10 Trò chơi dân gian ngày Tết cho trẻ em vừa vui vẻ lại bổ ích

30/11/2023

Những trò chơi dân gian ngày Tết cho trẻ em dưới đây mang những giá trị nhân văn cùng giá trị truyền thống tốt đẹp được gìn giữ bao đời.

Ngày Tết, bên cạnh các tour đi chùa hành hương cầu may mắn bình an tài lộc các trò chơi dân gian được tổ chức giúp gắn kết mọi người.

1. Ô ăn quan trò chơi dân gian ngày Tết cho trẻ em nhiều trí tuệ

Ô ăn quan là một trong nhiều trò chơi dân gian được đánh giá là trò nhiều trí tuệ nhất. Những năm 1970-1980, ô ăn quan là trò phổ biến và hầu như đứa trẻ nào cũng một lần từng chơi qua trò này.

Chẳng cần cầu kỳ chuẩn bị đồ nọ, thứ kia, một viên phấn hay viên gạch cùng những viên sỏi be bé là quá đủ để những bạn nhỏ thỏa sức đấu trí cân não. Bàn chơi ô ăn quan chính là hình chữ nhật được chia đều 2 bên, mỗi bên sẽ chia nhỏ thành 5 ô. Hai phần đầu hình chữ nhật là 2 ô quan được người chơi vẽ thành hình bán nguyệt.

Khi chơi ô ăn quan, muốn dành được chiến thắng thì người chơi phải tính toán, nghĩ cách sao cho có thể ăn được càng nhiều quân hơn đối phương càng tốt. Cách thức chơi ô ăn quan rất đơn giản nên trò chơi này vẫn luôn là trò chơi dân gian được yêu thích đặc biệt, gắn liền với tuổi thơ của trẻ em thôn quê.

Trò chơi trí tuệ ô ăn quan ngày tết

Trò chơi trí tuệ ô ăn quan ngày tết (Nguồn: baomoi.com)

2. Rồng rắn lên mây, trò chơi dân gian của sự đoàn kết

Nếu ô ăn quan là trò chơi mang tính cá nhân đòi hỏi sự tính toán, thông minh thì rồng rắn lên mây lại là trò chơi dân gian ngày Tết cho trẻ em tập thể cần sự khéo léo.

Luật chơi rồng rắn lên mây vô cùng đơn giản. Trong trò chơi này có một người đứng đầu gọi là thầy thuốc (một số nơi khác thì lại gọi là chủ nhà), còn lại những người sau bám lấy người đứng trước xếp thành một hàng dài.

Khi trò chơi bắt đầu, những người xếp hàng sẽ cùng nhau hát bài hát của trò chơi: Rồng rắn lên mây. Có cây lúc lắc. Hỏi thăm thầy thuốc. Có nhà hay không. Vừa hát đoàn người sẽ đi vòng vòng rồi dừng lại phía trước nhà thầy thuốc trao đổi xin thuốc đồng thời hỏi xem thầy muốn chọn khúc nào. Kết thúc hỏi thầy thuốc lựa chọn khúc đuôi và sẽ tìm cách để bắt người cuối cùng của hàng. Người đứng đầu hàng có nhiệm vụ ngăn không để cho thầy thuốc có thể bắt được đuôi bằng cách dang hai tay ra bảo vệ. Những người phía sau sẽ uốn lượn để đánh lạc hướng thầy. Trò chơi kết thúc khi người cuối cùng hàng bị bắt và người này sẽ lên thay làm thầy thuốc.

Rồng rắn lên mây, trò chơi cần sự đoàn kết

Rồng rắn lên mây, trò chơi cần sự đoàn kết (Nguồn: asianschool.edu.vn)

3. Bịt mắt bắt dê

Bịt mắt bắt dê là trò chơi dân gian phổ biến cả ở thành thị và nông thôn trên khắp mọi miền tổ quốc. Để chơi trò bịt mắt bắt dê, người chơi sẽ oẳn tù tì, người thua sẽ phải bịt mắt và đi tìm những người còn lại đang nắm tay nhau xếp thành vòng tròn. Người bịt mắt đứng giữa vòng và đi xung quanh tìm. Khi bắt được một người, người bịt mắt phải đoán xem người mình bắt được là ai. Nếu người bịt mắt đoán đúng thì người bị bắt sẽ phải thay thế đóng vai đi tìm những người còn lại. Trường hợp đoán sai thì người bị bịt mắt sẽ tiếp tục đi tìm cho đến khi tìm đúng thì kết thúc một lượt chơi.

Bịt mắt bắt dê, trò chơi dân gian phổ biến cả ở thành thị và nông thôn

Bịt mắt bắt dê, trò chơi dân gian phổ biến cả ở thành thị và nông thôn (Nguồn: vietnamnetjsc)

4. Nhảy lò cò, trò chơi dân gian thuở học sinh

Nhảy lò cò là trò chơi dân gian dành cho trẻ em được chơi rất nhiều ở sân trường những năm 2000 trở về trước. Nhảy lò cò sẽ được chơi theo nhóm. Mỗi nhóm học sinh sẽ kẻ một hình chữ nhật trên một khoảng sân rộng. Hình chữ nhật này sẽ được chia thành 7-10 ô tùy theo sở thích của người chơi. Các ô này đều được đánh theo số thứ tự từ 1 đến hết.

Bắt đầu chơi, mỗi người sẽ chọn cho mình một viên gạch hoặc là một chiếc dép vừa phải với tay rồi tiến hành oẳn tù tì xem ai ném trước. Mỗi người chơi sẽ lần lượt ném vào từng ô số 1 và nhảy lò cò vào ô khách. Người nào đi hết được các ô và xây thành công nhà đầu tiên sẽ là người dành chiến thắng.

Nhảy lò cò, trò chơi phổ biến của học sinh vùng quê

Nhảy lò cò, trò chơi phổ biến của học sinh vùng quê (Nguồn: lamchame.vn)

5. Chơi đáo, trò chơi phổ biến ở vùng quê

Trong các trò chơi dân gian thì đánh đáo được xem là trò chơi phổ biến nhất. Trò chơi này không chỉ hấp dẫn trẻ nhỏ mà đánh đáo còn có sức hút với những người lớn vùng nông thôn.Đánh đáo vừa đòi hỏi sự khéo léo của người chơi, vừa có tính kích thích ăn thua. Trong ngày đầu năm mới, trò chơi đánh đáo này luôn thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Ở chỗ nào có trò chơi này thì số lượng người xem và chơi đều vô cùng đông, náo nhiệt một vùng.

Để chơi trò này, tất cả những vật dụng cần để chơi chỉ là đồng xu. Trước khi chơi, người chơi sẽ khoét lỗ trên một bãi đất bằng phẳng. Kích thước của lỗ to hay nhỏ là tùy theo quy định của người chơi. Nếu muốn chơi dễ thì khoét lỗ to. Ngược lại nếu muốn độ khó cao thì khoét lỗ nhỏ lại. Khi khoét lỗ xong, người chơi sẽ kẻ vạch để đứng ném tiền xu vào lỗ đáo. Vạch xa hay gần cũng là tùy theo người chơi quy định. Ai ném tiền vào lỗ thì sẽ được ăn đồng xu đó. Trò chơi sẽ kết thúc khi không còn xu nào nữa.

Chơi đánh đáo

Chơi đánh đáo (Nguồn: trochitapthe365.blogspot.com)

6. Súc sắc súc sẻ, trò chơi dân gian đêm 30 Tết

Súc sắc súc sẻ là một trò chơi dân gian ngày Tết cho trẻ em nhà nghèo ở vùng nông thôn Việt Nam. Đêm 30 Tết, các em sẽ đi với nhau thành đoàn đi quanh làng đến những nhà giàu có, khá giả xin tiền. Em đi đầu đoàn sẽ cầm trên tay một cái lon hoặc là một ống tre. Vừa đi, em đó sẽ gõ còn các em khác thì nối đuôi nhau hát bài đồng dao với những câu hát mang câu chúc tốt lành đầu năm như:

Ông sống một trăm,

Thêm năm tuổi lẻ.

Vợ ông sinh đẻ

Những con tốt lành

Bài đồng dao dễ thương cùng ý nghĩa may mắn tốt lành ngày đầu năm như vậy thì làm sao có thể từ chối được những em bé này đúng không?

7. Thả đỉa ba ba

Thả đỉa ba ba

Chớ bắt đàn bà

Tha tội đàn ông

Những câu ca trong bài đồng dao quen thuộc của trò chơi thả đỉa ba ba đã gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ. Thả đỉa ba ba tái hiện lại việc các sông, nước, đồng ruộng ở quê thường có rất nhiều đỉa. Khi đi làm đồng, nếu không may bị đỉa bám dính thì người bị đỉa bám sẽ khá khó chịu.

Thả đỉa ba ba có cách chơi rất đơn giản. Trò chơi này được chơi trên một khoảng đất trống. Các em sẽ vẽ lấy 2 đường thẳng song song cách xa nhau hoặc tự quy định một khoảng trống nào đó làm sông nước. Bắt đầu trò chơi, một em sẽ ra giữa vòng và lấy tay đập nhịp vào tay hoặc vai các bạn. Vừa đập em đó sẽ hát bài đồng dao Thả đỉa ba ba như trên. Đến khi hát hết câu cuối “Đổ phải nhà nào. Nhà ấy chịu” từ chịu rơi vào bạn nào thì bạn đó sẽ phải thành xuống sông làm đỉa. Những em còn lại sẽ chạy băng qua sông để đỉa rượt bắt. Khi chơi, nếu em nào không may bị tóm thì sẽ phải đổi vị trí xuống sống làm đỉa.

Thả đỉa ba ba, trò chơi dân gian được trẻ em yêu thích

Thả đĩa ba ba, trò chơi dân gian được trẻ em yêu thích (Nguồn:baomoi.com)

8. Chi chi chành chành

Chi chi chành chành là trò chơi dân gian ngày Tết cho bé đơn giản mà bố mẹ có thể chơi cùng con. Khác với những trò chơi trên, chi chi chành chành không cần phải chuẩn bị bất cứ một dụng cụ gì để chơi cả. Trò chơi này chỉ cần có 2 người là chơi được. Khi chơi, một người xòe bàn tay ra còn người kia sẽ đặt một ngón tay trên lòng bàn tay của người đó. Tiếp theo, người xòe bàn tay sẽ đọc bài đồng dao của trò chơi:

Chi chi chành chành

Cái đanh thổi lửa

Con ngựa chết trương

Ba vương ngũ đế

Bắt dế đi tìm

Ù à ù ập

Đóng sập cửa vào

Đọc đến chữ vào, người xòe sẽ nhanh chóng nắm chặt tay lại để người kia không kịp rút ngón tay ra khỏi lòng bàn tay và giành phần thắng. Trò chơi này sẽ vô cùng thích hợp để chơi với những bé trên 1 tuổi giúp bé rèn luyện được khả năng phản xạ của bản thân trở nên nhanh nhẹn hơn. Tết đến, ngoài việc trải nghiệm những chuyến du lịch 3 miền đầu năm ý nghĩa thì cha mẹ hoàn toàn có thể dành thời gian để chơi cùng con nhiều hơn qua trò chơi dân gian đơn giản này.

Trò chơi ù à ù ập

Trò chơi ù à ù ập (Nguồn: zoomhaha.com)

9. Kéo cưa lừa xẻ

Kéo cưa lừa xẻ là trò chơi dân gian được các bé vô cùng yêu thích. Với trò chơi này bé không chỉ chơi với bạn mà còn có thể chơi cùng với bố mẹ ngay ở nhà. Trò chơi này được chơi bởi 2 người. Bắt đầu trò chơi, 2 người ngồi đối diện với nhau, cầm chặt tay và hát bài đồng dao đồng thời đẩy qua đẩy lại giống như hai người thợ đang cùng nhau cưa một khúc gỗ. Bài đồng dao đó có những câu hát: “Kéo cưa lừa xẻ. Ông thợ nào khỏe. Về ăn cơm vua. Ông thợ nào thua. Về bú tí mẹ”.

Khi bài hát kết thúc, cưa kéo đẩy về bên nào thì bên đó thua cuộc. Kéo cưa lừa xẻ là một trò chơi dân gian bổ ích giúp trẻ nhỏ có thể vận động nhẹ nhàng. Trò chơi này rất thích hợp để chơi cùng với bé trong độ tuổi từ 1-3.

Trò chơi kéo cưa lừa xẻ đơn giản giúp bé vận động nhẹ nhàng

Trò chơi kéo cưa lừa xẻ đơn giản giúp bé vận động nhẹ nhàng (Nguồn: youtube.com)

10. Oẳn tù tì

Không chỉ quen thuộc ở Việt Nam, oẳn tù tì còn là trò chơi phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới với những tên gọi và câu hát khác nhau.

Khi chơi oẳn tù tì, người chơi sẽ đưa tay ra đung đưa theo nhịp của câu hát rồi quyết định ra búa (nắm đấm), kéo (2 ngón tay) hay lá (5 ngón tay). Nguyên tắc của trò chơi này đó là búa sẽ thắng kéo, kéo sẽ cắt được là và lá thì sẽ bọc được búa.

Oẳn tù tì có thể chơi cùng lúc được với nhiều người. Cũng giống 2 trò chi chi chành chành và kéo cưa lừa xẻ, trò oẳn tù tì cũng là một trò mà bố mẹ có thể chơi cùng với bé. Trò chơi sẽ giúp con yêu học được cách phân biệt, nhận biết được sự vật.

Chơi oẳn tù tì nhọ mặt

Chơi oẳn tù tì nhọ mặt (Nguồn: youtube.com)

Trên đây là 10 trò chơi dân gian ngày Tết cho trẻ em phổ biến, thú vị. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể mua các loại trò chơi giải trí, trí tuệ thú vị khác để chơi cùng con.

Tết cổ truyền dân tộc còn được gọi là tết đoàn viên chính là dịp để mọi người gặp mặt cùng nhau đón một năm mới may mắn, an khang. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu hơn về không khí Tết cổ truyền xưa kia của dân tộc.

[wp-faq-schema accordion=1]

#Xem thêm một số bài viết về :10 Trò chơi dân gian ngày Tết cho trẻ em vừa vui vẻ lại bổ ích