Thai nhi 24 tuần tuổi phát triển ra sao, biết làm gì, mẹ nên ăn gì bổ

30/11/2023

Khi thai nhi 24 tuần tuổi, bé đã dần phát triển hoàn thiện và ngày càng giống với trẻ sơ sinh hơn. Dưới đây là một số vấn đề mà bố mẹ cần quan tâm để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh và giúp bé phát triển tốt hơn.

1. Thai 24 tuần phát triển như thế nào

1.1. Sự phát triển của thai nhi 24 tuần tuổi

Khi siêu âm trong giai đoạn thai nhi được 24 tuần tuổi, bé sẽ có kích thước gần 30cm và khối lượng tầm 600gram, tăng khoảng 100 gram so với tuần trước đó. Lúc này bé sẽ có kích cỡ tương đương với một trái bắp.

Giai đoạn 24 tuần tuổi, bé vẫn nhận oxy qua nhau thai. Tuy nhiên khi được sinh ra, phổi bé có có thể bắt đầu hoạt động và tự nạp oxy. Khi còn trong bụng mẹ, phổi bé sẽ phát triển khả năng sản xuất các chất hoạt động bề mặt giúp giữ cho túi khí không bị xì. Chất này cũng sẽ gắn kết các túi khí lại với nhau khi bé thở ra và giúp bé hít thở đúng cách.

Bộ phận tai trong phát triển giúp bé có thể biết mình đang trồi lên hay lộn ngược xuống khi “bơi” trong nước ối.

Hình ảnh thai nhi 24 tuần trong bụng mẹ

Hình ảnh thai nhi 24 tuần trong bụng mẹ (Nguồn: assets.babycenter.com)

1.2. Thai 24 tuần máy như thế nào

Lúc thai nhi 24 tuần tuổi, mẹ có thể cảm nhận được các cử động của bé rõ ràng hơn. Thai máy cũng thường xuyên hơn. Thông thường nếu bé cử động hơn 5 lần trong 1 giờ đồng hồ chứng tỏ thai nhi đang phát triển khỏe mạnh, bình thường.

Mỗi người sẽ có các cảm nhận khác nhau khi thai máy, có mẹ bầu cảm giác như sôi bụng khi đang đói, có người cảm thấy giống con tôm búng càng, có người cảm thấy vỗ nhẹ như cánh bướm…

Thai nhi 24 tuần tuổi biết làm gì? Khi thai lớn hơn một chút, mẹ có thể cảm nhận được các hành động của con như lắc lư, đá chân, đặc biệt là khi có tiếng nhạc hoặc tiếng ồn quá lớn. Em bé của bạn dành đến 90% thời gian để ngủ, lúc thức bé hầu như hoạt động không ngừng.

Một số lưu ý khi theo dõi thai máy:

  • Thai máy giúp báo hiệu tình trạng sức khỏe của thai nhi, nếu bé cử động quá ít hoặc không cử động có thể là dấu hiệu xấu, bạn nên đi khám kịp thời.
  • Thai máy không những là các hoạt động bình thường của bé, mà đôi khi đây là cách bé phản ứng lại với các tác nhân bên ngoài như tiếng ồn lớn, chạm tay, xoa bụng… Điều này thể hiện sức khỏe thai nhi khá tốt và bé có khả năng phản ứng nhanh nhạy.
  • Một số trường hợp, sau bữa ăn em bé sẽ đạp nhiều hơn. Đặc biệt là khi mẹ ăn các món lạ hoặc mùi nồng. Đây là cách bé thể hiện sự yêu ghét với các mùi vị mà mẹ nạp vào cơ thể.
  • Nếu để ý, bạn sẽ thấy hoạt động thai máy của bé thường tuân theo lịch vào một vài thời điểm nhất định trong ngày.

2. Bà bầu thai 24 tuần nên ăn gì

2.1. Rau xanh và trái cây tươi

Thai 24 tuần nên ăn gì? Rau xanh là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của các mẹ bầu. Trong rau xanh chứa nhiều vitamin, axit folic, chất xơ… tốt cho sự phát triển của mẹ và bé. Những loại rau được khuyên dùng bao gồm măng tây, cà rốt, rau bina, bắp cải, bí đỏ, cà chua… Không chỉ rau xanh, trái cây cũng là nguồn cung cấp khoáng chất và các loại vitamin, chất xơ cho thai kỳ khỏe mạnh. Trong bữa ăn của bạn nên có thêm các món trái cây tươi ngon tráng miệng như táo, lê, bưởi, nho, việt quất…

Rau xanh và trái cây tươi tốt cho sức khỏe bà bầu

Rau xanh và trái cây tươi tốt cho sức khỏe bà bầu (Nguồn: rausachcasach.vn)

2.2. Sữa và các chế phẩm từ sữa

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, mẹ thang thai 24 tuần tuổi phải uống thêm sữa để cung cấp đầy đủ canxi cho sự phát triển của xương và răng bé. Bạn có thể tham khảo chọn các loại sữa bầu bổ dưỡng, tốt cho thai nhi và dùng thêm một số chế phẩm khác như váng sữa, sữa chua…

2.3. Protein

Protein chính là dưỡng chất quan trọng không thể thiếu trong chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai. Bạn nên bổ sung protein từ các loại thịt nạc, cá trắng, đậu, trứng và hạn chế sử dụng thịt mỡ để tránh bị tăng cân nhanh.

2.4. Uống các loại nước ép trái cây tự nhiên

2.4.1. Nước cam ép

Trong nước cam ép chứa rất nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng. Uống một ly nước cam mỗi ngày giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, làm đẹp da, giảm nguy cơ mắc các bệnh cảm mạo thông thường.

2.4.2. Nước ép bắp cải

Nước ép bắp cải không chỉ giàu vitamin C mà còn chứa Vitamin K và chất Xơ. Vitamin K sẽ giúp chống đông máu còn chất xơ là thành phần giúp các mẹ giảm táo bón hiệu quả.

2.4.3. Nước ép cà rốt

Nước ép cà rốt chính là một trong những thức uống tuyệt hảo giúp cung cấp lượng vitamin A cần thiết cho cơ thể. Vitamin A tham gia vào quá trình phát triển tim, gan, mắt, và hệ thần kinh trung ương của bé, giúp thai nhi khỏe mạnh, thông minh hơn.

3. Mẹ bầu mang thai tuần 24 nên làm gì

3.1. Tìm hiểu về vấn đề sinh non

Hiện nay ở nước ta có khoảng hơn 12% sản phụ gặp phải vấn đề sinh non. Chỉ có ¼ trong số này có chỉ định y khoa, còn lại là do sinh non tự phát. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh non như: hở eo tử cung, nhiễm trùng đường sinh dục, các vấn đề về nhau thai… ngoài ra có một số trường hợp không tìm ra được nguyên nhân. Do đó bà bầu nên tìm hiểu trước về vấn đề này để có thể ứng phó tốt khi chẳng may gặp phải.

Bạn nên đọc sách và tìm hiểu về vấn đề sinh non

Bạn nên đọc sách và tìm hiểu về vấn đề sinh non (Nguồn: baomoi.com)

Một số dấu hiệu của việc sinh non bao gồm: ra nước hoặc ra máu ở vùng âm đạo, đau bụng từng cơn, bụng cứng lên từng cơn khoảng 4 lần 1 giờ, cảm thấy phần xương chậu bị gia tăng áp lực, đau thắt lưng từng cơn…

Khi gặp phải các dấu hiệu này, bạn nên lập tức đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám.

Trẻ sinh đủ tháng thường khỏe mạnh và ít gặp các vấn đề về sức khỏe hơn so với sinh non. Ngày nay, những em bé dù được sinh sớm vào tuần thứ 28 hoặc thậm chí sớm hơn vẫn có thể sống sót nhờ sự phát triển của y học hiện đại.

Để giảm nguy cơ sinh non bạn nên hạn chế sử dụng các loại chất kích thích, rượu bia, chất gây nghiện. Tránh 21 điều kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

Mẹ cũng cần tham gia đầy đủ các buổi khám thai, hoặc chương trình thai sản trọn gói để được làm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết và theo dõi sát sao các dấu hiệu từ đó theo dõi tình trạng sức khỏe của bé thường xuyên để có biện pháp kịp thời và được giải đáp những thắc mắc thường gặp của mẹ bầu về việc khám thai định kỳ.

Xét nghiệm dung nạp đường huyết để phát hiện nguy cơ tiểu đường

Xét nghiệm dung nạp đường huyết để phát hiện nguy cơ tiểu đường (Nguồn: phunuvietnam)

3.2. Xét nghiệm dung nạp đường huyết

Xét nghiệm dung nạp đường huyết giúp mẹ bầu phát hiện sớm các nguy cơ về tiểu đường và xử lý kịp thời. Theo thống kê, có đến 5% phụ nữ mang thai mắc bệnh này do chế độ dinh dưỡng không phù hợp. Đầu tiên, bạn cần xét nghiệm thử glucose để kiểm tra xem mình có nằm trong nhóm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hay không. Nếu kết quả là bình thường, bạn vẫn sẽ được chỉ định tầm soát một lần nữa vào giai đoạn tuần thai thứ 24 – 28.

Những thai phụ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao bao gồm:

Thai phụ có chỉ số cân nặng trên 30 tính theo chỉ số cơ thể BMI. Những người mẹ đã từng sinh con với cân nặng từ 4,5kg trở lên. Những mẹ bầu đã từng bị tiểu đường trong kỳ mang thai trước đó. Thai phụ có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường loại 2. Những phụ nữ béo phì khi đang mang thai

Dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ bị tiểu đường:

Bạn luôn trong tình trạng khát nước, khô miệng và muốn uống nhiều nước hơn bình thường. Thường xuyên có cảm giác mệt mỏi đến kiệt sức. Nếu tình trạng mệt mỏi ngày càng gia tăng, thậm chí bạn luôn thở dốc sau mỗi bữa ăn, rất có thể bạn đã bị tiểu đường.Tưa lưỡi xuất hiện nhiều, đây là biểu hiện của việc thừa đường. Lúc này, bạn cần kiêng tuyệt đối những loại thực phẩm làm tăng chỉ số GI để ổn định lại lượng đường trong cơ thể.

Trong các gói dịch vụ thai sản chất lượng tại các cơ sở uy tín, các sản phụ luôn được theo dõi và xét nghiệm tiểu đường thai kỳ sát sao, hạn chế các tình huống xấu xảy ra khi lượng đường huyết không ổn định.

Mẹ bầu nên vận động thường xuyên khi mang thai

Mẹ bầu nên vận động thường xuyên khi mang thai (Nguồn: dantri.com.vn)

3.3. Luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, cơ thể thư giãn

Việc giữ tinh thần vui vẻ thoải mái khi mang thai là điều vô cùng quan trọng. Những mẹ bầu thường phải chịu nhiều sự thay đổi như tăng cân, vóc dáng không còn thon thả, da nổi mụn, nám. Bà bầu trong giai đoạn này luôn gặp nhiều căng thẳng lo âu. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể tham khảo 10 cách giúp mẹ bầu giảm stress khi mang thai hiệu quả.

Bạn có thể đi du lịch nghỉ dưỡng ngắn ngày để thư giãn, những resort sang trọng, tiện nghi của Vinpearl chính là gợi ý tuyệt vời dành cho mẹ bầu. Nếu không có điều kiện để đi du lịch, bạn vẫn có thể tìm đến các spa chuyên nghiệp, tận hưởng dịch vụ massage chăm sóc bà bầu giúp xua tan mệt mỏi, làm đẹp da và lưu thông khí huyết.

Một số phương pháp giúp mẹ bầu giữ tâm lý thoải mái khi mang thai:

  • Nhận được sự quan tâm chu đáo từ gia đình, người thân, đặc biệt là người chồng.
  • Chủ động tâm sự những lo lắng và các vấn đề gặp phải cho người thân, bạn bè để giải tỏa căng thẳng.
  • Chăm sóc bản thân nhiều hơn, mua những bộ quần áo bầu mà bạn thích, đầu tư cho làm đẹp, chăm sóc da, đọc sách báo, nghe nhạc thư giãn…
  • Đừng quên vận động nhẹ và luyện tập thể dục thường xuyên để rèn luyện sức khỏe và hỗ trợ tốt hơn cho việc sinh nở sau này. Bạn có thể tìm đến các khóa học yoga để cải thiện tinh thần và thể chất.

Trên đây là những thông tin chi tiết về sự phát triển của thai nhi 24 tuần tuổi. Đây là giai đoạn thai kỳ vẫn còn khá ổn định, bạn nên tranh thủ tận hưởng những cảm xúc tuyệt vời khi được làm mẹ. Và đừng quên đi khám định kỳ, thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và bé.

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :Thai nhi 24 tuần tuổi phát triển ra sao, biết làm gì, mẹ nên ăn gì bổ