp tế bào nuôi dưỡng võng mạc.

2.1. Thoái hóa điểm vàng thể khô

Đây được cho là dạng bệnh phổ biến và hay gặp nhất, chiếm đến 85-90% trong tất cả các trường hợp còn lại của bệnh thoái hóa. Nguyên nhân gây ra bệnh là do những tế bào hoàng điểm bị tổn thương rồi dần dần phá vỡ, gây mất thị lực trung tâm. Dạng này thường ảnh hưởng đến cả hai mắt nhưng chỉ làm một mắt mất thị lực mà thôi.

Thoái hóa điểm vàng là gì, nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị, phòng ngừa

Căn bệnh thoái hóa ở điểm vàng (Nguồn: khoedepplus.com)

2.2. Thoái hóa điểm vàng thể ướt

Khác với thể khô, dạng thể ướt lại là chứng bệnh nặng và nguy hiểm hơn. Lý do gây bệnh là bởi các mạch máu mong manh, bất thường nằm sau võng mạc bắt đầu phát triển mạnh mẽ dưới hoàng điểm. Từ đó, dẫn đến các hiện tượng chảy ra chất dịch lỏng hoặc rò rỉ máu kèm theo hình thành sẹo của võng mạc và làm suy giảm rồi mất thị lực trung tâm rất nhanh.

3. Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa điểm vàng

Mặc dù, hiện nay vẫn chưa điều tra được chính xác và rõ ràng nhưng có một số nhân tố dưới đây được cho là nguyên nhân gây ra căn bệnh này:

3.1. Do lối sống

Một trong những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến căn bệnh thoái hóa ở điểm vàng mà không phải ai cũng biết đó chính là do bạn có lối sống không lành mạnh, khoa học, thường xuyên hút thuốc lá đồng thời lại ăn uống thiếu những dinh dưỡng cần thiết, không chịu tập thể dục thể thao hàng ngày hoặc hay làm việc với máy tính quá nhiều, thức khuya…

3.2. Lão hóa điểm vàng do tuổi tác

Tiếp theo, tuổi tác chính là lý do điển hình, nguyên nhân phổ biến hình thành nên căn bệnh này. Một số nghiên cứu cho rằng thoái hóa điểm vàng ở người già đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa, có thể ảnh hưởng đến người trung niên nhưng nhìn chung nhóm người trên 60 tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

Thoái hóa điểm vàng là gì, nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị, phòng ngừa

Lão hóa điểm vàng do tuổi tác (Nguồn: hellobacsi.com)

3.3. Thoái hóa điểm vàng do bẩm sinh

Không chỉ do tuổi tác, lối sống mà bệnh thoái hóa điểm vàng bẩm sinh cũng rất hay gặp trong cuộc sống hiện nay. Tức là, nếu tiền sử trong gia đình bạn đã có người thân mang trong mình căn bệnh này thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những đối tượng thông thường khác.

3.4. Đối tượng có nguy cơ cao bị thoái hóa điểm vàng

Bên cạnh những nguyên nhân đã nói ở trên, các đối tượng khác như những người hút thuốc lá thường xuyên hoặc giới tính là nữ, có màu da sáng hay bị béo phì… cũng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa ở điểm vàng.

4. Biểu hiện của thoái hóa điểm vàng

Tùy thuộc vào từng dạng bệnh của thoái hóa sẽ có những dấu hiệu, biểu hiện khác nhau. Vì thế, mọi người cần chú ý để phát hiện và chữa trị kịp thời. Cụ thể như sau:

4.1. Dấu hiệu của thoái hóa điểm vàng dạng khô

Khi bạn bị thoái hóa ở điểm vàng thể khô thì cũng giống như căn bệnh đau mắt đỏ phổ biến, bạn sẽ cảm thấy nhòe khi nhìn bất kỳ một vật gì đó, tức là thị lực suy giảm hẳn. Nặng và nghiêm trọng hơn là xuất hiện một điểm mờ càng ngày càng sẫm màu giữa tầm nhìn của bạn.

4.2. Triệu chứng của thoái hóa điểm vàng dạng ướt

Không giống như dạng khô, dấu hiệu của bệnh thoái hóa ở điểm vàng thể ướt phổ biến nhất chính là tầm nhìn bị bóp méo, ví dụ như các đường thẳng lại trở nên lượn sóng hoặc trong tầm nhìn trung tâm của bạn sẽ xuất hiện một điểm mờ ngày càng có xu hướng lớn dần, làm giảm khả năng nhìn.

5. Các phương pháp chẩn đoán thoái hóa điểm vàng

Hiện nay, để có thể chẩn đoán chính xác được căn bệnh thoái hóa ở điểm vàng thì nhiều cơ sở y tế cũng như các bệnh viện thường áp dụng các phương pháp như:

Kiểm tra thị lực: tức là sử dụng bảng đo thị lực để kiểm tra xem khả năng nhìn của mắt ở các khoảng cách khác nhau có tốt không…

Kiểm tra co giãn đồng tử (đáy mắt): bác sĩ nhãn khoa sẽ nhỏ một loại thuốc vào mắt của người bệnh để giúp mở rộng hoặc làm giãn đồng tử. Sau đó, dùng đồ nghề là một chiếc kính lúp đặc biệt để kiểm tra võng mạc cũng như dây thần kinh thị giác xem có dấu hiệu hay vấn đề về mắt, điểm vàng hay không?

Đo nhãn áp: bệnh nhân sẽ được bác sĩ tra thuốc nhỏ mắt rồi sử dụng một dụng cụ để đo nhãn áp hay còn gọi là áp suất bên trong mắt.

Dùng lưới Amsler: trong bài kiểm tra này, bác sĩ nhãn khoa sẽ che một mắt của bệnh nhân lại rồi yêu cầu nhìn chằm chằm vào một chấm đen trên tờ giấy vẽ ô caro. Nếu nhìn thấy các đường thẳng trong lưới Amsler bị lượn sóng hay thiếu sót thì có khả năng đã mắc bệnh thoái hóa ở điểm vàng.

Thoái hóa điểm vàng là gì, nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị, phòng ngừa

Chẩn đoán bệnh (Nguồn: nhathuoclongchau.com)

6. Có thể điều trị thoái hóa điểm vàng không

Với những biến chứng và hậu quả khôn lường thì nhiều người cứ lo lắng không biết bệnh thoái hóa điểm vàng có chữa được không? Câu trả lời là có, nhưng bệnh nhân phải được phát hiện, chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Đồng thời, trong quá trình điều trị phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn, chỉ định của chuyên gia y tế, bác sĩ chuyên môn thì mới đem lại hiệu quả cao.

7. Cách điều trị thoái hóa điểm vàng

Dưới đây là một số cách điều trị căn bệnh thoái hóa ở mắt này mà mọi người có thể tham khảo để áp dụng.

7.1. Ở giai đoạn sớm

Ở giai đoạn sớm, tức là khi bệnh nhẹ thì phương pháp được các nhà khoa học ở Hoa Kỳ khuyến cáo nên áp dụng chính là xây dựng một thực đơn ăn uống, từ nguồn thực phẩm xanh, sạch, an toàn, chất lượng giàu vitamin A, E cũng như các dưỡng chất oxy hóa Lutein, Zeaxanthin, kẽm mỗi ngày. Như vậy, bạn sẽ có khả năng giảm bớt 25% nguy cơ mất thị lực do bệnh thoái hóa ở điểm vàng đồng thời cũng ngăn ngừa, phòng chống được nhiều bệnh lý khác về mắt như hiện tượng khô mắt, đục thủy tinh thể…

Ngoài ra, mọi người còn có thể sử dụng những sản phẩm, viên uống thực phẩm chức năng bổ mắt mà có chứa các hoạt chất như trên để đề phòng bệnh phát triển theo chiều hướng nặng hơn.

Thoái hóa điểm vàng là gì, nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị, phòng ngừa

Chữa trị bệnh ở giai đoạn sớm (Nguồn: healthplus.vn)

7.2. Ở giai đoạn nặng

Trong giai đoạn bệnh thoái hóa điểm vàng nặng thì bắt buộc người bệnh sẽ phải áp dụng một số phương pháp như sau:

Tiêm thuốc: tức là tiêm thuốc thẳng vào trong mắt để ức chế sự tăng trưởng của các tân mạch bất thường, từ đó cải thiện thị lực tốt hơn. Người bệnh sẽ được tiêm nhiều mũi, thông thường mỗi tháng phải tiêm một lần và trước khi tiêm, đôi mắt sẽ được gây tê để không gây ra cảm giác đau đớn. Do đó, sau khi tiêm xong bệnh nhân sẽ phải ở lại trong bệnh viện một thời gian để theo dõi và dưỡng sức.

Dược phẩm: thường sẽ sử dụng 3 loại dược phẩm có tên là pegaptanib, aflibercept và ranibizumab để ngăn chặn đồng thời ức chế sự tiến triển của các tân mạch. Tương tự như phương pháp tiêm thuốc thì khi bệnh nhân dùng một trong những loại thuốc trên sẽ được vệ sinh rồi gây tê mắt trước khi tiêm. Tùy theo chỉ định của bác sĩ, nếu là aflibercept hay pegaptanib thì sẽ phải tiêm ít hơn còn sử dụng ranibizumab thì phải tiêm mỗi tháng 1 lần.

Ngoài ra, còn có loại thuốc khác cũng giúp ức chế sự rò rỉ từ các tân mạch bất thường trên võng mạc đang được áp dụng hiện nay, chính là bevacizumab cùng nhiều loại thuốc khác đợi nghiên cứu, khám phá.

Liệu pháp quang động học: được cho là cực kỳ hữu hiệu với thoái hóa ở điểm vàng thể ướt. Phương pháp này sử dụng thuốc cản quang nhẹ có tên là verteporfin kết hợp với laser lạnh để giúp khép các tân mạch bất thường lại mà không để lại sẹo.

Quang đông: sử dụng chùm laser có năng lượng cao hơn để phá hủy các tân mạch bất thường ở điểm vàng. Tương tự quang động học thì cách này rất hữu hiệu với thể ướt.

Phẫu thuật: chỉ được áp dụng cho bệnh thoái hóa ở điểm vàng thể ướt.

Laser Photocoagulation: bằng cách sử dụng chùm tia sáng nhỏ, phá hủy các tân mạch bất thường đang rò rỉ trong mắt.

Thoái hóa điểm vàng là gì, nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị, phòng ngừa

Phẫu thuật mắt (Nguồn: matsaigon.com)

7.3. Người bệnh thay đổi lối sống

Ít ai biết rằng, hiện nay vẫn chưa hề có thuốc để điều trị khỏi hẳn hoàn toàn căn bệnh thoái hóa ở điểm vàng nhưng nếu người bệnh biết thay đổi lối sống, xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập thể dục thể thao khoa học thì hoàn toàn có thể ngăn cản được sự phát triển của các bệnh lý liên quan về mắt nói chung hay thoái hóa ở điểm vàng nói riêng:

– Nên ăn nhiều trái cây, rau-củ-quả có màu xanh đậm.

– Tuyệt đối tránh xa thuốc lá, rượu, bia, đồ uống có cồn, ga, các chất kích thích…

– Hạn chế bổ sung chất protein từ dầu mỡ động vật hay các loại thịt đỏ…

– Siêng năng tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày.

– Thường xuyên tái khám hoặc khám sức khỏe tổng quát mắt định kỳ mỗi năm ở các trung tâm cơ sở y tế uy tín hay bệnh viện chất lượng để phát hiện bệnh kịp thời.

Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích nhất về căn bệnh thoái hóa điểm vàng mà Blog Adayroi đã cố gắng tổng hợp và chia sẻ. Hy vọng từ đó, mọi người sẽ có thêm nhiều kiến thức mới mẻ để biết cách bảo vệ đôi mắt của mình cũng như chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện nhất.

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :Thoái hóa điểm vàng là gì, nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị, phòng ngừa